3.3.1. Kích thƣớc vùng sống
Kích thước vùng sống được xác định trên cơ sở tổng hợp số lượng các ô lưới ghi nhận có Voọc xuất hiện (không tính các ô trùng lặp). đã ghi nhận Voọc xuất hiện ở 179 0.01 km2 (100 x 100 m) và 63 ô lưới 0.0625 km2 (250 x 250 m). Như vậy, kích thước vùng sống được ước tính lần lượt là:
HRs(100 x 100 m) = 179 x 0.01 = 1.79km2 HRs(250 x 250 m) = 63 x 0.0625 = 3.9375km2
Bảng 3.2. Kích thƣớc vùng sống theo từng tháng của Voọc mũi hếch
Tháng/năm Kích thƣớc vùng sống theo tháng (km2) Mùa Kích thƣớc vùng sống theo mùa (km2) Ô lƣới 100x100 m Ô lƣới 250x250 m Ô lƣới 100x100 m Ô lƣới 250x250 m Tháng 2/2012 Tháng 4/2012 0,28 0,06 1 0,25 Xuân 0,17 0,625 Tháng 5/2012 Tháng 6/2012 Tháng 7/2012 0,27 0,09 0,05 0,875 0,5 0,25 Hạ 0,136 0,542 Tháng 8/2011 Tháng 9/2011 Tháng 10/2011 Tháng 8/2012 Tháng 9/2012 Tháng 10/1012 0,2 0,09 0,21 0,35 0,09 0,24 0,625 0,25 1 1,375 0,3125 0,625 Thu 0,197 0,698 Tháng 11/2011 Tháng 12/2011 Tháng 1/2012 Tháng 11/2012 Tháng 12/2012 0,36 0,27 0,1 0,25 0,02 1 0,9375 0,5 1 0,125 Đông 0,2 0,713 Trung bình 0,18 0,664
42
Sự khác nhau về kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch theo từng tháng, theo từng mùa được tổng hợp trong (Bảng 3.2).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước vùng sống của quần thể Voọc mũi hếch ở Khau Ca là 1.79km2 tính theo ô lưới 100 x 100 m và 3.9375km2 tính theo ô lưới 250 x 250 m. Kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch theo các công trình nghiên cứu trước đây của Phạm Nhật (1993) ở 3 địa điểm (Lục Yên – Chợ đồn - Na Hang) là 3.8 – 5.6km2 [10]; Lê Khắc Quyết (2006) ở Khau Ca là 7 km2 [13]; Nuyễn Bá Quyền (2010) ở Khau Ca là 2,185km2 [12]; Lê Xuân Cảnh và Boonratana (1994) ở KBTTN Na Hang là 10km2 [20]. Như vậy, có sự khác nhau đáng kể về kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch ở Khau Ca và KBTTN Na Hang. Nguyên nhân vùng sống của Voọc mũi hếch ở Khau Ca hẹp hơn đáng kể so với KBTTN Na Hang có lẽ là do diện tích KBT Khau Ca nhỏ hơn rất nhiều (22.401 ha so với 2.024 ha).
Phạm Nhật (1993) xác định kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch là 4,55km2 trung bình cho một đàn 14,5 cá thể, bằng phương pháp ước lượng kết hợp với thông tin của thợ săn và khoanh vẽ đo đếm trên bản đồ. Lê Khắc Quyết (2006) cho rằng, Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca kiếm ăn và sinh sống trong khoảng 7km2; Nguyễn Bá Quyền (2010) chỉ tính kích thước vùng sống của một đàn 32 cá thể; theo Lê Xuân Cảnh và Boonratan (1994), do quần thể Voọc mũi hếch ở Tát Kẻ thường xuyên di chuyển và kiếm ăn cùng nhau, nên mức độ chồng xếp (trùng lặp) về vùng sống giữa các đàn là khá lớn.
3.3.2. Chiều dài đƣờng di chuyển theo ngày, mùa
Mặc dù có tới 43 ngày quan sát Voọc nhưng chúng tôi chỉ lấy số liệu của các ngày gặp Voọc trong hai, ba liên tiếp của một nhóm hoặc một gia đình Voọc để xác định chiều dài đường di chuyển. Bảng 3.3 là kết quả nghiên cứu chiều dài di chuyển theo ngày, mùa dựa trên số liệu ghi nhận Voọc liên tiếp trong các ngày: 17, 18 tháng 10; 15, 16 tháng 11; 21, 22 tháng 12 năm 2011 và 23, 24, 25 tháng 2; 12, 13 tháng 5; 22, 23 tháng 6; 10, 11 tháng 8; 17, 18 tháng 11 năm 2012.
43
Bảng 3.3. Độ dài đƣờng di chuyển theo ngày, mùa của Voọc mũi hếch
Ngày/ tháng/ năm Độ dài theo ngày (m) Mùa Độ dài theo mùa (m)
23 – 24/2/2012 24 – 25/2/2012 600 700 Xuân 650 12 -13/5/2012 22 – 23/6/2012 500 500 Hạ 500 10 – 11/8/2012 17 – 18/10/2011 800 800 Thu 800 17 – 18/11/2012 15 – 16/11/2011 21 – 22/12/2011 900 900 1100 Đông 967 Trung bình 744
Chiều dài quãng đường di chuyển trung bình trong ngày là 744m và: mùa xuân 650m; mùa hạ 500m; mùa thu 800m; mùa đông 967m.
So sánh với một số loài voọc khác trong giống Rhinopithecus: Voọc mũi hếch Vân Nam (Rhinopithecus bieti) chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày là 1.620 m [40]: Voọc mũi hếch vàng (Rhinopithecus roxellana) chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày là 2.100 m [65], Voọc mũi hếch có chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày ngắn hơn khá nhiều. Điều này có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân chính là do quần thể cư trú trong phạm vi hẹp và sự khác nhau khá lớn về số lượng quần thể giữa Voọc mũi hếch ở Khau Ca so với Voọc mũi hếch ở Vân Nam (khoảng từ 175 – 200 cá thể) [40] và Voọc mũi hếch vàng (112 cá thể) [65].
3.3.3. Cƣờng độ sử dụng sinh sảnh sống
Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mũi hếch tại KBTL&SCVMH, được xác định trên cơ sở xác định số ô lưới ghi nhận Voọc xuất hiện trong 43 ngày quan sát Voọc. Căn cứ theo số lần ghi nhận Voọc xuất hiện trên mỗi ô lưới. Theo đó, cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mũi hếch sẽ được chia thành nhiều cấp khác nhau, tương ứng với số lần xuất hiện. Sự khác nhau về số lần ghi nhận có sự xuất hiện của Voọc
44
mũi hếch là tiêu chí phản ánh mức độ ưa thích của chúng với từng dạng sinh cảnh, khu vực sống khác nhau. Sự khác nhau này có thể là tiêu chí để đánh giá tầm quan trọng và chất lượng sinh cảnh sống của Voọc mũi hếch. Trên cơ sở tổng hợp các vị trí ghi nhận Voọc mũi hếch trong thời gian nghiên cứu tại Khau Ca, chúng tôi đã thống kê được Voọc mũi hếch xuất hiện ở 293 ô lưới (kích thước 100x100 m) và 169 ô lưới (kích thước 250x250 m).
Ghi chú: số trên ô lưới tương ứng với số lần ghi nhận Voọc xuất hiện.
Hình 3.6. Số lần bắt gặp Voọc mũi hếch trong các ô lƣới
Từ Hình 3.6 trên ta nhận thấy, có sự khác nhau trong mức độ ưa thích sử dụng các dạng sinh cảnh của Voọc mũi hếch. Các ô được đánh số để ghi nhận cường độ
45
Voọc xuất hiện tương ứng với số lần sử dụng sinh cảnh, nói cách khác chính là nơi chúng dành nhiều thời gian cho việc di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi.
Kết quả tổng hợp từ (Hình 3.6) trên cũng cho thấy, khu vực Voọc mũi hếch lựa chọn nhiều nhất (> 3 lần) có độ lớn khoảng 0,29km2 (ô lưới 100x100m) và 0.8125km2 (ô lưới 250x250m), đây có thể được coi là vùng sống ưa thích của chúng. Trên thực tế, khu vực này là nơi phân bố của nhiều loài cây gỗ lớn, độ cao trung bình khoảng 800m so với mực nước biển; đây cũng đồng thời là khu vực thung lũng, hệ thực vật đa dạng với nhiều thành phần các loài cây khác nhau; đặc biệt đây là khu vực có sự phân bố nhiều nhất các cây gỗ như: Nghiến (đường kính từ 1 – 3 m, độ cao 25 – 45 m), Mảy Rẹc và một số loài thực vật khác là cây cung cấp thức ăn cho chúng.
Bảng 3.4. Cƣờng độ sử dụng một số loài thực vật của Voọc
STT Tên loài Cƣờng độ sử dụng Hình thức sử dụng (%) Số lần % Di chuyển Ăn Ngủ Nghỉ 1 Canarium album (Trám) 3 1.7 0.57 1.13 2 Lauraceae sp (Kháo) 9 5 1.7 1.7 1.7
3 Polyalthia thorelii (Mảy
rẹc) 8 4.5 1.7 2.8
4 Excentrodendron tonkinese
(Nghiến) 120 67 14 5 21 27
5 Sapuim rotumdifolium (Rác
má) 2 1.1 1.1
6 Celtis sinensis (Sếu) 5 2.8 1.68 1.12
7 Acer tonkinensis (Thích) 1 0.5 0.5
8 Garcinia spp (Trai) 12 6.7 1.7 5
9 Diospyros sp (Trò than) 3 1.7 1.13 0.57
10 Chưa định được tên 16 8.9 5.55 0.57 2.78
Tổng 179 100% 28% 10% 23% 39%
Do kiều kiện về vật chất cũng như nguồn nhân lực hạn hẹp, chúng tôi chưa lập ô tiêu chuẩn để đánh giá và so sánh về đa dạng loài thực vật tại khu vực Voọc ưa thích với khu vực Voọc không thích. Tuy vậy, căn cứ vào số lần quan sát và thu mẫu quét,
46
15 phút/1 lần để ghi nhận cường độ sử dụng các loài cây trong sinh cảnh của KBTL&SCVMH Khau Ca. Chúng tôi đã xác định được cường độ Voọc mũi hếch sử dụng (với n= 179 lần thu mẫu) ở bảng 3.4.
Kết quả ở (Bảng 3.4) cho thấy một số loài cây đặc biệt quan trọng trong sinh cảnh đó là: Nghiến - Excentrodendron tonkinense (Tiliaceae) chiếm đến 67%; Trai -
Garcinia spp. (Clusiaceae) chiếm 6.7%; Kháo chiếm 5% và Mảy rẹc chiếm 4.5%
cường độ sử dụng. Kết quả này phần nào lý giải được những khu vực Voọc ưa thích đều tập trung rất nhiều Nghiến và Trai, ngoài việc sử dụng Nghiến và Trai để di chuyển và nơi ẩn nấp thì hai loài thực vật này cũng là nguồn thức ăn chính của Voọc mũi hếch tại Khau Ca.
3.3.4. Một vài đặc điểm về nơi ngủ và nơi kiếm ăn
- Nơi ngủ: Theo Lê Hiền Hào, Voọc mũi hếch thường nghỉ ngơi và trú ẩn trên các cành cây cao có tán lá kín rậm [5]. Đôi khi, cũng có thể gặp Voọc mũi hếch ngủ đêm trên các đỉnh các khóm nứa – vầu. Phạm Nhật (1993), cũng đã có ghi nhận về nơi ngủ của Voọc mũi hếch ở khu vực rừng tre – nứa [10]. Boonratana và Lê Xuân Cảnh, ghi nhận Voọc mũi hếch ngủ trên các cành thấp của các cây và thường ngủ ở các vị trí sườn dốc để tránh gió mạnh và gió mùa động lạnh [19, 20].
Hiện tại ở KBTL&SCVMH Khau Ca Voọc mũi hếch có rất nhiều điểm ngủ, căn cứ vào số liệu quan sát Vooc ngoài thực địa chúng tôi đã xác định được 9 điểm ngủ trưa, 13 điểm ngủ tối trong đó có một điểm Voọc sử dụng cho cả trưa và tối (0512240; 2526307), có 3 điển ngủ tối Voọc đã sử dụng đến 2 lần vào các ngày khác nhau (Bảng 3.5) trong thời gian nghiên cứu.
47
Hình 3.7. Các địa điểm ghi nhận Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca
Nơi ngủ của Voọc mũi hếch ở KBTL&SCVMH Khau Ca (Hà Giang), đều thuộc những khu vực nằm ở các hủm, thung lũng nơi tập chung của nhiều loài cây cao to như: Nghiến, trai, kháo… Với độ cao cây từ 25m đến 40m, có tán dày và rộng. Nơi nghỉ trưa và ngủ tối, sinh cảnh tương đối giống nhau, sự khác biệt thể hiện ở chỗ các điểm ngủ tối thường khuất gió hơn rất nhiều so vơi các điểm nghỉ trưa.
Tại các điểm ngủ, Voọc mũi hếch thường ngủ trên các cành ngang của các cây Nghiến, Trai, Kháo to và cao. Các nhóm trong đàn, chia nhau ngủ ở các cành ngang của các cây khác nhau, trên các cành ngang Voọc ngủ thường có tầng tán dày. Khi ngủ Voọc thường ngủ theo các gia đình hoặc các nhóm nhỏ gồm có: cá thể đực, cái trưởng thành và con non. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận được Voọc mũi hếch hiếm khi
48
ngủ ở một chỗ cố định, mà chúng thương xuyên thay đổi vị trí ngủ, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi như gió mùa Đông bắc thì chúng thường di chuyển về các điểm ngủ có độ cao thấp và kín gió.
Bảng 3.5. Tổng hợp các vị trí ngủ của Voọc mũi hếch.
TT Ngày quan sát Điển ngủ trƣa UTM Điểm ngủ tối UTM Độ cao (m) H.phơi (N.tối) Trƣa Tối 1 23/2/2012 0512240;2526307 0512433;2526274 827 863 3300 2 24/2/2012 0512857;2526165 0512532;2526222 879 877 50 3 25/2/2012 0513068;2526418 1016 4 12/5/2012 0512433;2526274 879 863 3300 5 13/5/2012 0512014;2527252 676 3000 6 22/6/2012 0512395;2526577 806 2900 7 23/6/2012 0512151;2526903 831 900 8 10/8/2012 0512240;2526307 827 3300 9 11/8/2012 0513068;2526547 893 300 10 17/10/2011 0513568;2526219 0513054;2526075 1095 936 300 11 18/10/2011 0513215;2525797 1112 12 17/11/2012 0513054;2526075 936 300 13 18/11/2012 0512797;2526489 0512667;2526885 904 796 2900 14 15/11/2011 0513829;2526752 0513605;2526636 907 955 100 15 16/11/2011 0513059;2526300 0512921;2526352 977 956 2500 16 21/12/2011 0513857;2525994 1040 2200 17 22/12/2011 0512857;2526165 0512921;2526352 879 956 2500 18 5/8/2012 0512499;2527401 0512803;2527504 691 663 2800
Ghi chú: H.phơi N.tối: hướng phơi của các điểm ngủ tối.
- Nơi kiếm ăn: Theo Lê Khắc Quyết (2006), đã xác định được 32 loài thực vật thuộc 21 họ ở KBTL&SCVMH Khau Ca là thức ăn của Voọc mũi hếch. Voọc mũi hếch thường ăn các bộ phận của cây như cuống lá, lá non, lá trưởng thành, hoa và quả. Với các loại thức ăn là thực vật dây leo, Voọc mũi hếch thường chọn những vị trí thuận lợi hoặc đu bám trên các dây leo này để lấy thức ăn, nhất là khi chúng ăn cuống lá và quả chín của cây Tử quả Senguin – Iodes senguini và quả của các loài Tứ thư – Tetrastigma spp [13].
49
Do có thành phần thức ăn rất phong phú và đa dạng, khu vực kiếm ăn của Voọc mũi hếch thay đổi phụ thuộc vào sự phân bố của nguồn thức ăn, thường ở các khu thung lũng và sườn núi. Nơi tập chung của nhiều loài thực vật là thức ăn như Trai, Nghiến, Mảy rẹc .v.v.
Thời gian kiếm ăn của Voọc mũi hếch thường bắt đầu từ khi chúng thức dậy khoảng 5:30, đến khoảng 10:30 - 11:00 chúng nghỉ trưa và tiếp tục kiếm ăn từ khoảng 14:30 đến khoảng 17:30. Thời gian kiếm ăn còn tùy thuộc vào các mùa trong năm có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.
3.4. Các mối đe dọa tới VMH ở KBTL&SCVMH Khau Ca.
Trong thời gian nghiên cứu thực địa tại KBTL&SCVMH Khau Ca, chúng tôi đã ghi nhận và xác định được các mối đe dọa tới Voọc mũi hếch và sinh cảnh sống bao gồm: Săn bắn; phá huỷ sinh cảnh; cháy rừng; khai thác lâm sản; chăn thả gia súc. Tất cả các đe dọa này đều được ghi nhận từ những quan sát trực tiếp ngoài thực địa trong khu vực Khau Ca. Bên cạnh những tác động trên, hiện tượng khai thác khoáng sản tại các khu vực xung quanh KBT cũng có ảnh hưởng tới quần thể VMH tại đây. Hiện tại có khoảng 3 - 4 công ty khai thác khoáng sản đang hoạt động tại các khu vực xung quanh địa bàn 3 xã giáp với KBTL&SCVMH Khau Ca. Tuy chưa đánh giá về mức độ gây tác động trực tiếp đến sinh cảnh của Voọc mũi hếch nhưng hoạt động của những công ty này không chỉ phá huỷ hệ sinh thái, thu hẹp diện tích rừng mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hơn nữa các hoạt động này cũng là một trong nhiều tác nhân gây quấy nhiễu tới đời sống của chúng. Ảnh hưởng lớn nhất từ những hoạt động này tới quần thể VMH là tiếng ồn trong quá trình trước và trong khai thác như: tiếng nổ mìn, tiếng các phương tiện phát ra khi làm việc.
3.4.1. Các mối đe dọa
50 Săn bắn thực sự là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với quần thể Voọc mũi hếch nói riêng cũng như tất cả các loài động vật khác ở KBTL&SCVMH Khau Ca nói chung. Có thể khẳng định rằng, hoạt động săn bắn vẫn diễn ra ngay cả trong vùng lõi của Khu Bảo tồn. Theo ghi nhận thực tế, dụng cụ được người dân sử dụng để săn bắn Voọc mũi hếch là súng kíp, với nhiều kích cỡ khác nhau. Cường độ sử dụng súng săn cũng khá cao thường xuyên nghe thấy tiếng súng phát
ra từ các khu vực lân cận quanh khu bảo tồn. Hình 3.8. Vào KBT bẫy chim Theo thông tin phỏng vấn người dân địa phương, thời gian đi săn thường bắt đầu từ chiều tối của ngày hôm trước cho tới vài ngày sau đó, tùy thuộc vào số lượng con vật mà họ thu được. Việc lựa chọn thời gian đi săn vào buổi chiều muộn ngày hôm trước nhằm tránh, hạn chế sự phát hiện của người dân cũng như đội tuần tra bảo vệ rừng. Ngoài ra cũng có thể đoán biết được rằng, thợ săn thường chọn những ngày lễ, tết để đi săn. Bởi cũng có thể họ cho rằng trong những ngày này sẽ hạn chế việc bị phát hiện bởi những người khác trong làng. Bên cạnh súng kíp, người dân địa phương vẫn còn sử dụng một số loại bẫy thủ công như: bẫy kiềng loại nhỏ, bẫy dây phanh, bẫy đá, được sử dụng cho việc bắt các loài thú khác di chuyển và kiếm ăn dưới mặt đất. Cũng theo thông tin phỏng vấn người dân địa phương, trước đây các sản phẩm thịt thú rừng chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt, ít khi đem bán. Nhưng vài năm trở lại đây do nhu cầu, đặc biệt là do phát triển với quy mô rất lớn của các công ty khai thác khoáng sản do đó các sản phẩm từ rừng thường được bán lén lút trên thị trường.
- Phá huỷ sinh cảnh
Các tác động gây phá huỷ sinh cảnh nói chung, bao gồm tất cả các hoạt động