Phương pháp khảo sát đánh giá nguồn lợi ngao (Meretrix)

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 44 - 46)

Chương II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp khảo sát đánh giá nguồn lợi ngao (Meretrix)

Sử dụng phương pháp khảo sát được áp dụng cho vùng triều là các mặt cắt đặt vng góc với bờ, từ chân đê quốc gia xuống đến độ sâu 6 m nước so với 0mHĐ. Trên cơ sở sự phân bố của ngao, tiến hành khảo sát 8 mặt cắt với tổng số 38 trạm bao phủ toàn bộ khu vực thu mẫu (trong đó 5 mặt cắt, 20 trạm do đề tài KC 09.07/11 - 15 thực hiện, 3 mặt cắt với 11 trạm và 7 trạm bãi triều gần chân đê quốc gia do tác giả thực hiện khảo sát bổ sung). Trên mỗi mặt cắt thu mẫu tại 3 - 5 trạm, phụ thuộc vào chiều dài của mặt cắt theo 3 đới triều: cao, trung và thấp triều. Tại các trạm khảo sát tiến hành thu mẫu ngao, thu mẫu môi trường về phịng thí nghiệm phân tích và đo nhanh các các thơng số tại hiện trường. Vị trí các trạm được xác định toạ độ bằng máy định vị vệ tinh .

Sử dụng kĩ thuật khung định lượng (1 m2) đối với thu mẫu vùng cao triều, cuốc lấy bùn (cuốc Ponnar- Dredger) đối với thu mẫu vùng dưới triều để thu mẫu ngao. Quá trình thu mẫu, bảo quản mẫu theo tài liệu của English S, Winkilson and Baker, 1997 [84]; Quy phạm điều tra tổng hợp biển của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước,1981

[62] và Quy trình điều tra Tài nguyên và Môi trường biển. NXB Khoa học và Công nghệ, 2014 [64].

Các kết quả khảo sát được xử lý, tính tốn theo tài liệu Quy trình điều tra Tài nguyên và Môi trường biển. NXB Khoa học và Công nghệ, 2014. Phần điều tra khảo sát động vật đáy biển trang 211 – 240 [64] cụ thể như sau:

(m1 + m2 + ...+ mn)/n

+ Sinh lượng ngao (g/m2) : W = (2.1)

S

Trong đó: W : Sinh lượng ngao (g/m2);

m1 - mn: Khối lượng thu được của các mẫu từ 1 - n; n: Số lượng mẫu thu tại điểm khảo sát;

S: Diện tích thu mẫu quy theo m2.

(n1 + n2 + ...+ ni)/i

+ Mật độ phân bố (con/m2) : A = (2.2)

n1 - ni: số lượng con thu được của mẫu từ 1- i; i: Số lượng mẫu thu tại điểm khảo sát;

S: Diện tích thu mẫu quy theo m2.

- Ước tính trữ lượng của ngao: Trữ lượng của ngao tính bằng trữ lượng tức thời theo công thức sau: P (kg) = B x S (2.3)

Trong đó: P:Trữ lượng tức thời (kg);

B: Tổng lượng sinh vật trung bình tính theo đơn vị diện tích (g/m2). B = (B1 + B2+..+Bn)/n. B1 khối lượng ngao tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ nhất. B2 khối lượng ngao tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ hai. Bn khối lượng ngao tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ n, n là số lần thu mẫu

S : Diện tích vùng triều điều tra.

- Sự suy giảm nguồn lợi được tính theo mức độ giảm sút của trữ lượng hoặc của mật độ

theo cơng thức: D = Pt/ Pn (2.4)

Trong đó: D: mức độ suy giảm nguồn lợi;

Pt: trữ lượng ở thời điểm hiện tại; Pn: trữ lượng ở thời điểm trước đây

Thời gian khảo sát đánh giá vào tháng 3 - 4/2013 (mùa khô), tháng 7 - 8/2013 (mùa mưa) và khảo sát đại diện mùa chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa vào tháng 5/2014, mùa chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khơ là 9/2014. Kết quả tính tốn nguồn lợi là trung bình của các đợt khảo sát, thu mẫu.

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w