Đặc điểm về nghề nghiệp và lý do đến tẩy trắng răng

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng phương pháp tẩy trắng răng sống ở lứa tuổi 20-45 bằng opalescence 10% (Trang 65 - 105)

Trong nghiên cứu này, cán bộ hành chính chiếm tỷ lệ cao nhất (63%), hầu hết đến tẩy trắng răng với lý do nhu cầu phục vụ cho công việc và do biết thông tin về tẩy trắng răng qua mạng, báo chí. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là công nhân (2%); đối t−ợng khác đến tẩy trắng răng chiếm 22% trong đó tỷ lệ sinh viên là 15%. Lý do sinh viên đến tẩy trắng răng chủ yếu là do răng nhiễm

fluor, có 10 ng−ời trong tổng số 15 sinh viên. Lý do tẩy trắng răng ở nhóm nội trợ là thẩm mỹ và có kinh tế.

4.2. Nguyên nhân gây nhiễm mμu răng vμ mức độ bị nhiễm mμu

4.2.1. Nhiễm màu răng do yếu tố ngoại lai

Nguyên nhân nhiễm màu răng do yếu tố ngoại lai chiếm tỷ lệ cao nhất (63%) trong đó nổi bật là các màu răng 230, 340 chiếm hàng đầu, có thể do đặc điểm nguồn n−ớc và ng−ời dân có thói quen uống n−ớc chè. ở đây việc chẩn đoán nguyên nhân dựa vào hỏi thói quen ăn uống của bệnh nhân. Thông th−ờng bệnh nhân có uống n−ớc chè và một số phụ nữ uống n−ớc cam th−ờng xuyên, trong đề tài nghiên cứu có 67% ng−ời có thói quen này. Khi uống n−ớc chè hay cà phê, th−ờng mọi ng−ời có thói quen uống nóng, đây cũng là một yếu tố gây các vết nứt kẽ trên bề mặt men răng.

Hút thuốc lá khiến cho răng có thể ánh màu vàng cho tới vàng cam. Màu răng bị nhiễm do thuốc lá cần thời gian tẩy lâu hơn do chè và cà phê [56].

Vết nứt vi thể không nhìn thấy bằng mắt th−ờng đ−ợc, có rất nhiều răng bị nhiễm sắc ngoại lai là do các chất màu của thức ăn, r−ợu, khói thuốc lá và các thứ khác bám chặt vào cao răng khiến cho răng bị đổi màu. Cần phải nhấn mạnh rằng mặc dù cà phê, chè, r−ợu, n−ớc hoa quả và thuốc lá đ−ợc biết đến có khả năng làm cho răng đổi màu nh−ng điểm chính là do sự phản ứng hóa học xảy ra ở các mảng bám chứ không nên ám chỉ do nguồn thức ăn.

Hầu hết các răng nhiễm màu nâu vàng hay màu sẫm đều do sự tích tụ mảng bám, thức ăn dính có màu và sự vệ sinh răng miệng cẩu thả.

So sánh kết quả về thói quen ăn uống các chất có màu và hút thuốc lá với kết quả của tác giả n−ớc ngoài: Katherine A.K [43] cho thấy ở Mỹ chỉ có 10% ng−ời hút thuốc lá trong khi đó 90% uống n−ớc chè, cà phê, sô đa, r−ợu. Nghiên cứu của Gerard Kugel (200) [25] có 15% hút thuốc; 93,3% uống chè, cà phê, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi có tới 75% nam hút thuốc trong

tổng số nam, 5% nữ trong tổng số nữ, tổng số chung là 26% hút thuốc, 67% uống n−ớc chè, cà phê. Có sự khác biệt về tỷ lệ này là do Mỹ là một n−ớc đã phát triển, còn Việt Nam là n−ớc đang phát triển.

4.2.2. Nhiễm màu răng do fluor

Nguyên nhân và mức độ nhiễm màu răng do fluor đứng thứ hai với tỷ lệ 22%. Do đề tài mang tính chất chọn lọc những bệnh nhân có màu răng nhiễm fluor ở mức độ 1, 2 và 3 để đ−a vào nghiên cứu nên những bệnh nhân có màu răng nhiễm fluor nặng, thiểu sản men đ−ợc loại trừ.

Trong tổng số 22 bệnh nhân nhiễm fluor thì mức độ nhiễm fluor ở độ 2 (độ trung bình có đốm màu vàng nâu nhạt ở cổ răng, thân răng và rìa cắn có màu trắng kem hơi đục) chiếm đa số (54,55%). Mức độ nhiễm fluor độ 1 chiếm ít nhất (13,64%), có thể do mức độ nhiễm fluor ở độ này không ảnh h−ởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân lắm, vì toàn bộ răng có những đốm trắng nhỏ rất mờ và toàn thể màu răng trắng đục, chính vì vậy ở mức độ này có 3 bệnh nhân đến tẩy trắng với lý do răng của mình trông không giống ng−ời khác. Răng nhiễm fluor ở mức độ 3 chiếm tỷ lệ thứ 2 (31,81%). Số bệnh nhân đến tẩy trắng răng mọi mức độ nhiễm fluor ở cả nam và nữ là nh− nhau.

4.2.3. Nhiễm màu răng do tetracycline

Nguyên nhân và mức độ nhiễm màu răng do tetracycline chủ yếu là bệnh nhân ở nhóm tuổi 30-45 (86,67%). Nhóm tuổi này là thời điểm cách đây 30 năm, lúc đó tetracycline hết sức phổ biến, khi đ−ợc hỏi thì hầu hết bệnh nhân đều nhớ là có đ−ợc uống thuốc tetracycline. Tỷ lệ bệnh nhân đến tẩy răng có màu răng nhiễm tetracycline t−ơng đối lớn, nh−ng do đề tài nghiên cứu chỉ chọn lọc những bệnh nhân có màu răng nhiễm tetracycline ở mức độ nhẹ và trung bình nên tỷ lệ bệnh nhân nhiễm tetracycline là 15% trong đó tỷ lệ giữa nam và nữ là ngang nhau.

4.3. Kết quả điều trị tẩy trắng răng vμ tác dụng phụ 4.3.1. Chỉ định cho quá trình tẩy trắng răng

- Tất cả các bệnh nhân có màu răng nhiễm sắc ngoại lai đều đ−ợc tẩy trắng răng.

- Bệnh nhân ≥ 18 tuổi mới tẩy trắng răng cho buồng tủy rộng, dễ kích thích tủy do thuốc tẩy trắng răng.

- Các bệnh nhân có màu răng nhiễm tetracycline mức độ nhẹ và trung bình, các bệnh nhân nhiễm fluor ở độ 1, 2, 3 đặc biệt đối với răng nhiễm fluor ở độ 3 sau quá trình tẩy nên kết hợp trám răng thẩm mỹ bằng composite.

- Các tr−ờng hợp bệnh nhân có tật nghiến hàm, răng bị nứt hay tiêu lõm ở cổ, thiểu sản men... không nên tham gia quá trình tẩy trắng răng do thuốc vì dễ gây ê buốt, kích thích tủy.

- Phụ nữ có thai và cho con bú không nên tham gia quá trình tẩy trắng răng do khi có thai và cho con bú thì mô lợi và răng không tốt.

4.3.2. Kết quả của từng nhóm nguyên nhân trong quá trình tẩy trắng răng răng

Đánh giá kết quả tẩy trắng răng chủ yếu dựa vào độ tăng sáng của màu răng.

Kết quả thu đ−ợc cho thấy độ sáng của răng ở nhóm răng nhiễm màu ngoại lai tăng lên một cách nhanh chóng theo từng tuần. Tẩy trắng răng có tác dụng hết sức hiệu quả đối với những răng nhiễm màu ngoại lai, chỉ cần mang máng trong 1 tuần đầu đối với những răng có sắc răng ở họ 1 và họ 2 (màu 210) của bảng Chromascop đã cho độ sáng của răng tăng lên ≥ 3 bậc. Những răng có sắc màu ở họ 3 cần thời gian từ 3-4 tuần cũng cho kết quả nh− trên. Nhìn vào bảng kết quả của từng tuần cho thấy Opalescence 10% có tác dụng rất hiệu quả đối với nhóm răng nhiễm màu ngoại lai, kết quả tốt chung đạt 93,65%. Kết quả nghiên cứu của Haywood (1994) đối với răng nhiễm sắc ngoại lai là 92%, tẩy trong 6 tuần [33].

- Nhóm răng nhiễm fluor:

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm răng nhiễm fluor, tẩy trắng răng không làm mất các đốm trắng đi đ−ợc nh−ng làm tăng độ sáng của màu răng lên khiến cho các đốm trắng ít bị chú ý. Sau 2 tuần đối với nhóm răng nhiễm fluor độ 1 và 3 tuần đối với nhóm răng nhiễm fluor độ 2 độ sáng tăng lên một cách nhanh chóng ≥ 3 bậc so với vỉ so màu Chromascop, các vệt màu vàng ở răng nhiễm fluor độ 2 sau 3 - 4 tuần thì mất hẳn, riêng các vệt vàng nâu, nâu chỉ mờ nhẹ chứ không mất đi. Cần thời gian từ 3 - 4 tuần đối với nhóm răng nhiễm fluor độ 3.

Thời gian để tẩy trắng răng cho nhóm răng nhiễm fluor từ 1-4 tuần tùy mức độ 1, 2, 3. Các vệt nâu mờ đi trong thời gian từ 2-4 tuần. Nhìn vào bảng kết quả tốt của từng tuần: sau 1 tuần 13,63%; sau 2 tuần 45,45%; sau 3-4 tuần 86,36% cho thấy Opalescence có tác dụng tốt đối với nhóm răng nhiễm fluor, tuy nhiên có hạn chế là không làm mất các vệt nâu đ−ợc. Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu là 86,36%.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Dan Peterson [20] cho thấy thời gian để tẩy trắng răng đối với răng nhiễm fluor là 1-6 tuần, để hết các vết nâu là từ 1-6 tuần. Khoảng 80% cho kết quả tốt và 20% cần phải phối hợp với composite thẩm mỹ sau này. Có sự khác biệt một chút này là do đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ chọn lọc những bệnh nhân có răng nhiễm fluor ở mức độ 1, 2, 3 mà có các vệt màu vàng nâu không nhiều.

Trong số 22 bệnh nhân nhiễm fluor sau khi tẩy có 2 bệnh nhân mong muốn kết hợp trám răng thẩm mỹ (9,1%), sự khác biệt này cũng đã giải thích ở trên do bệnh nhân đ−ợc lựa chọn và số bệnh nhân răng nhiễm fluor ở mức độ 3 chỉ có 7 ng−ời.

- Nhóm răng nhiễm tetracycline:

Nhóm răng nhiễm tetracycline cho kết quả hết sức khả quan tuy thời gian tẩy răng phải lâu và duy trì đều đặn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi

chọn lựa bệnh nhân nhiễm tetracycline mức độ nhẹ và trung bình thì tất cả đều phải sau ít nhất là 3 tuần mới cho màu răng sáng đ−ợc. Tại đề tài này, chúng tôi thực hiện trên 15 bệnh nhân nhiễm tetracycline trong đó có 8 bệnh nhân ở mức độ nhẹ thì có 7 bệnh nhân (46,67%) sau 3-4 tuần đạt kết quả tốt, số bệnh nhân còn lại sau 5-6 tuần có 5 bệnh nhân đạt kết quả tốt, 2 bệnh nhân đạt kết quả khá. Kết quả tốt cho cả quá trình tẩy trắng răng ở nhóm tetracycline là 80%.

Trong bài viết của Ilan Rotstein và Richard E.W [41] có viết: Nghiên cứu tẩy trắng răng nhiễm tetracycline trên con ng−ời mà phải thực hiện một thời gian dài là bị hạn chế, thành công của tẩy trắng răng đối với nhóm răng này chỉ là làm tăng độ sáng của màu vàng nhẹ trên nền xám của răng thôi. Một nghiên cứu về tẩy trắng răng nhiễm tetracycline trên động vật đ−ợc tiến hành trên chó và tỷ lệ thành công rất nhỏ, kết quả là có thấy tăng độ sáng của răng nh−ng độ tối của màu răng quay trở lại rất nhanh. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu trên tất cả các mức độ của răng nhiễm tetracycline, đặc biệt đối với mức độ 3 và 4 của răng nhiễm tetracycline d−ờng nh− tẩy trắng răng không mấy có tác dụng.

So sánh với nhận xét của các tác giả Gerard Kugel, Ayman Aboushala, Xiaojie Zhon và Robert W. Gelach cho thấy tỷ lệ thành công tới 97% ở các răng nhiễm tetracycline. Có sự khác biệt này là do tất cả các bệnh nhân đều đ−ợc tẩy trong 2 tháng, thời gian dài hơn so với nghiên cứu của chúng tôi và do số l−ợng bệnh nhân nhiễm tetracycline chỉ có 15 nên kết quả tốt đạt 86,67%, trong khi đó có 40 bệnh nhân trong nghiên cứu của họ [25].

4.3.3. Kết quả tẩy trắng răng sau 6-12 tháng theo dõi

Để đánh giá bất kỳ một kỹ thuật nào, việc theo dõi kết quả theo thời gian là không thể thiếu đ−ợc, vì vậy kết quả điều trị phải đ−ợc đánh giá sau những khoảng thời gian nhất định. Bệnh nhân khám lại cần đ−ợc đánh giá về độ sáng của răng và chức năng ăn nhai.

Số bệnh nhân tới khám lại sau 6 tháng và 12 tháng là 100/100 do chúng tôi đề ra lấy cao răng miễn phí cho tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu và bảo hành tẩy trắng lại trong vòng 1 năm nếu răng đổi màu. Sau 6 tháng trong nghiên cứu của chúng tôi độ sáng của răng ở các nhóm vẫn giữ ổn định, bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình th−ờng, không có hiện t−ợng ê buốt hay xuất hiện triệu chứng phụ khác. Một điều đáng l−u ý ở đây là một số bệnh nhân hút thuốc thừa nhận sau khi có bộ răng trắng khiến họ tự tin hơn, ít hút thuốc lá và có ý thức đi lấy cao răng, vệ sinh răng miệng hơn.

Sau 6 tháng, hầu nh− tất cả các bệnh nhân vẫn giữ màu ổn định. Có duy nhất 1 bệnh nhân nam có răng nhiễm màu ngoại lai bị xuống 1 bậc màu do hút thuốc lá. Sau 12 tháng có 5 bệnh nhân màu răng bị xuống màu, cụ thể là: 1 bệnh nhân ở nhóm răng nhiễm fluor và 4 bệnh nhân ở nhóm răng nhiễm màu ngoại lai khiến cho tỷ lệ tốt chung giảm xuống là 85% so với tỷ lệ tốt là 90% tại thời điểm sau tẩy trắng răng. 2 bệnh nhân ở nhóm răng nhiễm fluor bị xuống kết quả khá không phải do đậm các vệt nâu hay vàng lên mà do màu nền bị giảm độ sáng. Cả 6 bệnh nhân này thừa nhận họ vẫn uống n−ớc chè, cà phê th−ờng xuyên.

Nghiên cứu của Ritter (2002), Swift (1999) [19] cho thấy 92% tỷ lệ thành công sau 5-6 tuần tẩy bằng carbamide peroxide 10%, sau đó gửi qua đ−ờng b−u điện để làm khảo sát độ bền màu thì sau 1,5 đến 3 năm có tới 62% trong số 26 bệnh nhân bị thay đổi màu răng, cụ thể là giảm độ sáng của răng, 43% trong 30 bệnh nhân tiết lộ răng của họ vẫn ổn định màu trong 10 năm sau tẩy trắng răng.

Qua kết quả trên cho thấy theo thời gian và sự sử dụng thực phẩm, thức ăn, nguồn n−ớc của một số bệnh nhân bị xuống màu răng tức là tăng độ tối của răng. Điều này cũng phù hợp với một số lời khuyên của các nha sĩ là sau quá trình tẩy trắng răng từ 1-3 năm, bạn nên thực hiện quá trình tẩy trắng răng

lại, tr−ờng hợp những ng−ời không hút thuốc và ăn uống các chất không tạo màu thì độ sáng của răng có tuổi thọ lâu hơn [56].

Để kết quả đạt đ−ợc 100% tốt, chúng tôi khuyên bệnh nhân không nên ăn uống các chất nh− r−ợu đỏ, chè, cà phê, thuốc lá... trong vòng 1 tuần sau khi tẩy trắng răng; luôn đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa sau khi ăn và tối tr−ớc khi đi ngủ. Chỉ tơ nha khoa có tác dụng làm sạch các kẽ răng mà có tới 70% mảng bám gây đổi màu răng tập trung ở đây. H−ớng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng. Lấy cao răng 6 tháng/lần. Quá trình tẩy trắng răng lại đ−ợc thực hiện từ 1-3 năm.

* Ưu - nhợc điểm của phơng pháp tẩy trắng răng bằng Opalescence 10%:

- Ưu điểm:

Nồng độ thuốc thấp nên ít gây biến chứng nh− ê buốt nhiều trong quá trình tẩy trắng răng và hết ê buốt ngay sau một ngày dừng quá trình tẩy, lợi không bị kích thích do thuốc, các phần khác trong miệng không bị tổn th−ơng do thuốc.

Dễ dàng thực hiện ở các cơ sở răng hàm mặt của n−ớc ta, không cần nhiều trang thiết bị, giá thành vừa phải.

- Nh−ợc điểm:

Thời gian mang máng dài, đòi hỏi tính kiên trì, không thích hợp cho những ng−ời muốn có bộ răng trắng nhanh, những ng−ời bận rộn, ngoài ra với những ng−ời quá nhạy cảm sẽ không chấp nhận ph−ơng pháp này.

4.3.4. Các triệu chứng phụ trong quá trình tẩy trắng răng

* Triệu chứng ê buốt

Sau 1 tuần đầu tẩy trắng răng có tổng số 43 bệnh nhân bị ê buốt (43%) trong đó có 34 bệnh nhân ê buốt độ 1 (ê buốt nhẹ trong giới hạn chịu đ−ợc nh− thỉnh thoảng thấy ê ở răng hay thấy nhói nhẹ, hoặc thấy nh− vừa ăn đồ chua hoặc thấy ê cả hai hàm khi c−ời, nói chuyện...), có 9 bệnh nhân mang

máng ngày thứ 3 đã ê buốt không chịu đ−ợc, thuộc nhóm ng−ời có răng nhạy cảm.

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy khi tẩy trắng răng kể cả với nồng độ thuốc thấp (10%) cũng xảy ra ê buốt răng, tỷ lệ bệnh nhân ê buốt của chúng tôi chiếm 43%, trong nghiên cứu của Hayword (1994) và Schulte (1994) có nêu ê buốt răng là triệu chứng th−ờng gặp trong tẩy trắng răng, th−ờng các nghiên cứu cho thấy ê buốt răng dao động từ 15-65% đối với carbamide peroxide 10% [33] và lên đến 67-78% khi thực hiện tẩy trắng răng tại phòng mạch theo kiểu nhiệt hóa (Cohen 1979, Nathason và Parra (1987) [33].

Nghiên cứu của chúng tôi, ê buốt xảy ra trong 3 - 5 ngày đầu và tiếp diễn cho đến hết quá trình tẩy trắng răng giống nh− một số nghiên cứu của Tam (1999a), Leonard (1997) [33] và ngay sau dừng quá trình tẩy trắng răng bệnh nhân hết ê buốt sau đó 1 ngày. Nghiên cứu của Cohen và Chase (1979), với

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng phương pháp tẩy trắng răng sống ở lứa tuổi 20-45 bằng opalescence 10% (Trang 65 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)