NƠI KHỞI NGUỒN ĐO TẠO CHO LƯU HỌC SINH LO

Một phần của tài liệu thongtinso5 (Trang 60 - 62)

Những năm qua, Trường Đại học Tây Bắc đã thực hiện tốt công tác đào tạo cho lưu học sinh Lào. Nhiều thế hệ lưu học sinh được đào tạo tại đây đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước bạn.

Nói về cơng tác này, thầy giáo Vũ Trọng Lưỡng, Trưởng phòng Khoa học công nghệ

và Hợp tác quốc tế chia sẻ: Từ năm 2008 đến nay, trường đã đào tạo rất nhiều lớp chuyên

ngành cũng như các lớp bồi dưỡng cho sinh viên và cán bộ 8 tỉnh Bắc Lào. Hiện, trường có 465 em lưu học sinh Lào đang theo học, trong đó có 383 em học các lớp chuyên ngành và 82 em học lớp tiếng Việt. Nhà trường không chỉ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em, mà

cịn chọn các thầy, cơ giáo có kinh nghiệm, cung cấp đầy đủ tài liệu để dạy tiếng Việt cho

các em.

Chúng tôi đến lớp dự bị Tiếng Việt 1 của cô giáo Lê Thị Hà, Tổ Tiếng Việt, Khoa Ngữ Văn, cô giáo Hà chia sẻ: Hầu hết các em lưu học sinh gặp rất nhiều trở ngại trong việc phát âm, vì bên đất nước bạn có nhiều dân tộc khác nhau. Bằng kinh nghiệm của mình, chúng tơi

tiến hành từ dễ đến khó, giảng giải cặn kẽ thông qua các phương pháp giảng dạy mới, để các em dễ hiểu và có hứng thú trong học tập. Chúng tôi cũng lồng ghép những hoạt động ngoại

khóa, dạy các em những bài hát bằng tiếng Việt, tổ chức cho các em giao lưu với các bạn

học sinh Việt Nam để hiểu rõ hơn phong tục tập quán, quê hương đất nước con người Việt

Nam, giúp các em cảm thấy gắn bó và tự tin hơn khi học tiếng Việt.

Em Thíp-đa-văn, học sinh lớp dự bị Tiếng Việt 1, thật thà: Học tiếng Việt thực sự là

thách thức đối với chúng em, cách phát âm của tiếng Việt khác tiếng Lào nhiều lắm. Các

thầy, cô và bạn bè người Việt ln tận tình giúp đỡ, nên chúng em thấy tự tin và học tập tốt hơn.

Được biết, nhà trường cũng như Ban chủ nhiệm khoa đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện

cho lưu học sinh củng cố, mở rộng vốn kiến thức tiếng Việt, nâng cao kỹ năng thực hành tiếng Việt. Trường đã cử một đội thanh niên tình nguyện thực hiện mỗi đội viên kèm một

lưu học sinh Lào trong quá trình học để các em làm quen với tiếng Việt và phong tục tập

quán của người Việt; các thầy cô trực tiếp giảng dạy luôn gần gũi với các em để các em có thể yên tâm học tập tiếng Việt cũng như các mơn chun ngành, giúp các em hịa mình vào

các hoạt động của lớp, khoa. Đặc biệt, năm 2015, sau khi tiếp nhận khóa lưu học sinh Lào

học tiếng Việt đầu tiên, nhà trường đã tổ chức “Hội thi tiếng Việt và giao lưu văn hóa lưu học sinh Lào” và đội sinh viên Lào của trường đoạt giải Nhất.

Theo giới thiệu của thầy Vũ Trọng Lưỡng, chúng tơi gặp em Phan-thíp Kẹo-mạ-ni- non, sinh viên năm cuối lớp K54, ngành Quản trị kinh doanh (khoa Kinh tế), tấm gương tiêu biểu của lưu học sinh Lào, em bày tỏ: Từ năm đầu tiên theo học tại trường, em gặp rất nhiều

khó khăn về ngôn ngữ. Ngay cả khi đã hồn thành khóa học tiếng Việt, chuyển qua học

chuyên môn, việc tiếp thu những thuật ngữ chuyên ngành cũng rất khó. Được sự giúp đỡ tận

tình của các giáo viên, các bạn sinh viên Việt Nam, em đã học tốt lên rất nhiều. Để khắc

phục hạn chế về ngôn ngữ, cùng với việc học ở lớp, em chịu khó đọc sách báo, xem thời sự trên các phương tiện thông tin đại chúng để củng cố vốn kiến thức tiếng Việt. Sau này khi ra trường, em sẽ về đất nước mình để đem những kiến thức đã được học tập tại Việt Nam vào thực tiễn công việc.

Được biết, nhà trường đã dành một khu ký túc xá riêng cho lưu học sinh Lào. Các em được miễn hoàn toàn các chi phí về chỗ ở tại khu nội trú của trường, làm thẻ sinh viên, thẻ

thư viện, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ; được hưởng học bổng khuyến khích nếu

đạt kết quả học tập và rèn luyện tốt, được tạo điều kiện học tập và tham gia các hoạt động;

miễn kinh phí học lại và thi lại 1 lần đối với mỗi học phần trong q trình học tập. Ngồi ra,

mỗi em còn được sử dụng miễn phí 15kW điện và 4m³ nước/tháng; tạo nhiều điều kiện

thuận lợi để các em được tham gia vào các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao,

hiến máu nhân đạo của trường... Vào những ngày lễ, tết của hai nước, ngoài việc tạo điều

kiện để các em được về nhà đón tết truyền thống và thăm gia đình, trường cịn tổ chức cho

các em vui xn, đón tết cổ truyền dân tộc Việt Nam...

Từ những việc làm trên đã giúp các lưu học sinh Lào yên tâm học tập và gắn bó với trường, với lớp, góp phần thắt chặt và củng cố tình đồn kết hữu nghị đặc biệt tỉnh Sơn La

với các tỉnh Bắc Lào nói riêng, giữa hai nước ngày càng vững bền.

Thủy Ngân

Một phần của tài liệu thongtinso5 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)