Tổng quan về phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 46 - 53)

6. ủa luận văn

3.3. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên

3.3.1. Tổng quan về phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên

Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh (Vĩnh n, Phúc n, Xn Hịa), gần các khu cơng nghiệp của Hà Nội (Nội Bài, Sóc Sơn..) và sẵn có một số điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, giao thông..), dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, kinh tế huyện Bình Xuyên đã và đang chuyển dịch nhanh theo hướng cơng nghiệp hóa và đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong những năm vừa qua.

Tốc độ tăng GTSX của huyện giai đoạn 2005-2008 đạt khoảng 29,4%/ năm (cao hơn mức trung bình 20% của tỉnh trong cùng kỳ), trong đó, nơng - lâm-ngư nghiệp tăng 11,3%, công nghiệp-TTCN tăng 29,5%/năm và dịch vụ-TM tăng 64,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng cao đã đưa tổng GTSX trên địa bàn huyện tăng gần 1,9 lần sau 3 năm, từ 2.931 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 5.518 tỷ đồng năm 2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trị sản xuất của Huyện vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GTSX là 28,6%. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 24,4%. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,81%. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm và thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trước giai đoạn khủng hoảng, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong cùng thời gian này. Với việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất của huyện Bình Xuyên đã đạt 16.707,823 tỷ đồng vào năm 2013.

Cơ cấu kinh tế của Huyện chuyển dịch nhanh chóng theo hướng cơng nghiệp hóa; Năm 2005 tỷ trọng giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng chiếm 83,9%; Nông-Lâm-Thuỷ sản chiếm 10,6%; Thương mại-Dịch vụ chiếm 5,5%. Năm 2006 tỷ trọng giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng chiếm 83,1%; Nông-Lâm-Thuỷ sản chiếm 9,3%; Thương mại-Dịch vụ chiếm 7,6%. Năm 2007 tỷ trọng giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng chiếm 84,3%; Nông- Lâm-Thuỷ sản chiếm 8,6%; Thương mại-Dịch vụ chiếm 7,1%. Năm 2008 tỷ trọng giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng chiếm 84%; Nông-Lâm-Thuỷ sản chiếm 7,6%; Thương mại-Dịch vụ chiếm 8,4%. Năm 2013, Giá trị sản xuất Công nghiệp-Xây dựng chiếm 89,61%, Nông-Lâm-Thuỷ sản: 4,31%, Thương mại- Dịch vụ: 6,08%.

Sau gần một thập kỷ phát triển, cơ cấu kinh tế huyện Bình Xun đã có sự thay đổi đáng kể. Thứ nhất, công nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trị chủ đạo và có xu hướng tăng cao. Thứ hai, tỷ trọng đóng góp của Nơng nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm xuống. Thứ ba, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch sang khu vực dịch vụ, với mức tăng 1,58 điểm phần trăm. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn thấp và chưa thực sự có nhiều đóng góp với tăng trưởng kinh tế của Huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lao động cơng nghiệp bình qn đầu người trong huyện: Từ 27,5 triệu đồng năm 2005 tăng lên 32,5 triệu đồng/người vào năm 2006; Năm 2007 đó là 38,6 triệu đồng/người; Năm 2008 là 50,5 triệu đồng/người. Kết thúc năm 2013, năng suất lao động cơng nghiệp bình qn đầu người đó tăng gấp 3 lần so với năm 2008 và ước đạt 167 triệu đồng.

Mặc dù tăng trưởng trong khu vực sản xuất công nghiệp-xây dựng ở mức cao. Tuy nhiên, trong các ngành còn lại của nền kinh tế, mức tăng trưởng cịn thấp. Chính vì vậy, mức thu nhập bình quân đầu người của huyện Bình Xun vẫn cịn thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người của Tỉnh và của quốc gia. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt mức 21,8 triệu đồng/năm, thấp hơn so với mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia. Đây là một trong những thách thức phát triển đối với huyện Bình Xuyên trong thời gian tới.

Năm 2005 tổng thu ngân sách mới đạt trên 47 tỷ đồng, năm 2006 tổng thu là 59,2 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 90,4 tỷ đồng và năm 2008 đạt 182,4 tỷ đồng, trong đó thu từ khu vực ngồi quốc doanh tăng mạnh.

Bên cạnh những biến động về giá cả, thu ngân sách của huyện Bình Xuyên tiếp tục tăng lên trong những năm sau khủng hoảng trong nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới kết quả tích cực, so với các địa phương khác là sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp tư nhân. Năm 2011, huyện Bình Xuyên đã thu hút thêm 9 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên 417 doanh nghiệp.

Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, huyện Bình Xuyên cũng chú trọng thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề thủ công, thúc đẩy sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp. Một trong những ngành tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng là gốm Hương Canh. Năm 2012, gốm Hương Canh ước đạt được 18.300 sản phẩm đóng góp khơng nhỏ vào thu nhập của người dân và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của ngân sách huyện.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh trong kế hoạch trong những năm vừa qua. Năm 2012, thu ngân sách của huyện đó tăng lên 519,7 tỷ đồng. Mặc dù kết quả này tốt hơn so với năm 2011, với mức tăng trưởng 22%, nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Năm 2013, tổng thu ngân sách có cải thiện đáng kể so với năm 2012. Tổng thu ngân sách 2013 tăng 43,8% so với năm 2012 và đạt mức 771,6 tỷ đồng.

Cơ cấu thu ngân sách của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực và mang tính bền vững. Trong đó, tỷ trọng nguồn thu từ các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn tăng đều đặn qua các năm và chiếm tỷ lệ khá cao. Bình quân từ năm 2005 đến năm 2008 đều chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng nguồn thu.

Trong thời gian qua từ huyện đến xã, thị trấn đã tích cực chủ động khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu, các khoản thu hàng năm đều đạt và vượt dự tốn được giao, trong đó tăng chủ yếu là thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp tư nhân, thu cấp quyền sử dụng đất và các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng khi giao đất.

Mặc dù tổng nguồn thu của huyện quy mơ cịn rất nhỏ nhưng cơ cấu thu ngân sách đã chuyển biến tích cực. Tăng thu từ các nguồn trên thể hiện xu thế làm ăn có hiệu quả của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn và là nguồn thu bền vững trong điều kiện đất nước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vẫn cịn một số nguồn thu khơng được khai thác triệt để là các loại phí, lệ phí, thu khai thác đất đá cát sỏi, thu ...

Cùng với việc tăng thu, chi ngân sách huyện cũng tăng để phục vụ kịp thời cho phát triển kinh tế. Tổng chi ngân sách từ 32,6 tỷ đồng năm 2005 đã tăng lên 67,1 tỷ đồng vào năm 2008, chưa tính vốn đầu tư của tỉnh đầu tư trên địa bàn bình quân mỗi năm trên 60 tỷ đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về căn bản, cán cân thu chi ngân sách của địa phương vẫn tiếp tục được cân đối. Huyện vẫn tiếp tục chú trọng đến công tác đầu tư, đặc biệt là đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi ngân sách năm 2012 là 662 tỷ đồng, lớn hơn mức thu 519,7 tỷ đồng. Nguyên nhân căn bản là do nhu cầu đầu tư phát triển của năm 2012 tăng cao. Đây cũng là năm huyện Bình Xuyên có mức chi vượt 182% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, tình hình cân đối thu chi đã quay lại bình thường. Năm 2013, huyện Bình Xuyên đã chi trên 710,8 tỷ đồng. Mức chi đã tăng gần 50 tỷ đồng so với mức chi của năm 2012.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2005-2013

Số TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dân số Người 106347 109332 110.441 112.919 115.921 120.073

Lực lượng lao động xã hội Người 54.368 55.018 55.583 55.798 63.375 64.132

I Chỉ tiêu Kinh tế

1 Giá trị sản xuất Tỷ 2.931 5.518 8.723.272 12.023.176 16.708.142 20.378.905 1.1 Giá trị Công nghiệp- xây dựng Tỷ 2.460,4 4.637,2 7.346.478 10.185.162 14.832.801 18.261.709 1.2 Giá trị Nông lâm- Thủy sản Tỷ 313,6 420 774.094 1.038.116 899.465 887.685 1.3 Giá trị Thương mại - Dịch vụ Tỷ 157 460,8 602.700 799.898 975876 1.239.511 2 Tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỷ 47 182,4 323.400 557.000 519.700 771.680 3 Tổng chi ngân sách trên địa bàn Tỷ 32,6 67,1 239.700 428.400 662.000 770.858

II Chỉ tiêu xã hội

1 Số lao động được đào tạo nghề % 28,56 47,9 46,4 48,2 48,6

2 Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Lao động 1.881 2.618 2.641 2.210 1.841 1985

3 Tổng số giường bệnh GB 131 145 13,4 15,1 16,5 17,5

4 Tổng số Bác sỹ trên 100 dân BSỹ 0,017 0.023 2,5 2,6 2,3 2,7

5 Tỷ Lệ hộ nghèo % 13,49% 6,7% 6,98 5,56 4,2 3,27

6 Số điện thoại trên 100 dân đt/100d 6,8 13,2 80 108 146 172

7 Thu nhập trên đầu người.(theo gía trị sản suất) Tr.đ 27,5 50,5 78,9 106,4 144,1 169,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)