3.1.4.2 .Tình hình kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
3.1.5.2. Mơ hình quản lý giám sát sự phát triển nguồn lợi ngao dầu
Các kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học cho thấy nguyên nhân ngao dầu suy giảm nguồn lợi là do việc khai thác quá mức, tùy tiện, thiếu sự quản lý giám sát, mơi trường vùng ven bờ có sự thay đổi đột ngột và có dấu hiệu ơ nhiễm, trong khi đặc điểm sinh sản, ngưỡng thích nghi sinh thái của ngao dầu kém ưu thế hơn ngao trắng. Để có cơ sở thực tế vững chắc, tại địa điểm có ngao dầu phân bố tương đối tập trung ngoài tự nhiên, chúng tơi tiến hành thực hiện mơ hình quản lý, giảm sát nguồn lợi nhằm đánh giá một
cách tổng thể, làm căn cứ để đề xuất phương hướng và các giải pháp bảo tồn loài ngao dầu bản địa tại vùng nghiên cứu một cách hiệu quả và khả thi. Với cách tiếp cận quản lý có sự tham gia của cộng đồng. Thơng qua mơ hình, các nhà quản lý các cấp tại địa phương, cộng đồng ngư dân tham gia giám sát mơ hình có điều kiện hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo tồn. Đồng thời, những người tham gia mơ hình có điều kiện trực tiếp thực hiện các kỹ thuật bảo tồn và đánh giá nguồn lợi ngao qua các lần giám sát. Đây là những minh chứng thực tế thuyết phục các nhà quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân địa phương đầu tư thực hiện công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi ngao dầu, một nguồn gen bản địa quý đang có nguy cơ ngày càng mất dần.
- Lựa chọn địa điểm thực hiện mơ hình
Sau khi điều tra khảo sát ngoài thực địa, trao đổi, thảo luận và nhận được sự đồng thuận cao của các bên tham gia thực hiện mơ hình (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, Phịng NN & PTNT huyện Giao Thủy, Đồn biên phòng, Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Hội nuôi nhuyễn thể Giao Thủy, UBND xã Giao Xuân, cộng đồng ngư dân ni ngao). Diện tích thực hiện mơ hình 2 ha, được cắm phao tiêu, trơng coi, bảo vệ, khơng cho người dân vào khai thác tự do.
Tiêu chí lựa chọn địa điểm thực hiện mơ hình: là khu vực xa bờ, thường xuyên ngập nước, ít chịu ảnh hưởng từ đất liền, các yếu tố mơi trường ít có sự biến đổi đột ngột. Điều kiện môi trường nền khu vực thực hiện mơ hình với chất đáy là cát - bùn với tỷ lệ 68% cát, 32% bùn; pH trung bình 8,3; độ muối biến động từ 17 - 28‰, DO > 5 mgO2/l. Vùng triều có Ngao dầu phân bố tự nhiên tương đối tập trung. Việc trông coi bảo vệ, đi lại theo dõi giám sát được dễ dàng, thuận tiện.
Thời gian thực hiện mơ hình quản lý, giám sát nguồn lợi: Từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015
Kết quả thực hiện mơ hình giám sát nguồn lợi ngao dầu
Mơ hình được trơng coi, bảo vệ trong suốt quá thời gian thực hiện, khơng có hiện tượng khai thác nguồn lợi ngao của ngư dân. Thông qua các lần giám sát sẽ đánh giá được nguồn lợi ngao, qua đó sẽ xác định được hiệu quả của mơ hình. Kết quả của các lần giám sát nguồn lợi ngao dầu tại mơ hình thể hiện tại bảng 3.29.
Bảng 3. 29. Kết quả giám sát nguồn lợi ngao dầu
Lần giám sát Mật độ ngao trung bình Sinh lượng ngao (con /m2) trung bình (g/m2)
Lần 1 (28.5.2014) 1,72 9,288
Lần 2 (24.9.2014) 1,59 14,469
Lần 3 (12.2.2015) 2,83 38,771
Lần 4 (23.5.2015) 2,96 46,768
Mật độ trung bình của ngao dầu tại khu vực khoanh vùng bảo vệ có xu hướng tăng qua các lần giám sát. Thời gian đầu giám sát mật độ bị giảm do quá trình ngao chết tự nhiên mà chưa có sự bổ sung ngao giống vào quần đàn. Thời điểm giám sát những lần sau mật độ tăng rõ rệt. Trong khu vực thực hiện mơ hình đã xuất hiện ngao giống nhỏ. Cùng với sự sinh trưởng của ngao, sinh lượng cũng tăng qua các lần kiểm tra.
Kết quả mơ hình giám sát đã khẳng định được một số vấn đề:
Những vùng bãi có ngao dầu phân bố tự nhiên nếu được trơng coi bảo vệ, ngao vẫn có thể sinh trưởng và phát triển, sẽ làm cho nguồn lợi ngao được tái tạo phục hồi và gia tăng. Việc giám sát trong thời gian dài giúp bảo vệ quần đàn không bị đe dọa và sinh sản, sinh trưởng phát triển trong điều kiện tự nhiên. Việc khoanh vùng bảo vệ và giám sát chỉ tiêu tăng trưởng của quần đàn cho thấy đã duy trì được mật độ quần đàn trưởng thành trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái tạo quần đàn trong tự nhiên.
Kết quả qua các lần giám sát về sau đã bắt găp các cá thể ngao có kích thước rất nhỏ trong khu vực thực hiện mơ hình, làm cho mật độ tăng lên. Có thể những cá thể con non này khơng phải của quần đàn giám sát, nhưng việc duy trì quần đàn trưởng thành ở môi trường tự nhiên trong thời gian dài, nền đáy khơng bị xáo trộn do q trình khai thác tự nhiên, sẽ giúp cho việc phát tán nguồn ấu trùng từ các vùng lân cận. Ấu trùng phát triển thành con non giúp cho việc gia tăng nguồn lợi tự nhiên. Thơng qua việc giám sát có thể đánh giá mức độ tái tạo quần đàn con non trong tự nhiên tại một khu vực, chủ động nắm được thực trạng nguồn lợi, mật độ, cấu trúc quần đàn để có biện pháp khai thác hoặc duy trì, định hướng phát triển nguồn lợi hợp lý.
Đối với ngao dầu có giá trị cao, trong khi nguồn lợi ngồi tự nhiên cịn rất ít, cần nhanh chóng thiết lập khu bảo tồn ngao bản địa để bảo vệ những quần đàn cịn sót lại, lưu giữ bảo tồn nguồn gen, tạo nguồn vật liệu di truyền phục vụ phát triển sản xuất trong tương lai. Ngao trắng có khả năng thích nghi rộng nên trong q trình giám sát nguồn
lợi ngao dầu vẫn phát hiện những cá thể ngao trắng. Vì vậy đối với ngao trắng, chỉ cần dành ra một khoảng diện tích thích hợp, khoanh vùng giám sát, quản lý chặt chẽ, hạn chế việc khai thác tùy tiện và mang tính hủy diệt là nguồn giống ngao trắng tự nhiên có thể được phục hồi và gia tăng. Đây là phương án thực hiện hiệu qủa, tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư sản xuất giống nhân tạo, mà vẫn chủ động được nguồn con giống, đáp ứng cho nhu cầu nuôi thả.
Tiểu kết mục 3.1
Các cơ sở khoa học phục vụ nuôi, bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngao (Meretrix) tại vùng triều ven biển Giao Thủy, Nam Định đã được nghiên cứu và phân tích với 5 nội dung quan trọng.
(1) Nguồn lợi tự nhiên của hai loài ngao (Meretrix meretrix và Meretrix lyrata) tại vùng triều ven biển Giao Thủy, Nam Định đã được đánh giá cụ thể và cho thấy có sự suy giảm rất lớn so với thời gian trước đây, nhất là nguồn lợi ngao dầu có sự suy giảm nghiêm trọng.
(2) Đặc điểm của hai loài ngao (Meretrix meretrix và Meretrix lyrata) tại vùng triều ven biển Giao Thủy đã được nghiên cứu, ngao trắng chiếm ưu thế so với ngao dầu: về mùa vụ sinh sản sớm và dài hơn; kích thước thành thục sinh dục lần đầu nhỏ hơn; sức sinh sản lớn hơn, ngưỡng độ muối rộng hơn. Tuy vậy, ngao dầu cũng có những lợi thế so với ngao trắng, trong cùng một điều kiện ni thì ngao dầu ln sinh trưởng nhanh hơn, độ béo ln cao hơn ở các nhóm kích thước và ở tất cả các tháng trong năm. Chưa phát hiện thấy sự lai giữa hai loài ngao cùng phân bố tại đây.
(3) Điều kiện tự nhiên, môi trường tại vùng triều ven biển Giao Thủy, Nam Định phù
hợp cho hai loài ngao sinh trưởng và phát triển, hầu hết các yếu tố nằm trong giới hạn cho phép (GHCP). Tuy nhiên, đã phát hiện thấy hàm lượng một số chất ơ nhiễm có tính độc và sự xuất hiện các yếu tố bất thường xảy ra.
(4) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi ngao và kinh tế xã hội tại Giao Thủy cho thấy có nhiều yếu tố thuận lợi tác động tích cực đến việc ni, bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngao. Tuy nhiên, cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế đang cản trở sự phát triển và làm cho nguồn lợi tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt đã được phân tích cụ thể.
(5) Ngoài các cơ sở khoa học về mặt lý luận, việc xây dựng và thực hiện thành cơng mơ hình ni hai lồi ngao và mơ hình giám sát nguồn lợi ngao dầu tại vùng nghiên cứu
với những kết quả khả quan là những căn cứ thực tế có ý nghĩa rất quan trọng để đề xuất định hướng và giải pháp nuôi, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hai lồi ngao tại vùng nghiên cứu có tính khả thi cao.