Năm quan hệ hữu nghị Việ t Lào

Một phần của tài liệu thongtinso5 (Trang 32 - 34)

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào đã chính thức thiết lập được 54 năm (1962 -

2016). Trong khoảng thời gian đó, hai bên đã tích cực vun đắp tình hữu nghị bằng những

chuyến viếng thăm của các đoàn lãnh đạo cấp cao. Nhờ đó, mối quan hệ Việt Nam - Lào

ngày càng được củng cố cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu.

Chia sẻ với báo chí trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, ơng Hồng Bình Qn - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương cho biết: Quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, được kết tinh bởi nhiều yếu tố. Không chỉ là láng giềng gần gũi, thân thiết, hai quốc gia Việt Nam - Lào cịn có nhiều nét tương đồng về văn hóa và lịch sử gắn bó lâu đời. Hai quốc gia lại có cùng chí hướng, mục tiêu phát triển và ln ủng hộ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực. Nhân dân hai nước những năm qua đã luôn kề vai, sát cánh bên nhau, kể cả trong những năm tháng khó khăn nhất.

Với những đặc điểm đó, ơng Hồng Bình Qng khẳng định: Quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc biệt và chuyến thăm của Tổng Bí thư đến Lào lần này cũng rất đặc biệt.

Đây là chuyến thăm nước ngồi đầu tiên của Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ Đại hội XII. Việc

Tổng Bí thư chọn Lào là quốc gia đầu tiên đến thăm trong nhiệm kỳ mới thể hiện rõ sự coi

trọng cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào

những năm qua và cả trong giai đoạn tới.

Chuyến thăm lần này đặc biệt còn bởi đây cũng là lần đầu tiên hai Đảng tiến hành đại hội cùng vào đầu năm nay và cùng bước vào một nhiệm kỳ mới với những quyết sách mới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có các cuộc hội đàm

quan trọng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và các cuộc hội kiến

với các đồng chí lãnh đạo của Lào. Tại đây, đại diện hai nước đã ký nhiều thỏa thuận hợp

tác quan trọng, điển hình là: Thỏa thuận giữa Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước giai đoạn 2016 - 2020; thỏa

thuận giữa Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Cơng chính và Vận tải Lào về xây dựng

đường cao tốc Hà Nội - Vientiane và Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 thực hiện Bản Ghi nhớ

về chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giao thông vận tải; biên bản ghi nhớ về thành lập website hợp tác kinh tế, thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào…

Bộ Ngoại giao khẳng định, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

lần này của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt, là dịp để lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước trao đổi, thống nhất các định hướng lớn về hợp tác cho cả nhiệm kỳ tới, đồng thời xác định

các trọng tâm hợp tác nhằm đưa quan hệ đặc biệt Việt - Lào ngày càng đi vào chiều sâu,

chất lượng, hiệu quả hơn nữa.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương

54 năm qua, Việt Nam - Lào đã ký kết nhiều văn bản hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Điển hình tháng 3/2015, Bộ Cơng Thương hai nước đã ký

Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào, thay thế cho Hiệp định Thương mại

giữa hai bên được ký vào năm 1998. Tháng 6/2015, hai nước lại tiếp tục ký Hiệp định

Thương mại biên giới Việt Nam - Lào. Theo đó, hai nước sẽ dành cho nhau các ưu đãi riêng mà không áp dụng cho bất kỳ nước nào, như mở rộng giảm thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa xuất xứ hai nước; miễn thuế giá trị gia tăng và miễn giảm các biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa do các nhà đầu tư Việt Nam sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp hai nước tại khu vực biên giới.

Nhờ có hợp tác tốt trong lĩnh vực chính trị, hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia đã có

nhiều tiến triển. 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại Việt - Lào đạt hơn 590 triệu

USD. Đây được đánh giá là kết quả khá “khiêm tốn” so với tiềm năng hợp tác sẵn có của hai

nước, vì thế Chính phủ hai nước đang có những kế hoạch quan trọng nhằm thúc đẩy kim

ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD trong thời gian không xa.

Về đầu tư, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Lào 266 dự án với tổng

vốn đăng ký khoảng 5,5 tỷ USD. Nhiều dự án của nhà đầu tư Việt Nam tại Lào hoạt động

hiệu quả, điển hình trong số đó là các dự án của Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai; Tập đoàn Viettel; Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đã tạo việc

làm cho gần 40.000 lao động địa phương, góp phần tăng thu cho ngân sách Lào trên 250

triệu USD và hỗ trợ trên 70 triệu USD mỗi năm cho an sinh, xã hội Lào. Chính phủ Lào cũng đánh giá rất cao các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại đây và luôn tạo mọi

điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả.

Cùng với quan hệ song phương giữa hai nước, hợp tác phát triển toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu khi hợp tác đa phương trong khu vực, trong đó có hợp tác tiểu vùng Mê Kông, hợp tác trong khu vực tam giác phát triển CLV (bao gồm

Campuchia, Lào và Việt Nam) cũng đang được đẩy mạnh. Tại Hội nghị cấp cao CLV diễn

ra tại Campuchia mới đây, 3 nước đã ký kết Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao CLV 9,

đồng thời chứng kiến Lễ ký Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi cho thương mại trong khu

vực tam giác phát triển CLV.

Bên cạnh đó, nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực đã được ký kết trong khuôn

khổ chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lần này đang mở ra triển vọng lớn cho hợp tác giữa hai quốc gia trong thời gian tới, nhất là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.

Nguyễn Hòa

(kinhtevn.com.vn - Ngày 05/12/2016)

Một phần của tài liệu thongtinso5 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)