Cấu trúc và tổ chức đàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sử dụng sinh cảnh của voọc mũi hếch (Rhinopothecus Avunculus Dillman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch khau ca, tỉnh Hà Giang (Trang 44 - 45)

Cấu trúc đàn: Kết quả ghi nhận của chúng tôi trong thời gian nghiên cứu, cho thấy các đàn Voọc có thể có cấu trúc “đàn đơn đực và đàn đa đực”: Đàn đơn đực hay đơn vị 1 đực: bao gồm 1 cá thể đực trưởng thành, 2 - 3 cá thể cái trưởng thành và các cá thể chưa trưởng thành và con non, thường là một gia đình.

35

Đàn đa đực hay nhiều đơn vị đực: bao gồm có nhiều đực trưởng thành, cái trưởng thành và các cá thể chưa trưởng thành và con non, thường là gồm nhiều gia đình gộp lại đi chung với nhau tạo thành đàn lớn. Kích cỡ của các gia đình này dao động từ 6 – 18 cá thể (Bảng 3.1). Đàn lớn nhất với 73 cá thể được ghi nhận có 7 cá thể đực trưởng thành và 19 cá thể cái trưởng thành (Bảng 3.1). Trong thiên nhiên các gia đình đơn đực thường hợp lại với nhau tạo thành đàn có kích thước lớn hơn; khi di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi cùng nhau.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây của: Boonratana và Lê Xuân Cảnh, 1994 [19]; Phạm Nhật, 1993 [10]; Lê khắc Quyết, 2006 [13] và Đồng Thanh Hải, 2007 [30]; Nguyễn Bá Quyền, 2010 [12]; cho thấy rằng, cấu trúc 1 đơn đực là phổ biến nhất trong quần thể VMH ở Việt Nam. hau Ca với

, nhiều đơn vị

gồm nhiều đơn vị

Ca.

Về tổ chức đàn: tại Khau Ca, chúng tôi chưa có ghi nhận chính xác về sự tồn tại của các đàn Voọc mũi hếch với số lượng cá thể ổn định, mà mới có ghi nhận sự nhập vào hoặc tách ra của hai hay nhiều gia đình thành một đàn. Chúng tôi có một lần bắt gặp đàn gồm 11 cá thể toàn đực vào ngày 5 tháng 8 năm 2012, sáu lần bắt gặp đàn 12 cá thể, bốn lần bắt gặp đàn 22 cá thể và đặc biệt ghi nhận ba lần Voọc nhập lại thành đàn lớn với số lượng lên đến 73 cá thể (Bảng 3.1). Trong quá trình kiếm ăn và di chuyển, các cá thể luôn đi cùng nhau . Tuy nhiên, vẫn liên tục có sự ừng gia đình nhỏ khi kiếm ăn, đặc biệt là khi nghỉ trưa và khi chúng phát hiện ra sự có mặt của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sử dụng sinh cảnh của voọc mũi hếch (Rhinopothecus Avunculus Dillman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch khau ca, tỉnh Hà Giang (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)