Bảng 3.7: Đánh giá BN theo thang điểm Walch- Duplay (n = 42).
Stt Đánh giá Số BN Tỷ lệ % 1 Rất tốt (91-100) 13 30,9 2 Tốt (76-90) 17 40,5 3 Trung bình (50-75) 11 26,2 4 Kém (< 50) 1 2,4 5 Tổng số 42 100,0
47 Nhận xét:
Điểm Walch- Duplay trung bình của BN sau mổ TKVTD ra trước bằng PT Latarjet- Bristow là 83,7 ± 16,3 điểm, điểm thấp nhất là 40 điểm, điểm cao nhất là 100 điểm.
Tỷ lệ BN được đánh giá là rất tốt và tốt theo thang điểm Walch- Duplay chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 30,9% và 40,5%.
Tỷ lệ BN được đánh giá là trung bình theo thang điểm Walch- Duplay là 26,2%.
Có 1 BN, chiếm tỷ lệ 2,4% đạt kết quả kém sau phẫu thuật. BN này bị trật tái diễn sau phẫu thuật 11 tháng.
3.2.1.2.Đánh giá tình trạng mất vững của khớp vai.
Bảng 3.8: Tình trạng mất vững của khớp vai (n = 42). Không e sợ E sợ dai dẳng Cảm thấy mất vững Trật tái diễn Số BN (%) Nghiệm pháp e sợ Âm Tính 30 (71,4%) 8 (19,0%) 0 (0%) 0 (0%) 38 (90,5%) Dương tính 0 (0%) 3 (7,1%) 0 (0%) 1 (2,4%) 4 (9,5%) Nghiệm pháp tạo rãnh Âm tính 30 (71,4%) 10 (23,8%) 0 (0%) 0 (0%) 40 (95,2%) Dương tính 0 (0%) 1 (2,4%) 0 (0%) 1 (2,4%) 2 (4,8%) Số BN (%) 30 (71,4%) 11 (26,2%) 0 (0%) 1 (2,4%) Nhận xét:
Có 30 BN không còn e sợ trật khớp vai sau phẫu thuật, thăm khám lâm sàng ở nhóm BN này chúng tôi ghi nhận không một BN nào dương tính với nghiệm pháp e sợ và nghiệm pháp tạo rãnh.
48
Có 11 BN (chiếm 26,2%) cảm thấy e sợ dai dẳng sau phẫu thuật, thăm khám lâm sàng ở nhóm BN này chúng tôi ghi nhận có 1BN dương tính với cả hai nghiệm pháp e sợ và tạo rãnh và có 2 BN dương tính với nghiệm pháp e sợ.
Chúng tôi không ghi nhận một trường hợp nào cảm thấy mất vững khớp vai sau phẫu thuật.
Có 1 BN bị trật tái hồi sau phẫu thuật, thăm khám lâm sàng ở BN này ghi nhận BN này dương tính với cả nghiệm pháp e sợ và nghiệp pháp tạo rãnh.
Thăm khám lâm sàng sau mổ chúng tôi ghi nhận nghiệm pháp e sợ dương tính ở 9,5%, nghiệm pháp tạo rãnh dương tính ở 4,8% nhóm nghiên cứu. 3.2.1.3.Đánh giá mức độ đau khớp vai
Biểu đồ 3.5: Đánh giá mức độ đau khớp vai (n = 42). Nhận xét:
Có 32 BN, chiếm 76,2% không có phàn nàn về triệu chứng đau khớp vai. Chúng tôi ghi nhận có 10 BN, chiếm 23,8% có biểu hiện đau khớp vai khi thực hiện các động tác gắng sức nhưng không phải điều trị bằng bất cứ loại thuốc giảm đau nào.
76,2%
23,8%
Không đau
Đau khi thực hiện động tác gắng sức
49
3.2.1.4.Đánh giá biên độ vận động của khớp vai.
Biểu đồ 3.6: Biên độ vận động trung bình của khớp vai của BN sau PT Latarjet- Bristow (n = 42).
Nhận xét:
Không có BN nào hạn chế vận động khớp vai trong các động tác dạng vai, khép vai, xoay trong khớp vai, nâng cánh tay ra sau.
Động tác nâng cánh tay ra trước ở khớp vai bên phẫu thuật hạn chế không đáng kể so với bên không phẫu thuật.
Tất cả các BN đều hạn chế xoay ngoài khớp vai ở cả tư thế cánh tay khép vào thân mình và cánh tay dạng 900.
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
Vai phẫu thuật
50
Biên độ xoay ngoài trung bình của khớp vai đã phẫu thuật trong tư thế cánh tay khép vào thân mình là 370 ±110 so với khớp vai lành bên đối diện là 520 ± 130, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Biên độ xoay ngoài trung bình của khớp vai đã phẫu thuật trong tư thế cánh tay dạng 900 là 470 ± 150 so với khớp vai lành, bên đối diện là 640 ± 120, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.1.5.Đánh giá mức độ trở lại hoạt động thể thao.
Biểu đồ 3.7: Mức độ hoạt động thể thao trước khi PT (n = 42). Nhận xét:
Có 36 BN, chiếm 85,7%, có tham gia hoạt động thể thao khi rảnh rỗi. Không có BN nào là vận động viện chuyên nghiệp.
Biểu đồ 3.8: Đánh giá mức độ trở lại thể thao sau khi PT (n = 36). 0,0% 85,7% 14,3% Thi đấu Khi rãnh rỗi Không chơi 12,5% 25,0% 21,9% 40,6%
Trở lại hoạt động thể thao như trước
Giảm phong độ ở những môn thể thao vẫn tập trước đó phải chuyển sang môn thể thao khác ít nguy cơ hơn Dừng chơi thể thao
51
Nhận xét: Trong số 36 BN có tham gia thể thao trước mổ chúng tôi ghi nhận: Tỷ lệ BN trở lại hoạt động thể thao như trước mổ là 12,5%.
Tỷ lệ BN sau mổ chơi lại được thể thao ở những môn vẫn luyện tập trước đó nhưng phong độ không còn duy trì được như trước chiếm 25%.
Có 21,9% BN phải chuyển sang môn thể thao khác ít nguy cơ hơn. Có 40,6% BN từ sau mổ không chơi thể thao lại.
3.2.2. Đánh giá X quang khớp vai sau mổ.
3.2.2.1.Đánh giá tình trạng liền xương mỏm quạ- ổ chảo.
Bảng 3.9: Tình trạng liền xương mỏm quạ- ổ chảo trên X quang (n = 42).
Stt Tình trạng liền xƣơng Số BN Tỷ lệ % 1 Liền tốt 32 76,2 2 Chậm liền 1 2,4 3 Khớp giả 9 21,4 4 Tổng số 42 100,0 Nhận xét:
Có 9 BN không có sự liền xương mỏm quạ- ổ chảo, chiếm tỷ lệ 21,4 %. Có 1 BN chụp X quang kiểm tra sau 3 tháng chưa thấy có sự liền xương trên X quang, chiếm tỷ lệ 2,4%.
3.2.2.2.Đánh giá tình trạng thoái hóa khớp vai.
Biểu đồ 3.9: Tình trạng thoái hóa khớp vai trên phim chụp X quang (n = 42).
16,7% 83,3%
Có thoái hóa Không thoái hóa
52 Nhận xét:
Có 7 BN, chiếm 16,7% có biểu hiện thoái hóa khớp vai trên phim chụp X quang khớp vai.
3.2.3. Các biến chứng sau phẫu thuật Latarjet- Bristow.
Trong số 42 BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi ghi nhận: Không có BN nào bị biến chứng trong mổ. Tất cả các ca phẫu thuật đều được tiến hành thuận lợi với thời gian phẫu thuật trung bình khoảng 45 phút.
Không có BN nào bị nhiễm trùng sau mổ.
Không có BN nào bị biến chứng mạch máu, thần kinh.
1 BN được phát hiện gãy vít cố định mỏm quạ sau mổ 19 tháng. 10 BN có biểu hiện tiêu xương mỏm quạ quanh vít.
1 BN bị trật tái hồi sau phẫu thuật 15 tháng
1 BN bị mất vững khớp vai sau phẫu thuật với biểu hiện BN cảm thấy mất vững khi thực hiện các động tác của khớp vai và thăm khám lâm sàng dương tính với nghiệm pháp tạo rãnh và nghiệm pháp e sợ. Tuy nhiên BN không có biểu hiện trật khớp thực sự.
3.2.4. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng khớp vai sau mổ. Bảng 3.10: Liên quan giữa vị trí khớp vai với chức năng khớp vai.
Rất tốt Tốt Trung bình và kém Tổng số Vai trái 7 7 7 21 Vai phải 6 10 5 21 Tổng số 13 17 12 42 Nhận xét:
Chức năng khớp vai ở nhóm BN TKVTD bên trái và ở nhóm BN TKVTD bên phải có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
53
Bảng 3.11: Liên quan giữa tay thuận với chức năng khớp vai. Rất tốt Tốt Trung bình
và kém Tổng số
Tay thuận 7 10 5 22
Tay không thuận 6 7 7 20
Tổng số 13 17 12 42
Nhận xét:
Chức năng khớp vai của nhóm BN TKVTD bên tay thuận và ở nhóm BN TKVTD bên tay không thuận có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Bảng 3.12: Liên quan giữa số lần trật với chức năng khớp vai. Rất tốt và tốt Trung bình và kém Tổng số Số lần trật < 10 7 6 13 Số lần trật > 10 23 6 29 Tổng số 30 12 42 Nhận xét: Chức năng khớp vai ở nhóm BN có số lần trật < 10 lần và nhóm BN có số lần trật > 10 lần có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
54
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu của BN TKVTD ra trước. 4.1.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi. 4.1.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi.
Kết quả về tuổi của BN được trình bày trong bảng 3.1. BN của chúng tôi bao gồm các lứa tuổi từ 16 đến 39, tuổi trung bình là 25,7 ± 5,3. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 21-39 tuổi.
Bảng 4.1: Đặc điểm về tuổi của BN TKVTD theo một số tác giả. Tác giả Lứa tuổi Mẫu nghiên cứu Tuổi trung bình
Allain et al [10] 15- 58 n = 58 27,5
Kashani et al [40] 19- 42 n = 35 28,1
Matthes et al [45] 13- 39 n = 29 26
Chúng tôi 16- 39 n = 42 25,7
Độ tuổi trung bình của BN TKVTD trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự so với các tác giả khác. BN TKVTD thường gặp ở lứa tuổi từ 21-30 tuổi, chiếm 69,0% các trường hợp. Theo Nguyễn Văn Thái, lứa tuổi từ 20- 30 tuổi chiếm 62,2% trong tổng số 32 BN [9].
TKVTD thường gặp ở người trẻ tuổi, BN bị trật khớp vai cấp tính lần đầu ở độ tuổi càng trẻ thì khả năng bị TKVTD càng cao. Mc Laughlin và Cavallaro nhận thấy trong 101 BN bị trật khớp vai cấp tính, tỷ lệ trật tái diễn lên đến 90% ở BN dưới 20 tuổi, 60% ở BN từ 20-40 tuổi và chỉ còn 10% ở BN trên 40 tuổi. Trong một nghiên cứu khác, Mc Laughlin và Mc Lellan thông báo trong 580 ca trật khớp vai cấp tính có tới 95% BN bị trật tái diễn có độ tuổi dưới 20. Rowe và Sakellarides thông báo trong 324 BN trật khớp vai cấp tính, tỷ lệ trật tái diễn ở BN dưới 20 tuổi là 94%. Hovelius và cộng sự thông báo, tỷ lệ tái trật ở BN trật khớp vai cấp tính là 33% ở BN dưới 20 tuổi, 25% ở BN từ 20-30 tuổi, 10% ở BN từ 30-40 tuổi. Hầu hết tình trạng tái trật xảy ra trong 2 năm đầu sau lần trật khớp vai cấp tính đầu tiên [16].
55 4.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN nam giới chiếm 90,5% các trường hợp, nhiều hơn gấp 9,5 lần so với nhóm BN nữ giới.
Bảng 4.2: Đặc điểm về giới của BN TKVTD theo một số tác giả. Tên tác giả Tỷ lệ nam Tỷ lệ nữ Mẫu nghiên cứu
Allain et al [10] 74,1% 25,9% n = 58
Kashani et al [40] 94,3% 5,7% n = 35
Matthes et al [45] 55,2% 44,8% n = 29
Nguyễn Văn Thái [9] 81,3% 18,7% n = 32
Bùi Văn Đức [2] 82,4% 17,6% n = 51
Chúng tôi 90,5% 9,5% n = 42
Tỷ lệ BN nam TKVTD trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với tỷ lệ BN nữ, kết quả này cũng được ghi nhận bởi nhiều tác giả. Tỷ lệ BN nam cao hơn BN nữ có lẽ do nam giới có nhu cầu hoạt động thể lực nhiều hơn nữ giới, và trong các hoạt động thể lực của mình, cường độ và tốc độ hoạt động của nam giới cũng lớn hơn nữ giới.
4.1.3. Nguyên nhân chấn thương.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN chấn thương do chơi thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,8% các trường hợp. Điều này cũng được ghi nhận bởi nhiều tác giả. Theo Bùi Văn Đức, trong số 51 BN TKVTD, chấn thương thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 35,4% [2]. Theo Nguyễn Văn Thái, tỷ lệ này là 53% trong số 32 BN TKVTD [9].
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nhu cầu giải trí của con người cũng được nâng cao, theo đó phong trào thể dục thể thao cũng được phát triển rông khắp. Trong số 31 BN (chiếm tỷ lệ 73,8%) bị chấn thương do chơi thể thao không ai là vận động viên chuyên nghiệp. Họ không được trang bị các kỹ thuật căn bản nên có khi chỉ cần chấn thương nhẹ cũng dẫn tới trật khớp vai.
4.1.4. Cách thức điều trị BN TKVTD trong lần trật đầu tiên.
56
vai cấp tính đầu tiên có đến với cơ sở y tế để nắn trật và bất động khớp vai. Tuy nhiên , không BN nào trong số họ được bất động khớp vai đủ 3 tuần. 23 BN (chiếm tỷ lệ 54,8%) sau khi trật khớp vai cấp tính đã được nắn trật hoặc khớp tự vào nhưng BN không được bất động khớp vai sau đó.
Nhiều tác giả khuyên rằng, BN sau trật khớp vai cấp tính lần đầu nên được bất động khớp vai với túi treo tay trong tư thế xoay trong khoảng 2- 4 tuần. Mặc dù vậy, nghiên cứu của Finestone và cộng sự chỉ ra rằng ở những BN trật khớp vai cấp tính do chấn thương, không có sự khác biệt giữa bất động khớp vai ở tư thế xoay trong và tư thế xoay ngoài trong việc phòng tránh trật tái diễn. Hầu hết các tác giả cho rằng thời gian bất động khớp vai không ảnh hưởng đến tần suất trật lại. Tuy nhiên, Rowe và Sakellarides nhận thấy không bất động khớp vai có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ tái trật so với BN được bất động khớp vai 3 tuần. Tương tự, Kiviluoto nhận thấy sự khác biệt giữa tỷ lệ tái trật ở BN được bất động khớp vai trong nhóm BN dưới 30 tuổi: bất động khớp vai trong một tuần có tỷ lệ tái trật nhận thấy ở những cầu thủ chơi bóng bầu dục, khoảng thời gian giữa lần trật cấp tính đầu tiên đến lần trật thứ hai dài hơn nếu khớp vai sau lần trật cấp tính đầu tiên được bất động trong 4 tuần hoặc nhiều hơn so với nhóm được bất động dưới 3 tuần [11], [12], [20], [25], [28].
4.1.5. Thời gian từ lần trật khớp vai cấp tính đầu tiên cho đến khi được PT. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thời gian từ khi BN bị trật khớp vai cấp tính cho đến khi BN được tiến hành phẫu thuật trung bình là 32,8 ± 25,0 tháng. Chỉ có 8 BN (chiếm 19,2%) đến phẫu thuật trong năm đầu, sau khi bị chấn thương, đa số BN đến viện rất muộn sau chấn thương khi mà khớp vai đã bị trật tái diễn rất nhiều lần và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của BN. Theo Nguyễn Trọng Anh, trong số 42 BN của nhóm nghiên cứu, chỉ có 5 BN (chiếm 11,9%) đến phẫu thuật trong năm đầu tiên sau chấn thương, còn lại đa số đến sau chấn thương một thời gian dài [1].
4.1.6. Số lần TKVTD.
57
diễn nhiều lần. Tỷ lệ BN có số lần trât tái diễn > 10 lần chiếm 69,0% các trường hợp. Điều này là dễ hiểu bởi BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thường đến viện muộn sau chấn thương.
4.1.7. Vị trí khớp vai bị TKVTD.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN bị TKVTD bên vai trái và vai phải là như nhau, chiếm tỷ lệ 50%; tỷ lệ BN bị TKVTD bên tay thuận (chiếm 52,4%) nhiều hơn BN bị TKVTD bên tay không thuận. Theo Nguyễn Trọng Anh, nghiên cứu 42 BN TKVTD, tỷ lệ BN bị TKVTD bên vai phải là 71,4% và bên tay thuận là 73,8% [1]. Kashani ghi nhận, nghiên cứu 35 BN TKVTD, tỷ lệ BN bị TKVTD bên tay phải là 54,3% và bên tay thuận là 54,3% [40]. Nhiều tác giả cho rằng tay thuận thường là tay được sử dụng nhiều hơn với cường độ và biên độ mạnh hơn nên trật khớp vai thường xảy ra hơn ở bên tay thuận hơn so với bên tay không thuận [28]. Do số lượng BN của chúng tôi còn hạn chế nên chúng tôi không kết luận về vấn đề này.
4.1.8. Tổn thương giải phẫu của khớp vai được ghi nhận trong mổ.
Các tổn thương giải phẫu khớp vai trong bệnh lý TKVTD ra trước do chấn thương trong nghiên cứu của chúng tôi được ghi nhận trong biểu đồ 3.2. Chúng tôi nhận thấy tất cả các trường hợp TKVTD ra trước đều có bao khớp phía trước trùng và giãn rộng. Có lẽ hậu quả của nhiều lần trật tái diễn ra trước đã làm cho bao khớp phía trước vốn là chỗ yếu nhất của bao khớp vai ngày càng giãn rộng