Cây ăn quả Rau
4.2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp
công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp
(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có 60,66% trong tổng số người được hỏi cho đây là giải pháp rất quan trọng và 40% cho đây là giải pháp quan trọng, xem Phụ lục 10 - câu hỏi 17).
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản là yêu cầu khách quan và bức thiết của nông nghiệp Việt Nam nói chung, nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0; đồng thời góp phần giải quyết được bài tốn đặt ra do q trình CNH, HĐH NN, NT trong điều kiện BĐKH, ĐTH, HNQT. Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về quy mô, cơ
cấu vốn đầu tư; khó khăn về cơ chế, chính sách, năng lực cán bộ; tâm lý, thói quen và trình độ của người nơng dân trong việc nắm bắt, ứng dụng KHCN mới vào sản xuất. Do đó, để việc ứng dụng KHCN tiên tiến nhằm phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng hiện đại, bền vững, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế,
nhất là các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao KHCN tiên tiến, lai tạo những cây, con giống chất lượng cao; chế tạo các phương tiện phục vụ sản xuất hiệu quả. Có cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự liên kết, hình thành mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các trung tâm nghiên cứu, khuyến nông để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động, phát huy lợi thế của mỗi địa phương, tránh dàn trải, kém hiệu quả trong đầu tư và sản xuất. Hỗ trợ đầu tư xây dựng KCHT vùng nuôi trồng thủy đặc sản, chất lượng cao ở các xã đã hình thành vùng chuyên canh tập trung, như ở xã Tráng Việt và Tiền Phong của huyện Mê Linh; xã Thanh Đa của Phúc Thọ; xã Duyên Hà và Đơng Mỹ, huyện Thanh Trì; vùng trồng rau sạch ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh… Chú trọng đầu tư xây dựng các khu, trung tâm NNCNC gắn với phát huy các loại cây trồng, vật ni có lợi thế của từng địa phương. Khuyến khích người nơng dân sử dụng các công nghệ đặc trưng của nền nông nghiệp xanh như: sử dụng các loại giống kháng sâu bệnh, các loại phân vi sinh, phân tự chế bằng các chất hữu cơ, thuốc trừ sâu thảo mộc… Thực hiện chính sách khuyến khích ứng dụng KHCN vào sản xuất như: chính sách hỗ trợ đầu tư các thiết bị cơ giới hố quy trình sản xuất; chính sách hỗ trợ chuyển đổi giống, cây trồng, vật ni mới, có chất lượng cao, có khả năng sinh lợi cao hơn và ít tác động đến mơi trường hơn.
Thứ hai, thành phố Hà Nội cần chú trọng việc nghiên cứu, tuyển chọn
các loại cây, con giống mới trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ sinh học nhằm đa dạng hóa các mặt hàng nơng sản, từng bước nâng cao chất lượng nông sản.
Đưa công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thành phố Hà Nội. Đồng thời, cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến cho khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm từ nông nghiệp và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm các mặt hàng nơng sản. Để làm tốt công việc này, cần tăng cường liên kết, mối quan hệ phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước (nhất là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) với nhau và với doanh nghiệp để có được nhiều mặt hàng nông nghiệp chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố, hướng tới xuất khẩu. Cần xác định các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các mơ hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương để ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất cũng như chế biến nhằm xây dựng những nông sản đặc sản chiếm lĩnh thị trường.
Thứ ba, tăng nguồn vốn đầu tư của Thành phố cho nghiên cứu, ứng
dụng KHCN tiên tiến, hiện đại vào phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, tập trung vào các mảng: cây, con giống chất lượng cao; sản xuất - chế biến; bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm; giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kết hợp với người nông dân ứng dụng KHCN vào sản xuất lớn, làm gia tăng giá trị trên mỗi sản phẩm nông sản; giảm thiểu đến mức thấp nhất các yếu tố đầu vào; giảm giá thành sản xuất; nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm. Có chính sách tín dụng linh hoạt hỗ trợ cho doanh nghiệp, người nông dân vay vốn để đầu tư ứng dụng KHCN vào sản xuất, vì sản xuất theo hướng này cần vốn đầu tư ban đầu rất lớn, nhất là đối với các mơ hình làm nhà kính, nhà lưới và cơng nghệ chế biến sâu sau thu hoạch.
Thứ tư, đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào
phát triển, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; chú trọng vào các dịch
vụ về cây, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc thú y… trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất lớn. Từng bước xây dựng nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thành nền NNCNC đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân Thủ đô với những loại cây trồng, vật ni đặc sản, có lợi thế so sánh của từng địa phương. Cần bảo đảm cây, con giống đưa vào sản xuất, chăn ni có chất lượng cao, an tồn về dịch bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái của Thành phố. Đồng thời, cần sớm có những định hướng về KHCN trong xây dựng, tổ chức các khu vực sản xuất NNCNC với tính ổn định lâu dài nhằm thực hiện tái cơ cấu các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cư dân đô thị và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ năm, tăng cường đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu và chuyển
giao KHCN trên địa bàn gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững, như Trung tâm rau hoa, quả; Trung tâm giống gia súc, gia cầm, Trung tâm khuyến nông của Hà Nội, các HTX dịch vụ nông nghiệp của các huyện ngoại thành Hà Nội. Các trung tâm này có thể tiếp nhận và nhân nhiều giống cây trồng, vật nuôi từ những cơ sở nghiên cứu của Trung ương như Học viện Nông nghiệp Việt Nam hoặc nhập ngoại có hiệu quả kinh tế cao vào Hà Nội, hoặc liên kết với đơn vị sản xuất ở ngoại thành trong việc chuyển giao KHCN vào sản xuất rau sạch, cây ăn quả đặc sản. Thực hiện công tác này, cần chú ý tới một số vấn đề: 1) Lựa chọn được những KHCN phù hợp điều kiện địa phương, phù hợp với trình độ và khả năng tiếp nhận của người nông dân. Đồng thời phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, trình độ, mức độ phát triển KCHT, tập quán sinh sống, tập quán, trình độ canh tác, khả năng tiếp nhận công nghệ, tiếp cận thị trường của người dân; 2) Việc ứng dụng và chuyển giao KHCN phải được thử nghiệm ở nhiều nơi, phù hợp với đơn vị, cá nhân có đủ năng lực, có trình độ chun mơn, kinh nghiệm sản xuất; 3) Kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng mơ hình sản xuất gắn với đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và đào tạo nông dân, nâng cao năng lực
cho cán bộ cơ sở. Tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo ở những địa phương, HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả để người nông dân, chủ nhiệm các HTX học hỏi về ứng dụng KHCN vào sản xuất một cách chủ động, quy mơ hơn.
Thứ sáu, khuyến khích, hỗ trợ cán bộ kỹ thuật phụ trách nông nghiệp ở
cơ sở thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ; đồng thời, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật phục vụ nơng nghiệp và người nơng dân để họ có đủ khả năng nắm bắt, quản lý và thực hiện, ứng dụng KHCN vào thực tiễn sản xuất. Tổ chức định kỳ các lớp đào tạo ngắn ngày, các lớp tập huấn, các chương trình thực tế gắn kết các nhà khoa học, các chuyên gia với người nông dân để trực tiếp chuyển giao, ứng dụng hiệu quả KHCN vào sản xuất. Hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh học từ ứng dụng giống cây trồng mới, có hiệu quả cao đến khâu bảo quản, sơ chế nông sản nhằm ngày càng nâng cao chất lượng nông sản trên thị trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nơng dân về vai trị của KHCN; địi hỏi, yêu cầu của thị trường đối với các sản phẩm nơng nghiệp an tồn, bảo đảm vệ sinh; những tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH. Cần làm cho người nông dân nhận thấy, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giá trị cao, kinh tế xanh là địi hỏi khắt khe của KTTT, q trình HNQT, nhất là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những cơ hội, thách thức đan xen.
Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN góp phần định hướng trước mắt cũng như lâu dài cho sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; phù hợp với điều kiện không gian ngày càng thu hẹp do q trình ĐTH; tương thích với bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 hay những tác động tiêu cực từ BĐKH. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất sẽ mang lại lợi ích tối đa cho người nơng dân từ hiệu quả mang lại: năng suất tối ưu, chất lượng tốt, giá thành hạ, tăng khả năng cạnh
tranh của nông sản phẩm trên thị trường; đồng thời tạo ra cơ sở quan trọng cho việc bảo đảm môi trường sinh thái, bền vững từ việc giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm trong bảo quản thực phẩm…