CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ
1.6 Nghiệp vụ kinh doanh công cụ chuyển nhượng
1.6.1 Nghiệp vụ chiết khấu
Nghiệp vụ chiết khấu là việc mà các trung gian tài chính mua lại CCCN của người thụ hưởng trước hạn thanh toán với một mức giá do hai bên thỏa thuận. Thực chất, đây là việc các trung gian tài chính cấp tín dụng cho người thụ hưởng CCCN.
Một số nguyên tắc cơ bản theo luật CCCN Việt Nam 2005 về việc chiết khấu CCCN:
(1) CCCN được phát hành hợp pháp và trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(2) CCCN thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng
(3) Không ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc các cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.
Khi chiết khấu CCCN, người thụ hưởng chỉ được nhận một phần mệnh giá, gọi là thị giá chiết khấu. Thị giá chiết khấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách chiết khấu và tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương, quan hệ cung cầu về CCCN, mức độ rủi ro mà các tổ chức tín dụng gặp phải từ việc thu tiền của CCCN trong tương lai, tỷ lệ rủi ro phát sinh từ chênh lệch giữa mệnh giá CCCN và số tiền được đảm bảo thanh toán… Người thụ hưởng CCCN phải thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng CCCN đó cho tổ chức tín dụng chiết khấu, gọi là ký hậu.
Việc chiết khấu CCCN ở trung gian tài chính trước hết tạo điều kiện thuận lợi cho người bán thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư khoản tín dụng đã cấp cho người mua. Đồng thời chiết khấu giúp người mua có thời gian huy động vốn để thanh toán hối phiếu khi đáo hạn.
1.6.2 Nghiệp vụ bao thanh tốn
Bao thanh tốn là một hình thức tài trợ trực tiếp, lâu dài, ổn định và hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán hàng.
Nghiệp vụ bao thanh toán CCCN là nghiệp vụ khá phổ biến ở các nước phát triển. Đây là loại hình chiết khấu trọn gói tất cả các khoản thu của nhà xuất khẩu
hoặc người bán trong một thời gian nhất định theo những điều kiện quy định trong hợp đồng bao thanh toán ký kết giữa Trung gian tài chính với người xuất khẩu với mức giá thỏa thuận. Trong nghiệp vụ này thường có sự tham gia của ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh kỳ phiếu của người nhập khẩu, xác nhận LC theo phương thức thanh tốn thư tín dụng loại có xác nhận, ngân hàng phát hành LC…
Đặc điểm:
- Là loại chiết khấu cả gói các khoản phải thu trong một thời gian nhất định, không phải là loại chiết khấu riêng rẽ của từng khoản thu.
- Tỷ suất chiết khấu có thể được cố định hoặc thả nổi tùy thuộc vào thời gian bao thanh tốn ngắn hay dài.
- Thường có sự tham gia của ngân hàng với tư cách người bảo lãnh kỳ phiếu của người nhập khẩu, xác nhận L/C theo phương thức thanh tốn tín dụng có xác nhận, ngân hàng phát hành L/C…
1.6.3 Nghiệp vụ nhờ thu
Nghiệp vụ nhờ thu CCCN phát sinh khi người thụ hưởng CCCN khơng thể tự mình thu tiền, vì thế họ sẽ ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền từ người trả tiền ghi trên cơng cụ đó. Người được ủy quyền nhờ thu thường là các NHTM có quan hệ với bên phải trả tiền theo CCCN và ngân hàng nhờ thu này phải có tư cách pháp lý.
Để thực hiện nhờ thu, người thụ hưởng CCCN phải tiến hành thủ tục chuyển nhượng một phần quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của CCCN. Việc chuyển nhượng quyền thu tiền CCCN cho ngân hàng được thực hiện bằng cách người thụ hưởng ký hậu cho ngân hàng và ghi rõ nội dung ủy thác nhờ thu giữa ngân hàng và người thụ hưởng. Theo đó, hành vi ký hậu là chuyển nhượng quyền thu tiền chứ không phải chuyển nhượng quyền lợi được thụ hưởng CCCN đó.
1.6.4 Nghiệp vụ bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh CCCN là nghiệp vụ trong đó một hay nhiều trung gian tài chính đứng ra cam kết sẽ thanh tốn một phần hoặc toàn bộ số tiền trên CCCN nếu
người trả tiền CCCN không thanh tốn hoặc khơng thanh tốn đầy đủ cơng cụ đó. Bản chất của nghiệp vụ này là Trung gian tài chính cấp tín dụng cho bên yêu cầu bảo lãnh bằng uy tín hoặc tài sản. Tính chất của bảo lãnh là độc lập và không thể hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh, nghĩa là cam kết bảo lãnh của bên thứ ba sẽ không được chỉnh sửa, bổ sung nếu không được sự đồng ý của hai bên: bên được bảo lãnh và bên yêu cầu bảo lãnh. Việc thực hiện bảo lãnh thường được các NHTM hoặc TCTD có uy tín đứng ra đảm nhận. Có chữ ký bảo lãnh, CCCN sẽ dễ dàng được chiết khấu và tái chiết khấu với lãi suất ưu đãi.
1.6.5 Nghiệp vụ cầm cố
Khi khách hàng không muốn sử dụng phương thức chiết khấu, hoặc ngân hàng từ chối chiết khấu CCCN thì khách hàng có thể xin cho vay cầm cố bằng CCCN. Nghiệp vụ cầm cố CCCN là nghiệp vụ trong đó người thụ hưởng CCCN có nghĩa vụ chuyển giao CCCN mà mình đang sở hữu cho bên thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm nợ gốc và lãi. Tài sản cầm cố này là CCCN bản gốc. Khi chấp nhận cầm cố, các trung gian tài chính thường có quy định cụ thể về nội dung, tính chất của CCCN. Giá trị cầm cố CCCN được tính tốn căn cứ vào mệnh giá và thị giá chiết khấu CCCN và tính đến nhiều yếu tố, trong đó rủi ro thanh khoản của CCCN đóng vai trị quan trọng. Nhìn chung trung gian tài chính chỉ cho vay cầm cố bằng 80% mệnh giá CCCN, 20% còn lại là phòng ngừa rủi ro.