Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng

Một phần của tài liệu đánh giá công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thủy sinh – tp huế (Trang 43 - 85)

5. Kết cấu đề tài

2.1.5.1. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng

Công ty TNHH Thủy Sinh áp dụng niên độ kế toán theo năm tài chính (bắt đầu từ 1/1/N và kết thúc 31/12/N), sử dụng đơn vị tính là Việt Nam đồng, áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam theo quyết định 48/2006/QD-BTC. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán là Chứng tù ghi sổ. Bên cạnh đó, với xu thế phát triển của khoa học công nghệ và những phần mềm kế toán giúp cho kế toán thủ công giảm bớt khối lương công việc thì công ty cũng đã áp dụng hình thức kế toán máy. Nhưng đây không phải là hình thức chính của công ty, mà kế toán máy chủ yếu là để làm một số nghiệp vụ như: lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, quản lý tồn kho và vật tư….Hình thức kế toán chủ yếu của công ty vẫn là kế toán thủ công. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc và tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp đích danh.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 03)

(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Ghi chú:

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Số đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng chứng từ kế toán cùng loại

Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi

tiết Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 2.1.6. Tình hình nguồn lực của công ty qua 3 năm 2010 - 2012

2.1.6.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2010 -2012

Lao động là một yếu tố không thể thiếu, là nguồn lực quan trọng để thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vấn đề lao động chũng được quan tâm hàng đầu vì nó có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do vậy để cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục và có hiệu quả thì doanh nghiệp phải sử dụng tốt nguồn lao động, bố trí lao động một cách hợp lý.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty TNHH Thủy Sinh qua 3 năm 2010 -2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh SL (người) % SL (người) % SL (người % 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Tổng số LĐ 25 100 10 100 7 100 (15) (60,00) (3) (30,00) 2. Phân theo trình độ - Đại học 10 40,00 6 60,00 6 85,71 (4) (40,00) - - - Cao đẳng- Trung cấp 7 28,00 3 30,00 0 0 (4) (57,14) (3) (100) - Khác 8 32,00 1 10,00 1 14,29 (7) (87,50) - -

3. Phân theo giới tính

- Nam 8 32,00 4 40,00 3 42,86 (4) (50,00) (1) (25,00)

Nhận xét: Quan sát bảng 2.1 ta thấy số lao động của công qua 3 năm cũng có

nhiều biến động. Đặc biệt từ năm 2010 qua năm 2011, lí do số lao động giảm là do doanh nghiệp nhượng bán lại nhà hàng cho chủ đầu tư khác nên kéo theo việc lao động làm việc bên nhà hàng không còn được công ty sử dụng. Năm 2011 đến năm 2012, công ty đã thay đổi tình hình lao động theo hướng cắt giảm nhân công giữ lại những người có kinh nghiệm. Điều này cũng phù hợp với chiến lược của công ty trong việc nâng cao năng lực của người lao động thu hút nhân tài để đưa ra các sáng kiến cũng như thỏa mãn được những nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của du khách.

Để tìm hiểu kỹ hơn ta đi sâu phân tích tình hình lao động dựa vào các chỉ tiêu phân loại lao động trong Khách sạn.

- Phân theo giới tính

Đây là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nên số lao động cũng không nhiều. Nhìn vào bảng ta thấy số lao động nữ luôn chiếm trên 55% . Năm 2012 lao động nam giảm còn lại 3 người tương ứng với 43%. Điều này cũng dễ hiểu vì do tính chất công việc đòi hỏi nhân viên phải khéo léo, cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn…nên nhân viên nữ chiếm phần đa trong Khách sạn, nhân viên nữ chủ yếu phục vụ ở bộ phận buồng, bếp, nhà hàng.

- Phân theo trình độ văn hóa

Lao động có trình độ đại học chiếm tỉ trọng lớn lên qua các năm, đồng thời lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và lao động phổ thông lại giảm lý do là công ty cắt giảm lao động ưu tiên những người có trình độ. Điều này chứng tỏ công ty đã biết chú trọng vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, điều này hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý để phù hợp với quy mô và tốc độ của thế giới nói chung và của toàn công ty nói riêng, đòi hỏi lao động phải có trình độ.

- Phân theo trình độ ngoại ngữ

Lao động có trình độ ngoại ngữ ở công ty chủ yếu tập trung chủ yếu là ở bộ phận lễ tân, phòng kế toán –tài chính, bộ phận quản lý và ở một số bộ phận khác, nhìn vào bảng ta thấy trình độ ngoại ngữ của lao động đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tốt, năm 2010 số lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm 60% , đến năm 2012, phần lớn

nhân viên trong khách sạn đều có trình độ ngoại ngữ tốt. Qua đó ta cũng thấy được sự nổ lực của Khách sạn trong việc đổi mới ngày một coi trọng chất lượng lao động.

2.1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2010 - 2012.

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2010 - 2012

CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 2012/2011 2011/2010

+/- % +/- %

I- TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 514.532.512 575.067.699 715.421.579 (60.535.187) (10,53) (140.353.880) (19,62) 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 368.068.061 405.783.880 537.141.639 (37.715.819) (9,30) (131.357.759) (24,45)

2.Đầu tư tài chính NH - - - - - - -

3. Các khoản phải thu NH - - - -

4. Hàng tồn kho 7.400.640 7.400.640 7.400.640 0 0 0 0 5. TS ngắn hạn khác 139.063.811 161.883.179 170.879.300 (22.819.368) (15,00) (8.996.121) (5,26) B.TÀI SẢN DÀI HẠN 253.320.836 277.836.836 277.836.836 (24.516.000) (8,82) 0 0 1. Tài sản cố định 253.320.836 277.836.836 277.836.836 (24.516.000) (8,82) 0 0 2. Bất động sản đầu tư - - - - 3. Các khoản ĐTTC dài hạn - - - - 4. Tài sản dài hạn khác - - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 767.853.348 852.904.535 993.258.415 (85.051.187) (9,97) (140.353.880) (14,13) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 8.474.368 6.920.433 2.879.436 1.553.935 22,45 4.040.997 140,34 1. Nợ ngắn hạn 1.751.688 197.753 - 1.553.935 785,80 - - 2. Nợ dài hạn 6.722.680 6.722.680 2.879.436 0 0 3.843.244 133,47 B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 759.378.980 845.984.102 990.378.979 (86.605.122) (10,24) (144.394.877) (14,58) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 767.853.348 852.904.535 993.258.415 (85.051.187) (9,97) (140.353.880) (14,13)

- Tình hình Tài sản Nhận xét:

Việc nhượng bán lại một phần tài sản của công ty đã ảnh hưởng rất lớn đến phần Tài sản và Nguồn vốn kinh doanh trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy: Tài sản ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 giảm 19,62% tương ứng giảm 140.353.880 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm rất mạnh 24,45% tương ứng giảm 131.357.759 đồng. Vì đến cuối tháng 3/2011 doanh nghiệp mới tiến hành nhượng bán và bàn giao sổ sách để đơn vị khác hạch toán và ghi nhận phần chi phí, doanh thu bên phía nhà hàng nên đến năm 2012 lượng tài sản tiếp tục giảm so với năm 2011 nhưng giảm ít hơn, giảm 10,53% tương ứng với giảm 60.535.187 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm 9,3 % tương ứng giảm 37.715.819 đồng. Các tài sản lưu động khác cũng giảm 15% tương ứng giảm 22.819.368 đồng. Vì kinh doanh bên dịch vụ lưu trú là chủ yếu nên công ty không có khoản phải thu của khách hàng. Về tài sản dài hạn, ta thấy qua các năm có chiều hướng giảm xuống, nguyên nhân chủ yếu là do khách sạn đã không đầu tư thêm về tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, bên cạnh đó hàng năm Khách sạn còn phải trích khấu hao nên giá trị của TSCĐ qua các năm giảm.

- Tình hình Nguồn vốn Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nợ phải trả tăng dần qua các năm. Năm 2011 tăng 140,34% tương ứng 4.040.997 đồng. Năm 2012 tăng 22,45% so với năm 2011 tức tăng 1.553.935 đồng. Tuy nhiên ta chưa thể kết luận ngay là khoản nợ này của Khách sạn là không tốt. Thực tế là do khoản mục phải trả cho đơn vị nội bộ tăng lên rất nhiều và trong số tiền này có khoản khấu hao mà công ty được phép giữ lại để đầu tư nâng cấp thêm. Bên cạnh đó, trong này còn có khoản tiền nợ gối đầu đơn vị mà đơn vị được phép nợ. Còn ở phần nguồn vốn Chủ sở hữu qua các năm từ 2010 đến 2012 đều giảm. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do công ty cắt giảm quy mô và hàng năm nộp khấu hao.

2.1.6.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012.

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: VNĐ

CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 2012/2011 2011/2010

+/- % +/- %

1. Doanh thu BH – CCDV 279.160.623 386.390.175 824.154.382 (107.229.552) (27,75%) (437.764.207) (53,11%)

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 279.160.623 386.390.175 824.154.382 (107.229.552) (27,75%) (437.764.207) (53,11%)

4. Giá vốn hàng bán 318.650.853 471.713.467 375.486.545 (153.062.614) (32,45%) 96.226.922 25,63% 5. Lợi nhuận gộp (39.490.230) (85.323.292) 448.667.837 45.833.062 153,72 (533.991.129) (109,27)

6. Doanh thu hoạt động TC - - 113.281 - - - -

7. Chi phí TC - - 213.281 - - - -

8. Chi phí quản lí kinh doanh 46.104.313 59.095.416 431.176.905 (12.991.103) (21,98) (372.081.489) (86,29) 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (85.594.543) (144.418.708) 17.390.453 58.824.165 28,94 (161.809.161) (930,45)

10. Thu nhập khác - - - -

11. Chi phí khác - - - -

12.Lợi nhuận khác - - - -

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (85.594.543) (144.418.708) 17.390.453 58.824.165 28,94 (161.809.161) (930,45)

14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.010.579 - - - -

Nhận xét: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp được thể hiện chi tiết và cụ thể qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy doanh thu qua các năm có giảm, cao nhất là năm 2011 so với năm 2010 giảm 53,11% ứng với giảm 437.764.207 đồng. Và đến năm 2012 doanh thu tiếp tục giảm 27,75% ứng với giảm 107.229.552 đồng. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do tháng 3/2011 công ty nhượng bán nhà hàng, tập trung kinh doanh khách sạn nên doanh thu bị cắt giảm một phần rất đáng kể, đồng thời công ty không có chính sách thu hút vốn đầu tư, nguồn vốn giảm một cách đáng kể điều đó đã làm giảm doanh thu.. Bên cạnh đó, nguồn vốn lại phải trích ra để nộp khấu hao làm cho nguồn vốn giảm xuống, từ ban đầu là 4,5 tỷ đồng qua các năm số tiền đầu tư ngày càng giảm. Mặt khác cơ sở hạ tầng dù đã được đầu tư nâng cấp thêm nhưng vẫn không đáng kể ngày càng xuống cấp, vì vậy mà chi phí sửa chữa thường xuyên ngày càng tăng đã làm cho tổng chi phí cũng tăng theo. Trong khi đó, nhu cầu về sự hiện đại tối tân của phòng nghỉ ngày càng cao nên khách sạn chưa đáp ứng đuợc nhu cầu của du khách vì thế số khách đến với Khách sạn ngày có xu hướng giảm. Điều này đã ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của Khách sạn. Trong khi đó, chi phí giảm không đáng kể, dẫn đến lợi nhuận qua các năm giảm. Khách sạn nên phát huy hơn nữa thế mạnh của mình tìm hiểu các phương án kinh doanh từ các Khách sạn trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung thì kết quả sẽ khả quan hơn.

2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thủy Sinh tại công ty TNHH Thủy Sinh

2.2.1. Kế toán doanh thu tại công ty TNHH Thủy Sinh

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là số tiền mà đơn vị được nhận hoặc khách hàng đã chấp nhận thanh toán khi đơn vị cung cấp các dịch vụ và hàng hóa cho khách hàng. Các hàng hóa và dịch vụ mà Công ty cung cấp rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu vẫn là doanh thu phòng.

Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên các hóa đơn lập cho khách hàng đều là hóa đơn GTGT có ghi rõ thuế trên hóa đơn.

a. Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Để tiện theo dõi, tại khách sạn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã sử dụng tài khoản cấp 2:

TK5111: Doanh thu bán hàng

TK5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

b. Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT

- Bảng kê hóa đơn chứng từ bán hàng hóa bán ra - Phiếu thu

- Báo cáo bán hàng

- Phiếu xuất kho - Sổ tài khoản chi tiết

- Chứng từ ghi sổ - Sổ cái

2.2.1.1. Kế toán doanh thu dịch vụ lưu trú

a. Tài khoản kế toán sử dụng

Ở Khách sạn hoạt động lưu trú là hoạt động chính. Doanh thu lưu trú được phản ánh trên tài khoản 5113-Doanh thu cung cấp dịch vụ. Đây là hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh khách sạn, là dịch vụ chính đem lại doanh thu lưu trú với tỉ trọng cao trong tổng doanh thu.

b. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ doanh thu dịch vụ lưu trú

Một phần của tài liệu đánh giá công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thủy sinh – tp huế (Trang 43 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w