Về kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 77 - 78)

Hà Nội có hệ thống KCHT phát triển khá đồng bộ và phát triển hơn nhiều địa phương khác ở ĐBSH. Hệ thống giao thông đường bộ gồm các tuyến Quốc lộ có chiều dài khoảng trên 150 km; khoảng 3.628 km đường và 237 cầu các loại do thành phố quản lý. Đường trục xã, liên xã khoảng 2.870,2 km, đã trải nhựa hoặc bê tông 2.315,2 km; đường liên thơn khoảng 4.321,3 km, trong đó đã cứng hóa 2.596,8 km; đường ngõ, xóm có khoảng 6.893,2 km, với 4.030,6 km đã được bê tơng hóa; trục chính nội đồng khoảng 6.892,3 km, trong đó 545,8 km đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Trên địa bàn thành phố có hệ thống sơng với quy mơ lớn, nhỏ khác nhau, trong đó các sơng lớn chảy qua địa bàn như: sông Hồng, sông Đà, sơng Đáy, sơng Tích, sơng Nhuệ, sơng Bùi… Hiện nay, 09 cảng sơng với hệ thống kho bãi, cơng trình phụ trợ, tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Nhìn chung, hệ thống giao thông của Hà Nội những năm gần đây đã góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố, nhất là khu vực nông thôn, được đầu tư bằng nhiều chương trình, dự án, nguồn vốn khác nhau từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Hệ thống điện và lưới điện khá hoàn chỉnh, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp điện an toàn, chất lượng ổn định, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Hệ thống chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội gồm: khoảng 411 chợ, bình quân 1 quận, huyện, thị xã có 14 chợ; tính đến tháng 12/2011, có 20 trung tâm thương mại trên địa bàn, chủ yếu tập trung tại các quận của Hà Nội (bình qn 1 quận/huyện mới có 1 trung tâm thương mại) khá thấp so với Thành phố Hồ Chí Minh (mỗi quận/huyện có 1,5 trung tâm thương mại); tính đến tháng 12/2012, có 110 siêu thị trên địa bàn. Mạng lưới y tế hầu như

phủ khắp địa bàn, với 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý; 09 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các bộ, ngành, bên cạnh đó cịn có 15 bệnh viện thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng; có 41 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn… bảo đảm phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn Thủ đô và những tỉnh lân cận. Hiện nay, trên địa bàn ngoại thành, tỷ lệ người sử dụng nước sạch mới đạt hơn 35,5%; tỷ lệ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt cũng thấp, chỉ đạt 87%; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2014 là 2,89% [19].

Hạ tầng KT-XH nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đã từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ nơng nghiệp và góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn các huyện ngoại thành, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân khu vực này. Với những điều kiện tự nhiên, KT-XH của Hà Nội về cơ bản có nhiều thuận lợi để phát triển nơng nghiệp hàng hóa với cơ cấu hợp lý, hiện đại và bền vững.

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w