CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ
1.8 Các điều kiện để phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng trong nền kinh tế
kinh tế
1.8.1 Điều kiện về môi trường pháp lý điều chỉnh CCCN
Môi trường pháp lý điều chỉnh CCCN với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành thống nhất và đồng bộ là điều kiện cơ bản để phát triển sử dụng CCCN trong nền kinh tế. Nhờ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động TDTM, TDNH giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất, giữa doanh nghiệp với ngân hàng thơng qua việc tạo thêm kênh cấp tín dụng cho các ngân hàng bằng thực hiện các nghiệp vụ CCCN, tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn. Đồng thời một hệ thống luật hoàn thiện sẽ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ CCCN. Như vậy, các chủ thể tham gia quan hệ CCCN sẽ mạnh dạn hơn trong việc sử dụng CCCN như một cơng cụ thanh tốn và tài trợ tín dụng hữu hiệu.
1.8.2 Điều kiện về thị trường tài chính tiền tệ
Quốc gia nào có thị trường tài chính phát triển sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ. Với vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh, thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, khơng
chỉ đối với người có tiền đầu tư mà cịn cả với người vay tiền để đầu tư. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ là một thị
trường tài chính chỉ có các cơng cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh tốn dưới 1 năm). Thị trường vốn là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu,
trái phiếu.
Điều kiện về cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính đóng vai trị quan trọng trong việc sử dụng CCCN. Xây dựng được cơ sở hạ tầng hiện đại về dài hạn dựa trên nền tảng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho q trình hoạt động của thị trường nói chung, thực hiện hoạt động CCCN nói riêng. Hơn nữa, thị trường CCCN muốn phát triển phải dựa trên cơ chế thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Thực tế tại Singapore cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng được NHTW Singapore rất quan tâm, đặc biệt hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt rộng khắp với tỷ trọng thanh tốn khơng dung tiền mặt chiếm tới hơn 80% tổng phương tiện thanh tốn đã hỗ trợ hữu ích việc sử dụng các CCCN trong TDTM và TDNH.
1.8.3 Điều kiện về chủ thể tham gia quan hệ CCCN
Các chủ thể tham gia vào quan hệ CCCN bao gồm NHTM, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động thương mại trong nước. Các chủ thể này cần có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của CCCN đối với hoạt động của mình, từ đó quan tâm phát triển việc sử dụng CCCN một cách đúng mức.
Mặt khác, để bảo đảm việc sử dụng CCCN được an toàn và hiệu quả, năng lực của các chủ thể cần được đánh giá đúng mức. Đối với ngân hàng thương mại, đó là năng lực cạnh tranh, được đánh giá qua năng lực tài chính, năng lực cơng nghệ,
nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hanh, mạng lưới hoạt động, mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, trong đó năng lực tài chính và cơng nghệ là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Về phía doanh nghiệp, đó là mức độ tín nhiệm, thể hiện qua sự minh bạch về năng lực tài chính, thơng tin pháp lý, thơng tin thanh tốn, hồ sơ kiện tụng... của doanh nghiệp đó.