Phân bố và tình trạng bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sử dụng sinh cảnh của voọc mũi hếch (Rhinopothecus Avunculus Dillman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch khau ca, tỉnh Hà Giang (Trang 28 - 30)

Phân bố: Voọc mũi hếch (R. avunculus) là loài linh trưởng đặc hữu của vùng Đông Bắc Việt Nam, phân bố tại một số khu rừng thuộc 5 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Quảng Ninh [52] (Hình 1.2).

19

Trước đây Voọc mũi hếch được báo cáo ghi nhận ở một số địa phương: Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Na Hang), Yên Bái (Lục Yên), Bắc Kạn (Bạch Thông, Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể), Hà Giang (Bắc Mê). Kết quả điều tra trong những năm từ 1992 cho thấy, vùng phân bố của chúng đã bị thu hẹp, hiện còn tập trung ở một số khu vực thuộc tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang [10].

Theo Nadler và cộng sự, (2003)[52].

Hình 1.2. Phân bố của Voọc mũi hếch ở Việt Nam

Trong khoảng 10 năm trở lại đây Voọc mũi hếch được ghi nhận phân bố rải rác ở một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang như: rừng Khau Ca, rừng Tùng Vài [13]. Theo những báo cáo gần đây nhất, hiện tại có một vài quần thể Voọc mũi hếch phân bố rải rác ở các khu vực gồm: Khu vực tát kẻ, với khoảng 22 cá thể [30]; khu vực Khau Ca, Tỉnh Hà Giang [2, 13], số lượng ước tính khoảng 100 cá thể [30] và rừng Tùng Vài, khoảng 20 cá thể [2].

20

Tình trạng bảo tồn: Voọc mũi hếch ở Việt Nam nằm trong số 25 loài linh trưởng Nguy cấp nhất thế giới [37], cần được xếp ưu tiên trong các hoạt động bảo tồn. Trong Danh sách Đỏ của IUCN 2013, Voọc mũi hếch được xếp vao tình trạng Cực kỳ Nguy cấp (CR) (http://www.iucnredlist.org).

Hiện tại Voọc mũi hếch ở Việt Nam được xếp vào tình trạng Cực kỳ Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam [1], thuộc nhóm IB Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ [9]. Do vậy trong những năm gần đây có rất nhiều các công trình, dự án của các tổ chức trong nước và quốc tế như: Trường Đại học Colorado Boulder; Vườn thú Denver; Vườn thú San Diego và FFI …quan tâm và hỗ trợ đối với các hoạt động bảo tồn loài Linh trưởng quý hiếm này. Các dự án cụ thể về bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài cũng đã và đang được phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sử dụng sinh cảnh của voọc mũi hếch (Rhinopothecus Avunculus Dillman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch khau ca, tỉnh Hà Giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)