Vị trí địa lý: Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca nằm trong địa giới hành chính của 3 xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), Minh Sơn và Yên Định (huyện Bắc Mê), với tổng diện tích là 2.024,2 ha.
Khu bảo tồn cách Thành phố Hà Giang khoảng 15 km về phía Đông và cách Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc (Hình 1.3).
Tọa độ địa lý: 22o49’38” – 22o51’52” vĩ độ Bắc 105o05’55” – 105o09’12” kinh độ Đông
21
Hình 1.3. Vị trí khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang. - Phía Bắc thuộc xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên)
- Phía Nam thuộc xã Yên Định (huyện Bắc Mê) - Phía Đông thuộc xã Minh Sơn (huyện Bắc Mê) - Phía Tây thuộc xã Tùng Bá và xã Yên Định.
Địa hình: Khu vực Khau Ca là khu vực núi đá vôi điển hình. Địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh với nhiều thung lũng sâu và hẹp. Đỉnh núi cao nhất của khu vực là đỉnh Cộc Mốc, cao 1.341 m so với mực nước biển, độ cao giảm dần theo hướng Tây – Tây bắc và Đông Bắc, thấp nhất 466 m so với mực nước biển (trung tâm xã Tùng Bá). Độ dốc trung bình là 30o
22
Khí hậu: Khu vực Khau Ca nằm trong vùng cận nhiệt đới phía Bắc Việt Nam. Đặc điểm của vùng này là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè có gió Nam và Đông Nam. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Hầu hết lượng mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình năm là khoảng 23,3 C. Tháng 10 và 12 có độ ẩm trung bình thấp nhất (35,5%), tháng 2 và 3 có độ ẩm trung bình cao nhất (87 đến 100%). Mùa khô (lượng mưa <100mm/tháng) kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 (lượng mưa ≥100 mm/tháng) (Covert và cộng sự, 2008).
Khu hệ thực vật: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Đức và cộng sự (2005), chỉ ra rằng ở KBTL&SC VMH Khau Ca, có 471 loài thực vật có mạch thuộc 268 chi, 113 họ và 4 ngành, trong đó có ít nhất 32 loài thực vật là thức ăn của Voọc mũi hếch [55]. Trong số 471 loài thực vật, chỉ có duy nhất 1 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (IUCN, 2013), 13 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 15 loài có tên trong phụ lục của Nghị Định 32/2006/ND-CP của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Khu hệ động vật: Cho đến nay chỉ có một số các công trình nghiên cứu về đa dạng thành phần các loài thú ở KBTL&SCVMH Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Phần lớn trong số các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào các loài thú, chim, và bò sát.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Khắc Quyết và Lưu Tường Bách (2006); Furey và cộng sự (2006), đã thống kê được 34 loài thú thuộc 15 họ, 7 bộ; 99 loài chim thuộc 23 họ, 12 bộ (Lê Mạnh Hùng, 2006). Trong số các loài thú ghi nhận ở KBTL&SC VMH Khau Ca có tới 5 loài linh trưởng được ghi nhận, đặc biệt là Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avuculus) - một trong số những loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế
giới.