nghiệp ngoại thành
Tác giả Mark Redwood (2012) trong cuốn “Agriculture in urban planning: Generating livelihoods and food security” (Nông nghiệp trong quy hoạch đô thị: tạo sinh kế và an ninh lương thực) [79] đã làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp ở các thành phố trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển như Zimbabue, Ghana, Peru, Congo… Trong đó, làm rõ những đóng góp của nơng nghiệp vào vấn đề ANLT, sinh kế và sức khỏe người lao động. Tác phẩm nghiên cứu các chiến lược phát triển nông nghiệp đô thị nhằm gắn việc sản xuất với vai trò tạo cảnh quan đơ thị. Đồng thời nghiên cứu các loại hình sản xuất nơng nghiệp đô thị nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm an tồn; những ảnh hưởng của nơng nghiệp đô thị đến sức khoẻ cộng đồng do thuốc trừ sâu, ô nhiễm mơi trường nước và suy thối vi sinh vật. Cuốn sách thể hiện: sự liên kết giữa người nông dân, nhà quản lý, nhà môi trường… ở các thành phố để phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững nhằm bảo đảm ANLT và việc làm cho người dân đô thị.
Tác giả David Mason (2006) với cơng trình “Urban Agriculture” (Nơng nghiệp đô thị) [74] đã làm rõ, do đất hẹp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nên sản xuất nông nghiệp ở Singapore bị hạn chế ở nhiều mặt. Chính phủ
Singapore đã tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, tài trợ vốn, đầu tư KCHT nhằm phát triển những khu du lịch sinh thái, nhà vườn ở các khu đất vùng cận đơ thị. Ngồi nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cung cấp một phần cho nhu cầu của cư dân đô thị như: rau, cây kiểng, cá, trứng…, vùng sản xuất nông nghiệp ở Singapore được xây dựng trên cơ sở kết nối các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, hồ câu cá… tạo cảnh quan xanh, sinh động phục vụ phát triển du lịch.
Tác giả Lê Quốc Doanh (2004) với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn ven đô thành phố Hà Nội” [14] cho rằng, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có lợi thế hơn so với những vùng nông nghiệp khác ở điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, nhất là khoảng cách với thị trường. Tuy nhiên, q trình ĐTH vừa có những tác động tích cực (thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động dư thừa…); vừa có những tác động tiêu cực (ơ nhiễm môi trường, ngập úng, mất đất nông nghiệp, không gian nông thôn bị phá vỡ…) ảnh hưởng đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Do vậy, để khai thác lợi thế, tiềm năng của mình, nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội phải hướng đến sản xuất các sản phẩm tươi sống chất lượng cao với số lượng lớn. Đồng thời hình thành các vành đai nông nghiệp khác nhau với mức độ đa dạng, khả năng thâm canh, khả năng thích ứng những điều kiện mới của quá trình ĐTH.
Tác giả Trần Hồi Sinh (2006) với nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị hoá - thực trạng và giải pháp” [39] đã đưa ra hệ thống lý luận về nội dung cơ cấu lực lượng lao động và CDCC lao động; đồng thời phân tích thực trạng lao động và sự CDCC cơ cấu lao động ở 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đề tài đã so sánh mối quan hệ giữa CDCC kinh tế với cơ cấu lao động, qua đó, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong quá trình CDCC lao động và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh việc CDCC lao động ở
5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng nâng cao chất lượng lao động, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của Thành phố.
Tác giả Trần Thị Hồng Việt (2006) với luận án “Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái” [69] đã nghiên cứu cơ sở khoa học của CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, làm rõ các khái niệm, cơ cấu kinh tế và CDCC kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái; các nhân tố ảnh hưởng và nội dung CDCC kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái. Từ đó, luận án đã phân tích thực trạng CDCC kinh tế nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái nhằm đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, xác định phương hướng và giải pháp nhằm CDCC kinh tế ở ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái.
Quỹ GSRD (GSRD Foundation), Quỹ châu Á (The Asia Foundation) và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016) với tài liệu “Phát triển nông nghiệp ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” [21] đưa ra những nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ngoại thành ở một số khu vực ở Hà Nội, nhất là huyện Gia Lâm. Nghiên cứu cho thấy, q trình ĐTH làm suy giảm diện tích đất nông nghiệp, tác động tiêu cực đến đời sống dân cư ở các vùng ven đô và ngoại thành. Việc nghiên cứu các chiều cạnh phát triển vùng ven đô từ động thái chung trong quá trình ĐTH là điều cần thiết cho xây dựng chính sách phát triển.
Tác giả Hồng Thị Ngọc Ánh (2016) trong “Điểm sáng phát triển nông nghiệp đơ thị ở Hải Phịng” [3] đã xác định, những kết quả tích cực và đúng hướng trong phát triển nơng nghiệp đơ thị trên địa bàn thành phố Hải Phịng. Tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp bình quân đạt 4,2%/năm trong giai đoạn 2010 - 2014. Thành phố xây dựng được khu phát triển NNCNC đầu tiên với quy mô và công nghệ hiện đại nhất miền Bắc, đồng thời triển khai hàng trăm nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực phát triển NN, NT, tập trung vào việc lai tạo
giống cây trồng, vật nuôi mới, xây dựng và ứng dụng các quy trình cơng nghệ mới… Nhiều mơ hình hay, cách làm mới cho doanh nghiệp ở khu vực NN, NT thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: 50 mơ hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và cây rau màu năng suất cao. Một số vùng nơng thơn có tốc độ ĐTH nhanh, nơng dân sáng tạo hàng loạt mơ hình nơng nghiệp đô thị hiệu quả cao, đặc sắc, như các làng vườn, nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái ở Thủy Nguyên, An Dương; làng trang trại ở Kiến Thụy, An Lão; các mơ hình ni cá cảnh, cá sấu, dế mèn, nhím ở Thủy Nguyên và khu du lịch Cát Bà… Để Hải Phịng phát triển nơng nghiệp đơ thị theo hướng công nghệ cao, cần thực hiện tốt một số giải pháp về: 1) Công tác quy hoạch; 2) Nguồn vốn đầu tư, tín dụng; 3) Bảo vệ mơi trường.