6. ủa luận văn
1.4. Vai trò của một số chủ thể trong phát triển kinh tế cấp huyện
1.4.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng
Sau ba mươi năm đổi mới theo mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ngày càng thể hiện tầm quan trọng trong những thành tựu đổi mới cũng như trong những sai lầm, khuyết điểm đã vấp phải. Vì vậy để chủ động giải quyết mối quan hệ này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cả về kinh tế và chính trị.
Hiện nay, nền kinh tế đang đứng trước bước ngoặt với những thách thức và cần các giải pháp sau đây.
1- Phải chuyển từ quá trình phát triển về lượng (chỉ mở rộng các nhân tố sản xuất thơng qua q trình tích lũy) sang q trình phát triển về chất (gia tăng mức độ đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp)
2- Sớm chuyển từ hướng phát triển phiến diện hiện nay (dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề xã hội và môi trường) sang định hướng phát triển đồng thuận giữa kinh tế với xã hội và mơi trường (phát triển bền vững, vì mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát triển con người).
3- Thúc đẩy hình thành tổ chức và thể chế nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân để đảm bảo nội hàm “định hướng XHCN” có tính khả thi.
4- Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, các hội trong thực hiện chiến lược phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu “Nhân dân làm chủ” của Đảng đã đề ra.
Những thách thức này có thể được thực hiện dưới sự lãnh đạo, sự đổi mới nhận thức về các yêu cầu phát triển, về bối cảnh phát triển, về tư duy phát triển của Đảng lãnh đạo.
1.4.2. Chính quyền địa phương với phát triến kinh tế
Có thể thấy chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cấp chính quyền (trung ương cũng như địa phương) bao gồm:
Tạo lập mơi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế
Bằng quyền lực và sức mạnh tổ chức của mình, Nhà nước bảo đảm bằng mơi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, bình đẳng cho cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm mơi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội… Đây là những điều kiện cần thiết để giới kinh doanh yên tâm đầu tư vốn và kinh doanh thuận lợi, góp phần có hiệu quả kinh tế đất nước. Nhà nước tạo ra các dịch vụ cơng về mơi trường chính trị, pháp lý an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh doanh, thơng tin an tồn xã hội phục vụ cho xã hội. Đảm bảo các quyền cơ bản như quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh những lĩnh vực, ngành nghề không bị pháp luật cấm.
Định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước có chức năng định hướng phát triển kinh tế bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch, kế hoạch phải phát huy tối đa mọi lợi thế của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo đảm phát triển bền vững và ổn định của các cân đối vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường
Nhà nước bằng các công cụ điều tiết của mình, cần bảo đảm sự bền vững của các cân đối vĩ mô, tạo xu hướng phát triển tích cực để khuyến khích kinh tế phát triển. Ngoài ra nhà nước có nhiệm vụ xắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhằm tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý, xắp xếp lại hệ thống quản lý, các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế từ trung ương đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, xắp xếp cán bộ công chức quản lý Nhà nước và doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và tổ chức quốc tế …
Hỗ trợ phát triển, chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế– xã hội quan trọng, phát triển hệ thống an sinh xã hội
Trong điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém phát triển, xây dựng hạ tầng yêu cầu chi phí đầu tư lớn, chậm thu hồi vốn, lãi suất thấp, trong khi vốn tích luỹ đầu tư của các doanh nghiệp cịn nhỏ bé thì Nhà nước chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là rất cần thiết, bảo đảm kinh tế phát triển ổn định và có hiệu quả.
Chức năng kiểm tra
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và từng bước thực hiện công bằng xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU