Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu tổng quan

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 40 - 42)

1.3.5 .Nghiên cứu về bảo tồn và phát triển nguồn lợi ĐVTM

1.4. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu tổng quan

Trên thế giới, các nghiên cứu về ĐVTM hai mảnh vỏ nói chung, ngao nói riêng đã tương đối phong phú từ việc nghiên cứu cơ bản đến việc nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về hai loài ngao (Meretrix meretrix và Meretrix

lyrata) chưa có nhiều, do hai đối tượng này phân bố ở các nước châu Á, nơi các cơng bố

quốc tế cịn rất hạn chế. Các công bố về ngao dầu chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ, đối với ngao trắng có rất ít.

Tại Việt Nam, thống kê qua sáu lần Hội thảo tồn quốc chun về ĐVTM và các cơng bố trên các tạp chí chuyên ngành cho thấy, số lượng các nghiên cứu về hai loài ngao

Meretrix meretrix và Meretrix lyrata cịn rất ít. Các cơng trình nghiên cứu đã có trong nước

liên quan đến hai lồi ngao, đa phần là các nghiên cứu mô tả về phân loại, phân bố, nguồn lợi ở một số vùng địa lý và một số đặc điểm sinh học của ngao. Cho đến nay, đối tượng ngao dầu chưa có nhiều nghiên cứu, nhưng đối tượng ngao trắng đã được quan tâm vì chúng là đối tượng thân mềm nuôi phổ biến và cho sản lượng lớn. Trước đây, các nghiên cứu trên đối tượng ngao trắng được tập trung chủ yếu ở phía Nam, nơi chúng phân bố tự nhiên, bởi một số tác giả Nguyễn Hữu Phụng và cs 1996 và 2001 [34], [32]; Trương Quốc Phú, 1999 [32]; Nguyễn Văn Lục và cs 2001 [28] Ngô Thị Thu Thảo và cs 2012 [41], [42], [43]. Thời gian gần đây, ngao trắng được di giống ra phía Bắc để ni, nên đã được quan tâm nghiên cứu tại đây, các nghiên cứu thực hiện bởi Chu Chí Thiết và cs, 2008 [44], Chu Chí Thiết và cs, 2015 [45]; Như Văn Cẩn và cs, 2009 [14]; Phan Thị Vân và cs 2012 [63]; Lê Thanh Tùng và cs 2012[61]; Lê Xuân Sinh, 2013 [37]; Bùi Ngọc Thanh và cs, 2014 [39]; Lê Văn Khôi và Lê Thanh Ghi, 2015 [26]. Các nghiên cứu hầu hết tập trung vào kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật ni, xác định ngun

nhân gây bệnh, tích tụ kim loại nặng. Về sản xuất giống và ni thương phẩm ngồi một số cơng trình của nghiên cứu về ngao trắng của Viện nghiên cứu NTTS I, II ở các tài liệu [20], [22], [32], [34], [44], [45], [46], [48], chủ yếu là các sách về kỹ thuật ương nuôi ngao dầu và ngao trắng được dịch và biên tập trên cơ sở các tài liệu của nước ngoài [11], [65]. Về vấn đề bệnh ĐVTM nói chung và ngao nói riêng mới được nghiên cứu, đáng chú ý là đề tài điều tra nghiên cứu bệnh trên một số đối tượng nhuyễn thể ven biển Việt Nam của Viện nghiên cứu NTTS I, Viện nghiên cứu NTTS II thực hiện [39], [61]. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng ít được cơng bố rộng rãi. Vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn lợi là những nghiên cứu với giải pháp chung cho bảo vệ nguồn lợi động vật đáy hoặc bảo vệ nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ mà chưa nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các giải pháp cho đối tượng ngao, tại một địa điểm cụ thể. Các vấn đề về môi trường sống, ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến sinh trưởng, sinh sản là những cơ sở khoa học quan trong cho việc nuôi, bảo vệ và phát triển nguồn lợi chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu cho từng đối tượng. Mới chỉ có được một vài cơng bố trên đối tượng ngao trắng ở vùng Nam bộ trong những năm gần đây. Các công bố trên hai đối tượng ngao trắng và ngao dầu ở miền Bắc còn rất khiêm tốn. Sản xuất giống nhân tạo chưa đáp ứng được nhu cầu con giống cho người ni. Tại Giao Thủy chưa có những nghiên cứu cơ bản chuyên sâu để đánh giá nguồn lợi từng loài ngao, xác định mùa vụ sinh sản, sức sinh sản, cơ cấu giới tính, kích thước thành thục sinh dục lần đầu của hai loài ngao phân bố tại đây.

Từ những đánh giá tổng quan cho thấy, trên thế giới và ở nước ta, nhất là vùng triều ven biển Giao Thủy, Nam Định là nơi phát triển nghề sản xuất ngao lớn của miền Bắc lại chưa có nhiều nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống và chun sâu riêng biệt làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kỹ thuật ương nuôi, bảo tồn, phát triển nguồn lợi hai lồi ngao. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định các cơ sở khoa học cho việc nuôi, bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngao tại Giao Thủy, Nam Định là hết sức cần thiết, để từ đó hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sản xuất có những định hướng đúng đắn, xây dựng những giải pháp hợp lý giúp cho nghề sản xuất ngao phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w