Phương pháp thống kê

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 33 - 37)

6. ủa luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp thống kê

* Khái niệm

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.

* Ý nghĩa

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Bởi vì ta sẽ khơng thể hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra nếu khơng sử dụng phương pháp này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê. Chỉ sau khi đã phân tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mơ và đặc điểm khác nhau thì việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn.

Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê, nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành các bộ phận có đặc điểm tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung.

* Nhiệm vụ

Phân tổ thống kê có những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thứ nhất, phân chia loại hình kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu. - Thứ hai, phân tổ thống kê có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu.

- Thứ ba, phân tổ thống kê có nhiệm vụ biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.

Phân loại phân tổ thống kê

Căn cứ vào nhiệm vụ phân tổ thống kê được chia thành 3 loại: Phân tổ phân loại, phân tổ kết cấu, phân tổ liên hệ.

Căn cứ vào số lượng tiêu thức phân tổ thì phân tổ thống kê gồm: Phân tổ theo một tiêu thức và phân tổ theo nhiều tiêu thức.

Những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê

Tiêu thức phân tổ

Tiêu thức phân tổ là tiêu thức biến động được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.

Tiêu thức phân tổ phản ánh đúng bản chất của hiện tượng mà mục đích nghiên cứu đề ra. Sở dĩ như vậy là vì mỗi đơn vị tổng thể như chúng ta đã biết gồm nhiều tiêu thức khác nhau, tiêu thức nào cũng có thể dùng để phân tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được, song mỗi tiêu thức có ý nghĩa khác nhau. Nhưng cùng một nguồn tài liệu, nếu chọn tiêu thức phân tổ khác nhau có thể đưa đến kết luận khác nhau, hoặc chọn tiêu thức phân tổ không đúng với mục đích nghiên cứu thì sẽ có những nhận xét khác nhau, không đúng về thực tế của hiện tượng.

Nguyên tắc xác định đúng tiêu thức phân tổ.

- Thứ nhất: Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc, nắm vững bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội cần nghiên cứu để chọn ra tiêu nêu rõ bản chất của hiện tượng, phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong hoàn cảnh thời gian và địa điểm cụ thể.

Ví dụ: Điểm thi là tiêu thức phản ánh bản chất kết quả học của sinh viên, chứ còn thời gian tự học chỉ phản ánh một phần nguyên nhân của kết quả học.

- Thứ hai: Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn tiêu thức phân tổ thích hợp. Bởi vì cùng một hiện tượng nhưng ở các điều kiện lịch sử khác nhau thì tiêu thức phân tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ về kết quả học tập: Khi sinh viên cịn đang học ở trường thì tiêu thức phản ánh đúng đắn nhất kết quả học tập là điểm thi trung bình. Cịn khi sinh viên đã làm việc thì điểm thi khơng phản ánh đúng kết quả làm việc.

- Thứ ba: Phải tùy vào mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức.

Xác định số tổ và khoảng cách tổ

Trong phân tổ thống kê việc phân chia các hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ, khoảng cách mỗi tổ là bao nhiêu và căn cứ vào đâu để xác định số tổ đó có ý nghĩa rất quan trọng. Việc xác định này phụ thuộc vào tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính(chất lượng) hay tiêu thức số lượng.

- Phân loại theo tiêu thức thuộc tính

Tiêu thức thuộc tính là loại tiêu thức khơng có biểu hiện cụ thể bằng con số như: Dân tộc, giới tính, ngành kinh tế… Các tổ được hình thành khơng phải do sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức mà thường do các loại hình khác nhau tạo thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Một số trường hợp, số tổ gần như đã được hình thành sẵn trên thực tế: Phân tổ dân số theo giới tính, phân tổ diện tích trồng lúa trong năm theo thời vụ gieo trồng…

- Một số trường hợp phân tổ khá phức tạp như: Phân tổ lao động theo nghề thì có rất nhiều ngành nhề khác nhau, phân loại cây trồng, nếu coi mỗi loại cây trồng là một tổ thì có rất nhiều tổ.

Phân tổ cho tiêu thức số lượng

Tiêu thức số lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là những con số như độ tuổi, tiền lương, số lương công nhân…Trong phân tổ này phải căn cứ vào các lượng biến khác nhau của tiêu thức mà xác định số tổ khác nhau về tính chất.

- Khi lượng biến của tiêu thức thay đổi ít, tức là sự biến thiên về mặt lượng giữa các đơn vị không chênh lệch nhiều lắm, biến động rời rạc và số lượng các biến ít như: Số người trong gia đình, bậc thợ của công nhân, số máy dệt cho một cơng nhân phụ trách… thì số tổ có giới hạn nhất định, mỗi lượng biến là cơ sở hình thành một tổ.

- Khi lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn ta xét cụ thể xem lượng biến thay đổi đến một mức độ nào thì làm chất của hiện tượng biến đổi và làm nảy sinh ra một tổ khác để phân tổ có khoảng cách tổ. Khoảng cách tổ có thể đều hoặc khơng đều.

Chỉ tiêu giải thích * Khái niệm

Chỉ tiêu giải thích là những chỉ tiêu dùng để nói rõ đặc điểm của các tổ cũng như toàn bộ tổng thể.

* Ý nghĩa

- Chỉ tiêu giải thích nói rõ đặc trưng của từng tổ và tồn bộ tổng thể. - Nó là căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính một số chỉ tiêu phân tích khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trình bày kết quả phân tổ.

Kết quả phân tổ thống kê thường được đưa ra dưới dạng bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê.

Bảng thống kê Khái niệm

Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

Tác dụng bảng thống kê.

- Phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và cả tổng thể. - Mô tả mối quan hệ mật thiết giữa các số liệu thống kê.

- Là cơ sở áp dụng phương pháp phân tích thống kê cho phù hợp. Cấu thành bảng thống kê

Về mặt hình thức: Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và số liệu. Hàng và cột phản ánh quy mơ của mỗi bảng, cịn tiêu đề phản ánh nội dung của bảng và từng chi tiết trong bảng, số liệu được ghi vào trong các ô của bảng, mỗi con số phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

Về mặt nôi dung: Bảng thống kê gồm phần chủ từ và phần giải thích. Phần chủ từ nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng, phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Các loại bảng thống kê

- Bảng giản đơn: Là bảng biểu thị kết quả của phân tổ chỉ theo 1 tiêu thức. - Bảng kết hợp: Là bảng biểu thị kết quả của phân tổ từ hai tiêu thức trở lên. - Bảng phân tổ: Là bảng biểu thị đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)