Theo Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, năm 2016, dân số Thủ đơ là 7.582,3 nghìn người; năm 2014 là 7.265.600. Tính bình qn giai đoạn 2006 - 2014, tốc độ tăng dân số toàn thành phố là 2,3%, trong đó thành thị là 5,1%, cao hơn cả Thành phố Hồ Chí Minh (3,5%), chủ yếu là tăng cơ học và 0,3% ở nông thôn. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung tại các quận nội thành, mật độ dân số trung bình là 2.202 người/km2. Tốc độ ĐTH phát triển rất nhanh, năm 2008 có 40,8% dân thành thị (tương ứng với 2.632.087 người và 59,2% dân nông thôn (tương ứng với 3.816.750 người); năm 2010, dân số trung bình khu vực ngoại thành Hà Nội năm là 4.140,2 nghìn người, năm 2013 là 4.452,2 nghìn người và năm 2016 là 4.183,9 nghìn người. Về cơ cấu, dân số trung bình khu vực ngoại thành Hà Nội giảm từ 62,56% xuống còn 55,18% năm 2016.
Khu vực ngoại thành Hà Nội là địa bàn dồi dào về nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển KT-XH của thành phố. Tuy nhiên, do quá trình CNH, HĐH và ĐTH với cơ hội việc làm, thu nhập, điều kiện sinh sống, học tập tốt nên dòng di cư từ khu vực ngoại thành và các tỉnh, thành khác ở ĐBSH vào Hà Nội ngày càng lớn, đây là một sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển KT-XH của Thủ đô. Theo số liệu thống kê hiện nay, dân số khu vực ngoại thành chiếm khoảng hơn 50% dân số toàn thành phố. Biến động dân số ở khu vực này chủ yếu do luồng di dân đi làm ăn, sinh sống hoặc học tập tại thành thị và vì khơng đủ diện tích đất sản xuất nơng nghiệp [31; 59; 62].
Về lao động ở nông thôn của Hà Nội theo kết quả tổng kiểm kê năm 2009 là 2,41 triệu người, bằng 58,8% tổng lao động toàn thành phố. Đến năm 2013 lao động khu vực nông thôn đã tăng lên 2,69 triệu người, chiếm hơn 37% tổng dân số toàn thành phố. Đến năm 2017, lao động khu vực thành thị khoảng 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người. Tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động là 67,8%, trong đó khu vực thành thị là 62,3% và khu vực nơng thơn là 75,3%. Số người có việc làm trong năm 2017 đạt trên 3,7 triệu người chiếm 97,4% so với tổng số lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên. Trong đó, khu vực khu vực thành thị chiếm 53,1%; khu vực nơng thơn chiếm 46,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước đạt 60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức 3,1%. So với cả nước, lao động trên địa bàn Hà Nội có trình độ chun mơn cao hơn. Bình qn cứ 03 lao động thì có 01 người có trình độ chun mơn từ cao đẳng trở lên [37]. Lao động khu vực nông thôn Hà Nội tuy dồi dào, song tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 mới đạt 35%; trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%, chất lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật không đều, tập trung ở các quận nội thành. Lao động Hà Nội cịn có tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập rất nặng nề. Tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm. Cơ cấu lao động ở nơng thơn có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Hiện tại, trong cơ cấu lao động nông thôn Hà Nội, lao động ngành nông nghiệp chiếm gần 58%, lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm trên 25% (hơn 546.000 người) và lực lượng lao động dịch vụ - thương mại chiếm gần 17%. Trong đó, lao động ở lĩnh vực nơng nghiệp khoảng 1,2 triệu người chiếm hơn 51% tổng số lao động nông thôn. Đồng thời, chất lượng lao động khu vực NN, NT từng bước được nâng lên. Tổng sản phẩm nội địa bình qn đầu người của Thủ đơ tăng đều hàng năm, thường ở mức cao gấp hơn 1,58 lần trung bình cả nước và gấp khoảng l,7 lần so với cả vùng ĐBSH. Khu vực ngoại thành Hà Nội có thu nhập bình qn đầu người khơng đồng đều, nhóm người thu nhập cao tập trung chủ yếu ở khu vực cận đô thị trung tâm [31; 59; 62].
Tuy nhiên, chất lượng lao động khu vực NN, NT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH Thủ đô với nhiều tác động đan xen của tiến
trình CNH, HĐH trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Lao động trẻ, khoẻ, có kỹ thuật ở nơng thơn có xu hướng thốt ly nơng nghiệp ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KHCN trong phát triển nông nghiệp.