Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sử dụng sinh cảnh của voọc mũi hếch (Rhinopothecus Avunculus Dillman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch khau ca, tỉnh Hà Giang (Trang 67 - 86)

Đối với quần thể VMH

Kêt quả điều tra đã cho thấy, hiện tại quần thể Voọc đang được bảo vệ khá tốt, điều này một lần nữa khẳng định thành công trong nỗ lực bảo tồn loài tại KBT. Tuy vậy, chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng, thách thức trong thời gian tới là cũng không hề đơn giản, cụ thể như sau:

- Cần điều tra, mở rộng diện tích sống cho quần thể VMH ở đây, bởi thực tế cho thấy diện tích vùng lõi ở KBT Khau Ca – nơi sống duy nhất của quần thể VMH chỉ khoảng 1000ha, trong khi đó số lượng quần thể có thể nói là gia tăng hàng năm.

- Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự ưu tiên trong sử dụng các dạng sinh cảnh ở các khu vực khác nhau trong phạm vi KBT Khau Ca của VMH. Cụ thể là, phần lớn những khu vực ghi nhận có VMH xuất hiện ở các khu rừng thuộc địa phận xã Tùng Bá. Điều này có thể khẳng định tầm quan trọng của khu vực cho VMH sinh sống và phát triển. Trong khi đó, đây cũng là khu vực đã ghi nhận xảy ra một số vụ khai thác gỗ trái phép của người dân địa phương. Do đó, cần thiết phải tăng cường công tác tuần tra, xử lý, song song với đó là việc tiếp tục bảo tồn nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có.

Tăng cường hoạt động tuần tra, xử lý

Thực tế ghi nhận cho thấy, chỉ với 4 người trong tổ nghiên cứu là thường xuyên có mặt trong vùng lõi của KBT, mọi thông tin tác động đến KBT họ đều có ghi nhận và

58

phát hiện trước tiên. Trong khi Tổ tuần rừng có 6 người, nhưng chỉ tuần tra khu vực ngoài quanh KBT thì thật khó có thể theo dõi, quản lý và kiểm soát được các hoạt động trái phép của người dân trong khu vực vùng lõi KBT. Trong khi đó, các vụ vi phạm có thể diễn ra ở hầu khắp các vùng – khu vực trong phạm vi KBT đặc biệt là vùng lõi.

Hiện tại, chỉ có 4 người (tổ nghiên cứu) thuộc Tổ tuần rừng là thường xuyên tuần tra, giám sát tại vùng lõi của KBT – khu vực có tầm quan trọng đối với sự tồn tại của Voọc mũi hếch. Bởi vậy, việc tăng cường hơn nữa công tác điều tra giám sát, theo dõi đặc biệt là trong vùng lõi của KBT sẽ tạo điều kiện cho việc phát hiện sớm các hoạt động trái phép của người dân, qua đó kịp thời có các biện pháp xử lý. Bên cạnh các hoạt động tuần tra thông thường, việc xây dựng các chốt bảo vệ xung quanh KBT, đặc biệt là ở những điểm giao cắt, khu vực giáp ranh, luân chuyển giữa các Thôn bản là rất cần thiết. Mỗi chốt sẽ được đảm nhận bởi 1 – 2 nhân viên của Tổ tuần rừng, điều này sẽ giúp cho việc phân bố đều, khắp lực lượng trong tuần tra và phát hiện.

Tiếp tục công tác tuyên truyền, giáo dục

Song song với các hoạt động bảo tồn tiến hành ngay trong phạm vi KBT, việc xây dựng và tổ chức các chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân tại 3 xã là rất cần thiết. Ý thức của mỗi người dân địa phương có vai trò rất quan trọng, làm nảy sinh các tác động tiêu cực tới việc bảo tồn tại địa phương. Trong thời gian nghiên cứu tại đây, chúng tôi nhận thấy phần lớn đối tượng của các vụ vi phạm tới KBT là người dân thuộc 3 xã giáp ranh với KBT đặc biệt là thôn Khuôn Phà xã Tùng Bá thường xuyên vào vùng lõi khai thác gỗ. Vì thế, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, từ đó làm thay đổi hành vi của họ trong việc ứng xử với tài nguyên thiên nhiên.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Hiện tại, ở KBTL&SCVMH Khau Ca đang có sự vào cuộc của ít nhất 4 tổ chức nước ngoài là: Trường Đại học Colorado; Vườn thú Denver; Vườn thú San Diego; của Hoa Kỳ và FFI phối hợp với Chính quyền địa phương và Ban quản lý trong nỗ lực nhằm bảo tồn

59

Voọc mũi hếch ở Hà Giang. Việc gia tăng các hoạt động hợp tác quốc tế đã đem đến nhiều cơ hội hơn, cụ thể là kinh nghiệm quản lý và năng lực tài chính. Sự tham gia của các tổ chức nước ngoài cũng đem lại nhiều hơn nguồn đầu tư cho các hoạt động bảo tồn.

60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Tại KBTL&SCVMH Khau Ca, đã xác định được khoảng 73 - 90 cá thể Voọc mũi hếch. ổ chức đàn theo hình thái 1 đơn vị đực đối với đàn nhỏ ) và nhiều đơn vị đực với đàn lớn ). Số lượng cá thể trong đàn dao động từ 6 đến 73 , trung bình một đàn có 18,6 cá thể; trong đó có 1,8 cá thể đực trưởng thành; 3,5 cá thể cái trưởng thành; 3,4 chưa trưởng thành; 2,9 con non và 6,7 không xác định được.

2. Sinh cảnh sống của Voọc mũi hếch tại KBTL&SCVMH Khau Ca là rừng thường xanh trên núi đá vôi ít bị tác động, độ cao từ 600 – 1300m so với mực nước biển.

sự thay đổi vật hậu của thực vật theo mùa, mùa Hạ 61%

số cây có lá non và mùa Đông (tháng 11 12% số cây có lá non).

3. ích thước vùng sống của quần thể Voọc mũi hếch là 1.79km2 (theo ô lướ 3.9375km2 (theo ô lưới 250x250m). Chiều dài đường di

chuyển của Voọc là 744m; theo mùa là 650m ,

500m , 800m 967m .

4. cường độ sử dụ 9 loài thực

vật và cường độ sử dụng sinh cảnh ở KBT Khau Ca. Đã xác định và mô tả được 9 điểm ngủ 13 điểm ngủ tối , p

ử có 3 điểm ngủ tối Voọc đã sử dụng đến 2 lần vào các ngày khác nhau.

5. Đe dọa lớn nhất đến quần thể và sinh cảnh ọ

là khai thác gỗ trái phép trong vùng lõi của Khu Bảo tồn, đặc biệt là khu vực giáp ranh giữa thôn Khuôn Phà với KBT thuộc xã địa phận xã Tùng Bá. ải

61

. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiến nghị

- Cần có nhiều hơn nữa công trình nghiên cứu về di truyền, tổ chức xã hội của loài Voọc mũi hếch.

- Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu sinh thái học của Voọc mũi hếch nhằm làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn loài.

- Công việc nghiên cứu, thu thập số liệu ngoài thực địa là rất khó khăn, do vậy để đảm bảo tăng độ tin cậy trong kết quả nghiên cứu, cần bố trí nguồn nhân lực hợp lý, đảm bảo cho việc điều tra, phát hiện và duy trì theo dõi chúng trong nhiều ngày liên tiếp.

62

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam (phần Động vật), Nxb

Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 40 - 67 trang.

2. Chi Cục Kiểm lam tỉnh Hà Giang 2009, Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế (FFI), Chương trình hỗ trợ bảo tồn Việt Nam, Nghiên cứu khả thi

thành lập Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch – tỉnh Hà Giang.

3. Lê Xuân Cảnh (2001), Kết quả điều tra đa dạng động vật vùng núi Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang, Trong “Tuyển tập báo cáo, Hội thảo Quốc tế Sinh học”, 02 – 07 tháng 07 năm 2001, Hà Nội.

4. Hà Đình Đức (1991), Tình trạng hiện nay của các loài khỉ ở Việt Nam và biện pháp bảo vệ chúng, Báo cáo khoa học, Đề tài Nhà nước 52 D.03.01, 1/1991,

Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội, 30 trang.

5. Lê Hiền Hào (1973), Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam – tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 69 – 76.

6. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Hoàng Linh (2006), Báo cáo Đánh giá ban đầu về sử dụng tài nguyên tại khu Khau Ca, tỉnh Hà Giang, Báo cáo ký thuật, Tổ chức

Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) và Tổ chức Con người, Tài nguyên và Bảo tồn (PRCF), Hà Nội, Việt Nam, 23 trang.

7. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên (1994), Danh lục các loài thú Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 167 trang.

8. Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 139 trang.

63

9. Nghị định số 32/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 30 tháng 3 năm 2006, quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam.

10. Phạm Nhật (1993), Góp phần nghiên cứu thú Linh trưởng và đặc điểm hình thái,

sinh học, sinh thái học Khỉ vàng (Macaca mulatta Zimmerman, 1780), Khỉ cộc (Macaca arctoides Geoffroy, 1831), Chà vá (Pygathrix nemaeus

nemaeus Linnaeus, 1771) và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật/Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 198 trang.

11. Phạm Nhật (2002), Thú Linh trưởng của Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,

111 trang.

12. Nguyễn Bá Quyền, (2010), Nghiên cứu sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ở Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Luận án Thạc sĩ khoa học, Đại học lâm nghiệp, Hà

Nội.

13. Lê Khắc Quyết, (2006). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Voọc mũi hếch

(Rhinopithecus avunculus). Luận văn Thạc sĩ Khoa học, chuyên ngành Động

vật học, Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Nguyễn Vĩnh Thanh, (2008), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính

của Voọc Mông Trắng (Trachypithecus delacouri) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn. Luận

án Tiến Sĩ khoa học, chuyên ngành Động vật học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

15. Đặng Tất Thế (2005), Phân loại Voọc (Colobinae) ở Việt Nam trên cơ sở tiến hóa

phân tử, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật/Bộ

64

16. Đào Văn Tiến (1985), Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 329 trang.

17. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang (1994), Dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên

nhiên Du Già – tỉnh Hà Giang, Sở Nông – Lâm – Thủy lợi, UBND tỉnh Hà

Giang, Hà Giang, 38 trang.

Tiếng Anh

18. Bleisch, W., Xie, J. – H. (1998), Ecology and behavior of Guizhou golden monkeys, Rhinopithecus brelichi, pp. 217 – 240 in N. Jablonski (ed.), The Natural History of the Doucs and Snub – Nosed Langurs. Science Press;

Singapore.

19. Boonratana, R., Le Xuan Canh (1994), A Report on the Ecology, Status and Conservation of the Tonkin Snub – nosed Monkey (Rhinopithecus avunculus) in Northern Vietnam, WCS, New York and IEBR, Hanoi.

20. Boonratana, R., Le Xuan Canh, (1998). Preliminary Observations of the Ecology and Behaviour of the Tonkin Snub – nosed Monkey (Rhinopithecus [Presbytiscus] avunculus) in Northern Vietnam. Pp. 207 – 215 in Jablonski,

N. G. (ed.) The natural history of the doucs and snub – nosed monkeys.

World Scientific Publishing, Singapore.

21. Brandon – Jones D., Eudey A. A., Geissmann T., Groves C. P., Melnick D. J., Morales J. C., Shekelle M., Stewart C. B. (2004), Asian Primate Classification, International Journal of Primatology, Vol. 25, No. 1,

February 2004: pp. 97 – 164.

22. Brandon – Jones, D. (1995), A revision of the Asian pied leaf monkeys (Mammalia: Cercopithecidae: superspecies Semnopithecus auratus), with a

65

23. Chaplin, G., Jablonski, N. G. (1998), The Integument of the "Odd – nosed" Colobines, pp: 79 – 104 in Jablonski, N. G. (ed.) The natural history of the

doucs and snub – nosed monkeys. World Scientific Publishing, Singapore.

24. Corbet, G. B., Hill, J. E. (1992), The Mammals of the Indomalayan Region: A Systematic Review, Natural History Museum Publications. Oxford: Oxford

University Press, 488 pages.

25. Covert, H. H., Le Khac Quyet, Wright, B. W. (in press), On the Brink of Extinction: research for the conservation of the Tonkin snub – nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) In: Fleagle, J.G. (ed.): Papers in Honor of Elwyn

Simons. New York, NY, Kluwer Press.

26. Dang Ngoc Can, Nguyen Truong Son (1999), Field Report of Survey on Tonkin Snub – nosed Monkey (Rhinopithecus avunculus) in Bac Can, Thai Nguyen and Tuyen Quang Provinces (October and November 1999). Unpublished

report to FFI – Indochina Programme, Hanoi.

27. Davies A. G. (1984), An Ecological Study of the Red Leaf Monkey (Presbytis rubicunda) in the Dipterocarp Forest of Northern Borneo, Ph. D. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dissertation, Sidney Sussex College, University of Cambridge, UK, 265 pages.

28. Dollman, G. (1912), A new snub – nosed monkey. Proceedings of the Zoological

Society of London 1912 Abstr. 106, p.18; Proc., pp. 503 – 504.

29. Dong Thanh Hai, Boonratna, R. (2006), Further information on Ecology and Behaviour of Tonkin Snub – nosed Monkey (Rhinopithecus avunculus) in Vietnam, Oral presentation at the XXIth Congress of the International

Primatological Society, June 25th – 30th, Entebbe, Uganda.

30. Dong Thanh Hai (2007), Behavioural Ecology and Conservation of Rhinopithecus

66

31. Dong Thanh Hai (2011), Ecology, Behavior and Conservation of the Tonkin Sub- nosed Monky (Phinopithecus acunculus) in Vietnam. A thesis submitted for the degree of Docter of Philosophy of The Australian National University. Submitted in September 2011.

32. Fooden, J. (1996), Zoogeography of Vietnamese Primates. International Journal of Primatology 17(5): 845 – 899.

33. Ganzhorn, J. U. (2003), Habitat description and phenology, pp 40 – 56 in: Setchell, J. M., Curtis, D. J. (edited), Fieldand laboratory methods in Primatology, Cambridge University Press, UK.

34. Geissmann, T., Nguyen Xuan Dang, Lormée, N., Momberg, F. (2000), Vietnam Primate Conservation Status Review 2000, Part 1: Gibbons. Fauna và Flora

International – Indochina Programme, Hanoi.

35. Groves C. P. (2001), Primate Taxonomy, Smitsonian Institution Press, Washington and London, 350 pages.

36. Husch, B., Miller, C. I., Beers T. W. (1993), Forest Mensuration, Krieger

Publishing Company, Malarbar, Florida, USA, 402 pages.

37. IUCN (2013), The 2013 IUCN Red list of threatened species, ULR:

http://www.redlist.org/

38. Jablonski, N. G. (1998), The evolution of the Doucs and Snub – nosed Monkeys and the Question of the Phyletic Unity of the Odd – nosed Colobines, Pp: 13 – 52 in Jablonsky, N. G. (ed.) The Natural History of the Doucs and Snub –

nosed Monkeys. World Scientific Publishing, Singapore.

39. Kirkpatrick, R. C. (1996), Ecology and behavior of the Yunnans snub – nosed monkey (Rhinopithecus bieti, Colobinae), Ph. D. dissertation, University of

67

40. Kirkpatrick, R. C. (1998), Ecology and Behaviour in Snub – nosed and Douc langurs, Pp. 155 – 190 in Jablonski, N. G. (ed.) The Natural History of the

Doucs and Snub – nosed Monkeys, World Scientific Publishing, Singapore.

41. Kirkpatrick, R.C., Long, Y.C., Zhong, T., & Xiao, L. (1998), Social Organization and Range Use in the Yunnan Snub-Nosed Monkey (Rhinopithecus bieti), International Journal of Primatology, 19(1),13-51.

42. Le Khac Quyet (2002), Distribution and conservation of Tonkin snub – nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) in Du Gia Nature Reserve, Ha Giang Province, Northeast Vietnam, Technical report, Fauna and Flora

International – Indochina Programme, Hanoi.

43. Le Khac Quyet (2004), Distribution and conservation of Tonkin snub – nosed monkey (Rhinopithecus avunculus) in Du Gia Nature Reserve, Ha Giang Province, Northeast Vietnam, pp 58 – 62, in Nadler T, Streicher U, Ha Thang Long (eds.): Conservation of Primates in Vietnam. Hanoi, Frankfurt Zoological Society.

44. Le Khac Quyet, Luu Tuong Bach (2006), An Assessment of Fauna in Khau Ca Area, Ha Giang Province, Northeast Vietnam, Unpublished report, Fauna và

Flora International – Vietnam Conservation Support Programme, Hanoi, Vietnam.

45. Le Xuan Canh & Boonratana, R. (2006), A conservation action plan for Tonkin snub- nosed monkey in Viet Nam, Hanoi/New York: IEBR/PCI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46. Liu, Z.H., Wei, D., Cyril, C., Gruter. (2004), Seasonal variation in ranging patterns of Yunnan snub-nosed monkeys (Rhinopithecus bieti) at Mt. Fuhe, China, 50 (5), 691 – 696.

47. Long Yongcheng, Kirkpatrick C. R., Xiao Lin, Zhong Tai (1998), Time budgets of the Yunnan snub – nosed monkey (Rhinopithecus [Rhinopithecus] bieti), pp

68

279 – 289, in Jablonski, N. G. (ed.) The Natural History of the Doucs and Snub – nosed Monkeys, World Scientific Publishing, Singapore.

48. Margoluis, R., & Salafsky, N. (2001), Is our project succeeding. A guide to threat reduction assessment for conservation. Washington, D.C: Biodiversity Support Program.

49. Mittermeier, R. A., Ratsimbazafy, J., Rylands, A.B., Williamson, L., Oates, J.F., Mbora, D., Ganzhorn, J.U., Rodriguez, L.E., Palacios, E., Heymann, E.W., M. Cecilia M. Kierulff; Long Yongcheng; Supriatna. J; Roos. C; Walker. S; and Aguiar, J. M (2009), Primate in Peril. The World’s 25 Most Engdangered Primates – 2010.IUCN/SSC Primate Specialist Group, International Primatological society, and Conservation International, USA. 50. Nadler T., Streicher U. Ha Thanh Long (2004), Conservation of Primates in

Vietnam. Frankfurt Zoological Society – Endangered Primate Rescue

Center/Cuc Phuong National Park, Haki Publishing, Hanoi, Vietnam, 174 pages.

51. Nadler, T. (1997), A new sub – species of Douc langur, Pygathrix nemacus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sử dụng sinh cảnh của voọc mũi hếch (Rhinopothecus Avunculus Dillman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch khau ca, tỉnh Hà Giang (Trang 67 - 86)