Chương I TỔNG QUAN
1.3. Tình hình nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam
1.3.3. Các nghiên cứu về môi trường sống của ngao
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ muối đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của hai lồi ngao ở nước ta chưa có nhiều. Chỉ có một vài nghiên cứu chủ yếu ở đối tượng ngao trắng (Meretrix lyrata). Theo một số tác giả nghiên cứu trước đây, ngao là ĐVTM rộng nhiệt có thể thích nghi với nhiệt độ từ 5 – 350C. Ở nhiệt độ 28 – 310C ngao sinh trưởng tốt nhất, giới hạn chịu nhiệt cao là 430C, khi nhiệt độ là 37,50C ngao sống được 10,4 giờ, 400C sống được 5,3 giờ, 420C sống được 1,5 giờ. Ở nhiệt độ 450C ngao chết toàn bộ, ngao phân bố ở vùng hạ triều thời gian phơi bãi từ 2 – 8 giờ/ngày [8]. Ngao trắng giống (12 mm) ở nhiệt độ 280C và độ muối 10‰ cho tỷ lệ sống của ngao đạt 98%, trong khi đó độ muối 30‰ và nhiệt độ 340C cho tỷ lệ sống 6,6% [29]. Ngô Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn (2012) khi nghiên cứu trên Ngao trắng giống ở 3 kích cỡ: giống ngao nhỏ kích cỡ trung bình 14,71 mm, giống ngao trung, kích cơ trung bình 23,15mm, giống ngao lớn 36,03mm ở các nhiệt độ 280C, 320C và 340C kết hợp với độ muối 10‰, 20‰ và 30‰ cho biết rằng, tốc độ lọc thức ăn của ngao ở điều kiện kết hợp 340C và 30‰ là cao nhất (1,69 x104 tb/g/ngày), nhưng tỷ lệ sống lại đạt thấp nhất ở nghiệm thức này, sau 30 ngày thí nghiệm tỷ lệ sống của ngao lớn là 0%, ngao trung 37,8% và ngao nhỏ 60%, trong khi đó khi kết hợp nhiệt độ 280C và độ muối 10‰ thì ngao trung, ngao nhỏ đạt tỷ lệ sống 100% sau thời gian thí nghiệm [41].
Nhiệt độ là yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh sản và phân bố của ngao ngoài tự nhiên. Nếu độ muối thay đổi ngao sẽ di chuyển ra những nơi phù hợp, những cá thể lớn khó di chuyển thì vùi mình sâu xuống đáy. Khoảng độ muối thích hợp để ngao sinh trưởng và phát triển là từ 19 - 26‰ [11]. Độ muối cao cùng với thời gian phơi bãi kéo dài sẽ làm giảm tỷ lệ sống của ngao [42]. Khi gặp điều kiện bất lợi ngao có thể tiết ra chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể và nổi lên mặt nước rồi theo dịng nước triều đi nơi khác [46]. Ngao có thể nổi lên độ cao 1,2m và thường di chuyển vào mùa thu và mùa hè. Mùa hè ngao sống ở vùng triều cao, bãi cạn chịu thời gian phơi bãi dài làm bãi cát nóng lên ngao phải di chuyển theo nước triều rút xuống vùng sâu hơn. Ngao phân bố ở vùng hạ triều thời gian phơi bãi từ 2 – 8 giờ/ngày [15], [32], [46].