Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Các nghiên cứu liên quan
1.5.3. Nghiên cứu ăn chay và insulin
Chien Jung Hung và cộng sự (2005) nghiên cứu tại Đài Loan ghi nhận người ăn chay có nồng độ glucose và insulin máu thấp hơn, đồng thời độ nhạy của insulin nhạy hơn so người ăn thông thường. Chế độ tiết thực và BMI thấp có liên quan một phần với tăng độ nhạy insulin ở người trẻ [46].
Goff LM và cộng sự. (2005) nghiên cứu giả thuyết cho rằng chế độ ăn thuần chay cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng lipid dự trử nội bào cơ (IMCL= intramyocellular lipid) qua nghiên cứu 24 người ăn chay và 25 người ăn bình thường.
Khảo sát nhân trắc học, đánh giá chế độ ăn trong 7 ngày và mức độ hoạt động thể lực đã ghi nhận khơng có sự khác biệt đáng kể về chỉ số HOMA% S nhưng có khác biệt đối với HOMA% B (32,1%, CI 10,3-53,9, P = 0,005), trong khi mức IMCL thấp hơn đáng kể ở cơ dép (-9,7, CI -16,2 đến -3,3, P = 0,01). Chế độ ăn chay có tác dụng bảo vệ tim mạch, với thành phần lipid dự trử nội bào cơ thấp hơn [40].
Shu-Yu Yang và cộng sự (2011) ghi nhận so với các nhóm khơng ăn kiêng (omnivore) và những người ăn chay khơng có sự khác biệt về nồng độ insulin máu đói, CRPhs và HOMA-IR giữa hai nhóm [113].
Jui Kun Chang và cộng sự (2013) nghiên cứu 391 phụ nữ ăn chay trong đó 80% ăn chay có kèm trứng - sữa ghi nhận có sự giảm về tỷ lệ HCCH, kháng insulin và tăng một số yếu tố bảo vệ tim mạch [28].
Mi-Hyun Kim, và cộng sự (2015). nghiên cứu ở Hàn Quốc trên một nhóm phụ nữ ăn chay sau mãn kinh (n = 54), đã duy trì chế độ ăn chay bán phần trong hơn 20 năm và một nhóm chứng khơng ăn chay ghi nhận so với những người khơng ăn chay, trên nhóm ăn chay có giảm về trọng lượng cơ thể (p <0,01), chỉ số mỡ cơ thể (p <0,001), tỷ lệ phần trăm (%) trong mỡ cơ thể (p <0,001), nồng độ insulin huyết thanh (p <0,01), chỉ số HOMA-IR (p <0,01) sau khi điều chỉnh % chất béo trong cơ thể. Một chế độ ăn chay lâu dài có thể liên quan đến kháng insulin thấp hơn độc lập với % chất béo cơ thể ở phụ nữ sau mãn kinh [54].