Trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển vững chắc và đi vào thực chất, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương tiếp tục là mặt trận xung kích, gặt hái nhiều thành quả đáng khích lệ. Chính phủ Lào khẳng định sẽ xúc tiến nhiều biện pháp hữu hiệu để giữ chân các nhà đầu tư Việt Nam, nguồn đầu tư lớn thứ ba vào Lào hiện nay.
Mới đây, Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít và hơn một nửa thành viên Chính phủ Lào đã có cuộc đối thoại cởi mở, thẳng thắn và xây dựng với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Lào với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang
đầu tư kinh doanh tại Lào nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy hợp tác
đầu tư giữa hai nước. Người đứng đầu Chính phủ Lào đánh giá cao kết quả đầu tư kinh
khơng ngừng tăng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào; đồng thời
khẳng định Chính phủ Lào ln ưu tiên và tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư Việt Nam.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các
bộ, ngành, địa phương hai nước, cùng với sự nỗ lực khắc phục khó khăn và vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Lào, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Lào ngày càng khởi sắc, đi vào trọng tâm, trọng điểm, đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm trong 5 năm trở lại đây. Quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước không
ngừng được mở rộng cả về quy mô dự án và chất lượng đầu tư. 15 năm trước, đầu tư của
Việt Nam tại Lào hầu như không đáng kể, nhưng đến nay, Việt Nam vươn lên đứng thứ ba trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào và Lào đứng đầu trong số 64 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Theo Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam vào Lào
liên tục tăng trong giai đoạn 2011 - 2015 cả về số lượng dự án và tổng vốn đăng ký. Tính
đến hết tháng 9 năm nay, Việt Nam có 266 dự án được cấp phép đầu tư sang Lào, với tổng
số vốn đăng ký là 5,1 tỷ USD, gấp 1,3 lần về số dự án và 1,26 lần về tổng vốn đầu tư so năm 2011. Hội doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào ra đời vào năm 2010, hiện có
hơn 300 thành viên, hoạt động trên khắp đất nước bạn. Trong quá trình đầu tư và kinh
doanh, các doanh nghiệp Việt Nam luôn chấp hành và tuân thủ nghiêm pháp luật của Nhà
nước Lào; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Lào; giải quyết công ăn việc
làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động sở tại. Nhiều dự án Việt Nam đầu tư vào Lào có quy mơ lớn hồn thành đi vào hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của Lào, góp phần tăng thu ngân sách cho Chính phủ Lào khoảng 240 đến 260 triệu USD/năm, tạo 35 nghìn việc làm. Dự kiến, trong năm 2017, con số này sẽ đạt 350
đến 400 triệu USD, tạo khoảng 45 nghìn việc làm cho nước bạn. Mặt hàng xuất, nhập khẩu
giữa hai nước ngày càng đa dạng và phong phú, nhiều sản phẩm Việt Nam được người tiêu dùng Lào ưa chuộng và có chỗ đứng ổn định tại thị trường Lào. Về căn bản, quan hệ thương mại giữa hai nước có tính bổ trợ rất lớn và cịn rất nhiều khơng gian để tăng cường hợp tác. Việc hai nước ký Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam và Lào hồi tháng 6 vừa qua đã bổ sung một công cụ pháp lý quan trọng, giúp mức kim ngạch thương mại song phương tăng
mạnh trong thời gian tới. Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít đề nghị các doanh nghiệp
Việt Nam cần xơng pha như những chiến sỹ tình nguyện năm xưa chiến đấu trên đất nước
Lào và đầu tư mang tính chiến lược tại Lào nhằm mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Sự ra đời của cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 cùng sự phát triển của các hành lang giao thông trong tiểu vùng Mê Công và các liên kết kinh tế trong khu vực mở ra không gian phát triển rộng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khu vực, trong đó có các nhà đầu
tư Việt Nam và Lào. Trong bối cảnh quốc tế mới, hai nước tiếp tục đồng hành trong công
cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập khu vực và phát triển bền vững ở mỗi
nước.
Vũ Anh