Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận một số cơng trình tiêu biểu, tác giả nhận thấy, vẫn cịn khoảng trống về phát triển nông nghiệp ngoại
thành. Song, trong bài viết “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nơng nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả Hồ Cao Việt quan niệm: phát triển nông nghiệp ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị; nông nghiệp ven đô) là sự phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội [72, tr.108].
Luận án thống nhất với quan niệm này của tác giả Hồ Cao Việt và lấy đây là một hướng phân tích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội. Theo đó, luận án bước đầu nghiên cứu phạm trù “phát triển nông nghiệp ngoại thành” từ quan niệm trên.
Trong Luận án tiến sỹ của Phùng Văn Dũng, tác giả cho rằng: Phát triển nơng nghiệp là q trình vận động của ngành nơng nghiệp nhằm chuyển đổi từ sản xuất thủ công là chủ yếu sang nền nơng nghiệp sử dụng máy móc và cơng nghệ hiện đại; chuyển nền nơng nghiệp tự cung tự cấp là chính thành nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao và tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị nơng sản tồn cầu và phát triển nhanh nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, NNCNC…, nhằm đáp ứng mục tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững [15].
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO), năm 1992, cho rằng, phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển, nhằm bảo đảm sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về nông phẩm và dịch vụ của con người hiện tại và đáp ứng nhu cầu của mai sau.
Trong Luận án tiến sỹ, Serey Mardy cho rằng:
Phát triển nơng nghiệp một cách bền vững là q trình phát triển cần sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội và môi trường trong sản xuất nơng nghiệp. Sự phát triển đó địi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai của sản xuất nơng nghiệp [38, tr.6].
Như vậy, có thể hiểu: Phát triển nơng nghiệp ngoại thành là q trình
biến đổi về số lượng, chất lượng, hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp gắn liền với quá trình phát triển KT-XH khu vực ven đô thị và CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.