Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Cơ sở khoa học phục vụ nuôi, bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngao (Meretrix) tạ
3.1.1.2. Biến động nguồn lợi hai loài ngao ngoài tự nhiên
Hồi cố các tài liệu trước đây, kết hợp với kết quả khảo sát hiện nay để đánh giá biến động nguồn lợi ngao ngoài tự nhiên. Với cùng địa điểm và phương pháp nghiên cứu, sự biến động sinh vật lượng ngao giống của tất cả các lồi ngao có ngồi tự nhiên ở các giai đoạn khác nhau được thể hiện tại bảng 3.2.
Bảng 3. 2. Biến động sinh vật lượng ngao giống tự nhiên theo thời gian
Thời giam Mật độ trung bình Sinh lượng trung Nguồn số liệu khảo sát (cá thể/m2 ) bình (g/m2) 1992 - 1993 8,9 22,5 Đỗ Cơng Thung, 2007b và 2011 [51], [52]. 2004 - 2005 2,67 7,6 Đỗ Công Thung, 2007 b và 2011 [51], [52]. 2013 - 2014 0,59 2,8 Kết quả khảo sát của tác giả
Tại thời điểm khảo sát (2013 - 2014), mật độ ngao giống trung bình chỉ đạt 0,59 con/m2 bằng 22% so với giai đoạn 2004 - 2005 và bằng 2,2% giai đoạn 1992 - 1993. Sinh lượng giống trung bình đạt 2,8g/ m2 bằng 36,5% giai đoạn 2004 - 2005 và bằng 12,4% giai đoạn 1992 - 1993. Kết quả này cho thấy sinh vật lượng của các lồi ngao ngồi tự nhiên có xu hướng suy giảm rất nhanh theo thời gian cả về mật độ và sinh lượng.
Kết quả đánh giá trữ lượng ngao giống tự nhiên cho từng loài ngao ở các thời điểm khảo sát khác nhau được thể hiện tại bảng 3.3
Bảng 3. 3. Biến động trữ lượng ngao giống ngoài tự nhiên theo thời gian
Loài ngao Trữ lượng ngao Trữ lượng ngao Trữ lượng ngao
giống 1992 -19931 giống 2004- 20052 giống 2013-20143
(kg) (kg) (kg)
Ngao dầu (M. meretrix) 158.000 8400 340
Ngao vân (M. lusoria ) - 6300 -
Ngao trắng (M. lyrata) - 27300 6660
Tổng số 158.000 42.000 7.000
Nguồn: 1, 2- Đỗ Công Thung, 2007 b và 2011 [51], [52]. 3– Kết quả khảo sát của tác giả
Tổng trữ lượng ngao giống ngoài tự nhiên giai đoạn năm 2013 – 2014 ước đạt khoảng 7 tấn, bằng 16,6% giai đoạn 2004 - 2005 và bằng 4,4% so với 1992 - 1993. So với giai đoạn 2004 - 2005 thấy rằng, khơng chỉ nguồn giống ngao dầu có sự suy giảm nghiêm trọng (còn lại khoảng 4%) mà nguồn giống ngao trắng cũng có sự suy giảm lớn (cịn lại khoảng 24,39%) và ngao vân khơng còn nữa (bảng 3.3). Cấu trúc nguồn ngao giống tự nhiên có thay đổi lớn, giai đoạn 1992 - 1993 ngao dầu chiếm 100%, giai đoan 2004 - 2005 ngao dầu giống chỉ chiếm 20%, ngao trắng giống chiếm 65%. Điều này đã cho thấy, ngao trắng sau một thời gian di nhập ra ngồi miền Bắc đã thích nghi với mơi trường, ngồi việc sinh trưởng, phát triển tốt, ngao trắng đã tham gia sinh sản tại vùng nghiên cứu [51], [67].
Đối với ngao trưởng thành, do số liệu khảo sát thời gian trước đây được tính tốn là trữ lượng chung của tất cả các loài ĐVTM (1992 – 1993) hoặc trữ lượng của tất cả các lồi ngao (2004 – 2005), chưa có sự phân tách riêng rẽ cho từng lồi ngao, nên khơng thể so sánh đánh giá trữ lượng riêng cho từng lồi. Vì vậy, việc đánh giá trữ lượng hai loài ngao ngoài tự nhiên giai đoạn hiện nay so với các giai đoạn trước đây được thực hiện bằng số liệu tổng trữ lượng các loài ngao. Kết quả đánh giá trữ lượng ngao trưởng thành được thể hiện tại bảng 3.4
Bảng 3. 4. Biến động trữ lượng ngao trưởng thành ngoài tự nhiên theo thời gian
Loài ngao Trữ lượng ngao trưởng Trữ lượng ngao trưởng thành 2013- 20141 (kg) thành 2004 - 20052 (kg)
Ngao dầu (M. meretrix) 6100 9968000
Ngao trắng (M. lyrata) 190700
Tổng số 196800 9968000
Nguồn: 1
- Kết quả khảo sát của tác giả 2
- Đỗ Công Thung 2007b và 2011 [51], [52].
Trữ lượng ngao trưởng thành trong tự nhiên tại thời điểm khảo sát (2013 – 2014) đạt 196,8 tấn. Tổng trữ lượng ngao ngoài tự nhiên (bao gồm cả ngao giống và ngao trưởng thành - bảng 3.3 và bảng 3.4) đạt 203,8 tấn bằng 2,04% giai đoạn 2004 – 2005, trong đó trữ lượng ngao dầu chiếm tỷ trọng 3,26%, ngao trắng chiếm 96,84%. Như vậy, nguồn lợi ngao tự nhiên có sự suy giảm rất lớn, cả về mật độ, sinh khối và trữ lượng. Đến nay, ngao dầu (Meretrix meretrix) là loài bản địa đã trở lên hiếm gặp trong quá trình khảo sát thu mẫu, ngao vân (Meretrix lusoria) là lồi di nhập trong thời gian trước đây để ni đã khơng cịn tìm thấy, ngao trắng đã thích nghi và phát triển tốt cũng có sự giảm sút rất nghiêm trọng.