KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TĂNG DY TÔN TẠO HỆ THỐNG MỐC QUỐC GIỚI VIỆT NAM L O GIAI ĐOẠN 2008 2013 CỦA TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu thongtinso5 (Trang 58 - 60)

Kế hoạch tổng thể công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào là một cơng trình hết sức quan trọng, mang ý nghĩa tổng hợp, thể hiện ý chí, nguyện vọng của

hai Đảng, hai Nhà nước và

nhân dân hai nước. Thực hiện kế hoạch này, trên tuyến biên giới tỉnh Sơn La với chiều dài 250km gồm 125 cột mốc biên giới. Đây là công việc nhạy cảm, liên

quan đến chủ quyền lãnh

thổ quốc gia, đòi hỏi phải

đạt được tính đồng thuận

cao; là cơng việc khó khăn, phức tạp; kết quả của công

tác này không chỉ đáp ứng

yêu cầu trước mắt mà đòi

hỏi phải đáp ứng được lợi

ích lâu dài của nhân dân hai nước.

Khu vực biên giới địa

bàn tỉnh Sơn La địa hình

hiểm trở, cát cứ, dân cư

thưa thớt, bên cạnh đó kết

cấu hạ tầng thấp kém, hầu

hết chưa có đường giao

thơng đi đến các vị trí cắm

mốc, thời tiết khắc nghiệt diễn biến thất thường, dọc tuyến biên giới có bom mìn, vật liệu nổ do chiến tranh để lại nên công tác cắm mốc gặp nhiều khó khăn luôn tiềm ẩn yếu tố phát sinh bất

thường, khó lường địi hỏi

sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới.

Hồn thành cơng tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam -

Lào trên địa bàn tỉnh Sơn

La đã thực sự góp phần tăng

cường tình đồn kết hữu

nghị đặc biệt Việt Nam -

Lào, Sơn La và các tỉnh Bắc

Lào, tạo tiền đề mới để xây

dựng tuyến biên giới Việt

Nam - Lào hịa bình, hữu nghị,

ổn định và phát triển toàn diện.

Thực hiện Quyết định số 137/QĐ-TTg ngày 30/01/2008

của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào; căn cứ một số văn bản chỉ đạo hướng

dẫn của Bộ Ngoại giao, Ủy

ban Biên giới quốc gia Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan, Sở Ngoại vụ là cơ quan thường trực của Ban

chỉ đạo tỉnh đã chủ động

phối hợp với các ngành,

đơn vị liên quan tham mưu

giúp Ủy ban nhân dân tỉnh

triển khai thực hiện từ công

tác chuẩn bị, đến công tác

khảo sát và thi công xây

dựng mốc tại thực địa. Mặc

dù địa hình khu vực biên

giới tiếp giáp giữa tỉnh Sơn La và hai tỉnh Hủa Phăn và Lng Pha Bang rất khó khăn hiểm trở, thời tiết khắc

nghiệt, xa dân cư nhưng

ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh,

sự chỉ đạo sâu sát của Ban

chỉ đạo cắm mốc tỉnh Sơn

La, sự phối hợp chặt chẽ,

linh hoạt và tạo mọi điều

kiện hết sức thuận lợi của các sở, ban, ngành liên quan nên các lực lượng cắm mốc

của hai bên đã nỗ lực khắc

phục, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ thực hiện thắng lợi kế hoạch tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới.

Thực hiện sự chỉ đạo

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy,

Sở Ngoại vụ đã phối hợp

tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày

26/6/2008 về việc thành lập

Ban chỉ đạo cắm mốc biên

giới tỉnh Sơn La và Quyết

định số 1891/QĐ-UBND

ngày 11/8/2008 về việc thành lập nhóm giúp việc Ban chỉ

đạo cắm mốc biên giới tỉnh;

theo đó Ban chỉ đạo cắm mốc

biên giới tỉnh đã ban hành

Quy chế làm việc, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh cử

thành phần tham gia đội cắm

mốc (Ủy ban liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam -

Lào đã ban hành Quyết định

số 2007/QĐ-UBLH ngày 06/8/2008 V/v thành lập Đội cắm số 1 và Quyết định số 1198/QĐ-UBLH ngày 04/5/2011 V/v thành lập Đội cắm mốc số 2 của tỉnh Sơn La). Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo đã kịp thời tham mưu giúp Ủy ban nhân

dân tỉnh bổ sung, kiện toàn tổ

chức bộ máy Ban chỉ đạo,

nhóm giúp việc và đội cắm

mốc nhằm đáp ứng yêu cầu

công việc giao.

Để chuẩn bị cho công

tác cắm mốc tại thực địa Sở

Ngoại vụ đã tham mưu với

Ban chỉ đạo cử trên 40 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia

các khóa đào tạo, tập huấn

do Trung ương tổ chức (đào tạo phiên dịch tiếng Lào, tập huấn kỹ thuật xây dựng mốc, quản lý tài chính...);

đã tổ chức hội nghị cấp tỉnh,

hội nghị cấp huyện với trên 200 lượt người tham gia nhằm tuyên truyền sâu rộng về công tác cắm mốc, tạo sự

đồng thuận, thống nhất cao

và tích cực ủng hộ của các

cấp, các ngành cũng như

mọi tầng lớp nhân dân, đặc

biệt là chính quyền xã, bản và nhân dân khu vực biên

giới đối với công tác cắm

mốc; bên cạnh đó Ban chỉ

đạo cũng đã đẩy mạnh công

tác tuyên truyền trên các

phương tiện thông tin đại

chúng và bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau

vừa phong phú và đa dạng

về công tác quan trọng này trong từng thời gian cụ thể.

Nhằm đáp ứng đẩy

nhanh tiến độ, đảm bảo chất

lượng cơng trình đồng thời

đảm bảo tuân thủ quy định

về quản lý đầu tư xây dựng, Sở còn tham mưu giúp Ban

chỉ đạo ban hành Quyết

định số 30/BCĐ ngày

05/4/2011 về quy trình lập,

thẩm định, phê duyệt và tổ

chức thi công cắm mốc

quốc giới Việt Nam - Lào

trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Trong quá trình tổ chức

thực hiện, Ban chỉ đạo cắm

mốc biên giới tỉnh Sơn La

đã phối hợp chặt chẽ với

Ban chỉ đạo cắm mốc biên

giới các tỉnh: Luông Pha Bang và Hủa Phăn (Lào);

chỉ đạo các đội cắm mốc

của tỉnh Sơn La phối hợp

chặt chẽ với các đội cắm

mốc của các tỉnh bạn Lào liên quan trong q trình triển khai cơng tác khảo sát

xác định vị trí cắm mốc và

thi công xây dựng mốc tại

thực địa.

Công tác khảo sát song phương xác định vị trí

cắm mốc đã hoàn thành

125/125 vị trí cắm mốc và 14 cọc dấu trên tuyến biên

giới địa bàn tỉnh Sơn La

trong đó đoạn biên giới giáp với tỉnh Luông Pha Bang gồm 13 mốc, gồm các mốc

có số hiệu từ 145 đến mốc

có số hiệu 157 và 01 cọc dấu; đoạn biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn 112 mốc, gồm các mốc có số hiệu từ 158 - 269 và 12 cọc dấu.

Đến nay tồn bộ cơng

trình đã thi cơng xây dựng

hoàn thành 125 mốc và 14 cọc dấu trên toàn tuyến biên

giới tỉnh Sơn La, đúng với

tiến độ kế hoạch đề ra. Mặc dù gặp nhiều khó

khăn do công tác cắm mốc

biên giới là công tác đặc

lực lượng tham gia cắm mốc không nhiều; hướng

dẫn của các bộ, ngành còn

thiếu thống nhất và chưa

đồng bộ; công tác phối hợp

với các lực lượng tham gia cắm mốc của các tỉnh bạn Lào liên quan gặp nhiều

khó khăn trong điều kiện

công tác cắm mốc biên giới phải đảm bảo sự đồng thuận và thống nhất cao giữa hai bên trong việc khảo sát xác

định vị trí cắm mốc cũng

như giám sát thi công xây dựng mốc... Nhưng với sự

quan tâm chỉ đạo sát sao

của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;

sự quan tâm chỉđạo, hướng

dẫn và tạo điều kiện của Bộ

Ngoại giao, Ủy ban Biên

giới quốc gia - Bộ Ngoại giao cũng như của các bộ, ngành có liên quan; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp,

các ngành; sự ủng hộ và

tham gia tích cực của nhân dân nhất là nhân dân khu

vực biên giới; sự nỗ lực,

tích cực và tinh thần trách nhiệm cao của các lực lượng tham gia công tác

cắm mốc biên giới trên địa

bàn tỉnh Sơn La đã hoàn

thành theo kế hoạch và tiến

độ chung của cả nước, đảm

bảo an toàn về người và

phương tiện, đảm bảo an

ninh chính trị và trật tự an

toàn xã hội, đảm bảo an

ninh đối ngoại - giữ gìn và

phát huy được mối quan hệ

đoàn kết hữu nghị đặc biệt,

q trình triển khai ln

đảm bảo tính đồng thuận

khơng để xẩy ra tình trạng

mất hịa khí giữa hai bên để

các thế lực thù địch có thể

lợi dụng xuyên tạc gây chia rẽ mối quan hệ truyền thống

tốt đẹp giữa Việt Nam -

Lào.

Hồn thành cơng tác tăng dày và tôn tạo hệ thống

mốc quốc giới Việt Nam -

Lào trên địa bàn tỉnh Sơn

La đã thực sự góp phần tăng

cường tình đồn kết hữu

nghị đặc biệt Việt Nam -

Lào, Sơn La và các tỉnh Bắc

Lào, tạo tiền đề mới để xây

dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hịa bình, hữu

nghị, ổn định và phát triển

toàn diện.

Cầm Văn Phương

Giám đốc Sở Ngoại vụ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo cắm mốc

biên giới tỉnh Sơn La

(Kỷ yếu công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên địa bàn tỉnh Sơn La.-

Sơn La: Ban chỉ đạo cắm mốc biên giới quốc gia Việt

Nam - Lào tỉnh Sơn La, 2013)

Một phần của tài liệu thongtinso5 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)