Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng phương pháp tẩy trắng răng sống ở lứa tuổi 20-45 bằng opalescence 10% (Trang 36 - 105)

Qua khám sàng lọc lâm sàng, chúng tôi dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm màu răng chọn bệnh nhân vào nghiên cứu trong đó:

- Số bệnh nhân bị nhiễm tetracycline: 15 ng−ời. - Số bệnh nhân bị nhiễm fluor: 22 ng−ời

- Số bệnh nhân bị nhiễm sắc ngoại lai: 63 ng−ời

Cả 100 bệnh nhân đều đ−ợc cho mang máng tẩy mềm với thuốc tẩy Opalescence 10% dùng 1 tuýp trong 5-6 ngày, qua đêm trong thời gian là 6-8 giờ.

Sau khi mang máng tẩy, nếu bệnh nhân có dấu hiệu ê buốt nặng không chịu đ−ợc, chúng tôi lần l−ợt giảm l−ợng thuốc tra vào máng, nếu không đỡ thì kết hợp cho dùng kem chống ê buốt của Opalescence (dùng nh− kem đánh răng), đồng thời giảm thời gian mang máng tẩy trong ngày xuống còn 4-5 giờ.

Trong quá trình điều trị, không có bệnh nhân nào bị loại trừ ra khỏi quá trình nghiên cứu.

2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin

2.2.4.1. Phơng tiện, dụng cụ khám lâm sàng

- Bộ dụng cụ khám: khay quả đậu, g−ơng tròn nhỏ phẳng hoặc lõm, gắp, thám châm.

- Ghế máy chữa răng.

- Bộ vỉ so màu Chromascop.

- Thìa và vật liệu lấy dấu, dao, sáp, kéo.

2.2.4.2. Những thông tin thu thập từ khám lâm sàng

Theo mẫu bệnh án thống nhất để thu thập những thông tin sau: - Phần hành chính:

+ Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại, nghề nghiệp. + Lý do đến tẩy trắng răng. + Lý do đến tẩy trắng răng. + Lý do đến tẩy trắng răng. + Lý do đến tẩy trắng răng.

+ Tiền sử:

. Hồi nhỏ có uống tetracycline?

. Sinh ra ở đâu? ở đâu từ tr−ớc tuổi 12? . Đã đi lấy cao răng bao giờ ch−a?

. Nếu có thì có đi lấy th−ờng xuyên không? . Có hay uống n−ớc chè, cà phê không? . Có hút thuốc lá không?

. Thích ăn nóng, lạnh không? Ăn uống nóng, lạnh có ê buốt không? . Hỏi bệnh nhân có tật nghiến hàm không?

- Khám miệng, khớp cắn:

+ Tình trạng niêm mạc miệng.

+ Tình trạng lợi có lành mạnh không. + Tình trạng vùng quanh răng.

- Khám răng:

+ Khám răng d−ới ánh sáng đèn ghế nha, xem răng có bị nứt, nứt men răng hay thiểu sản, tiêu cổ răng. Gõ dọc, gõ ngang kiểm tra vùng cuống răng xem có bị tổn th−ơng hay bệnh lý tủy không.

+ Màu sắc men răng: Chúng tôi xác định sự nhiễm sắc răng dựa vào bảng so màu Chromascop và theo tiêu chí phân loại màu răng nhiễm tetracycline và nhiễm fluor.

2.2.5. Các b−ớc tiến hành tẩy trắng răng

2.2.5.1. Trớc quá trình tẩy trắng răng

Làm vệ sinh răng miệng, lấy sạch cao răng, điều trị viêm lợi.

Tr−ờng hợp nhiều cao răng và có viêm lợi, cho đánh răng bằng kem đánh răng chống ê buốt Opalescence 1 tuần tr−ớc khi thực hiện tiến trình tẩy trắng răng để tránh sự nhạy cảm của răng.

2.2.5.2. Kỹ thuật

* So màu răng:

- Chọn nguồn ánh sáng đèn phòng khám và ghế răng. - Sử dụng bảng so màu Chromascop.

- Son môi và kính của bệnh nhân đ−ợc lấy ra tr−ớc khi so màu. - Tất cả các răng đều đ−ợc đánh bóng tr−ớc khi so màu.

- L−ớt nhanh bộ so màu qua cạnh cắn để chọn màu, lấy ra màu phù hợp nhất, thấm −ớt que màu đó vào n−ớc để kiểm tra lại.

- Nếu không có màu nguyên răng sẽ chọn tông màu gần giống nhất. - Đối với răng nhiễm màu fluor và tetracycline: dựa vào bảng phân loại nhiễm fluor và tetracycline chọn ra bệnh nhân ở các cấp độ, đồng thời vẫn dùng bảng so màu Chromascop để lấy tông màu cơ bản.

* Phân loại bệnh nhân theo 3 nhóm: - Bệnh nhân có răng nhiễm màu ngoại lai.

- Bệnh nhân có răng nhiễm tetracycline độ 1 và độ 2. - Bệnh nhân có răng nhiễm fluor độ 1, độ 2 và độ 3. * Chụp ảnh hai hàm tr−ớc và sau tẩy trắng răng. * Lấy dấu hai hàm, đổ thạch cao GC vào.

* Khuôn lấy dấu và sử dụng máy rung trong 20 giây:

- Sau khi đổ thạch cao GC phải đợi 120 phút mới gỡ mẫu ra khỏi khuôn. - Mẫu đ−ợc sao phải sắc nét, rõ ràng, không có bọng bọt.

* Gửi x−ởng để ép máng tẩy mềm.

* Hoàn thiện máng tẩy: Dùng kéo cắt bỏ hết các phần d− của máng. * Kiểm tra độ sát khít của máng lên răng bệnh nhân.

* H−ớng dẫn bệnh nhân theo trình tự nh− sau: - Đánh răng tr−ớc khi đi ngủ.

- Tra thuốc vào máng về phía tiếp xúc với mặt răng, từ răng số 5 bên này sang răng số 5 bên kia.

- Mỗi tuần 6 ngày đầu tiên mang máng tẩy sẽ dùng hết 1 tuýp thuốc Opalescence.

- Sau khi dàn đều thuốc lên mặt khay phần tiếp xúc với mặt răng cửa thì đeo máy lên và dùng ngón tay ấn nhẹ vào mặt khay sao cho thuốc tràn đều trên mặt răng.

- Mang máng qua đêm.

- Bỏ máng tẩy ra sau khi kết thúc 6 giờ hoặc 8 giờ, rửa sạch răng và máng bằng n−ớc trắng.

- Trong quá trình tẩy tuyệt đối không ăn, uống các chất tạo màu nh− chè, cà phê, n−ớc cam, nghệ là những thực phẩm hàng đầu làm răng bị nhiễm sắc. Tránh ăn, uống các đồ nóng quá hay lạnh quá mà gây kích thích tủy răng tạo ê buốt.

- Tr−ờng hợp bệnh nhân có ê buốt độ 2, chúng tôi xử lý nh− sau:

+ Giảm l−ợng thuốc tra vào máng bằng cách yêu cầu bệnh nhân dùng một tuýp trong 9 - 10 ngày.

+ Nếu bệnh nhân còn ê buốt, chúng tôi kết hợp cho dùng kem chống ê buốt và giảm thời gian mang máng còn 4-5 giờ/ngày.

+ Nếu bệnh nhân tiếp tục ê buốt độ 2, chúng tôi dừng quá trình tẩy trắng răng.

* Tiêu chí đánh giá kết thúc quá trình tẩy:

- Màu răng đã −ng ý về phía bệnh nhân và về phía bác sỹ.

- Màu răng ch−a −ng ý: chúng tôi tiếp tục cho bệnh nhân mang máng tẩy thêm 1 tuýp nữa (từ 5 - 8 ngày).

Nếu màu răng không sáng hơn: 1/3 rìa cắn thấy trong ở mọi góc độ ánh sáng hoặc thời gian mang máng tẩy ≥ 6 tuần mà không sáng thêm đ−ợc nữa đối với răng nhiễm sắc tetracycline thì dừng quá trình tẩy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng phương pháp tẩy trắng răng sống ở lứa tuổi 20-45 bằng opalescence 10% (Trang 36 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)