Vài nét về cuộc đời – sự nghiệp nhà văn

Một phần của tài liệu LuanvanThacsi.PhamThiThuHuong (Trang 34 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4 Hành trình sáng tác của nhà văn Trần Thùy Mai

1.4.1 Vài nét về cuộc đời – sự nghiệp nhà văn

Nhà văn Trần Thùy Mai sinh ngày 8 tháng 9 năm 1954 tại Hội An, Quảng Nam. Quê quán: làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện Hương Trà (nay là phường Hương Long, Thành phố Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng. Tốt nghiệp Tú tài II từ 1972, chị thi đậu thủ khoa môn văn Đại học Sư phạm Huế. Sau 1975, chị học tiếp Đại học Sư phạm. Năm 1976, Trần Thùy Mai tốt nghiệp Khoa Văn – Đại học Sư phạm Huế. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp, Trần Thùy Mai được giữ lại trường, làm công tác giảng dạy và nghiên cứu môn Văn học dân gian. Năm 1987, chị quyết định chuyển sang làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Thuận Hóa. Với lối rẽ này, Trần Thùy Mai đã chọn nghiệp viết làm con đường đi cho riêng mình.

Trần Thùy Mai viết văn từ hồi sinh viên, khi mới tròn 19 tuổi, trưởng thành cùng thế hệ với Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc ở Sài Gòn, những người cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Có thể nói, đây chính là thế hệ dị đường đi tìm những đề tài hậu chiến. Tính từ truyện ngắn đầu tay "Một chút màu xanh" in trên Tạp chí

Sơng Hương đến nay, Trần Thùy Mai đã có trên 30 năm cầm bút với hàng trăm tác

phẩm truyện ngắn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Trong đó, một số truyện ngắn nổi tiếng của chị như: Gió thiên đường, Thập tự hoa, Quỷ trong trăng, Thương

nhớ Hoàng Lan, Mưa đời sau, Người bán linh hồn, Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng... đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật...

Trần Thùy Mai là một trong những nhà văn nữ viết nhiều và khá đều tay hiện nay. "Những truyện ngắn của chị rất đa dạng, phảng phất khơng khí đất trời xứ Huế, quan tâm đến mọi mặt của cuộc sống, nhất là lớp trẻ và nhìn họ với một con mắt đầy yêu thương và hy vọng" [77; 1].

Sáng tác của Trần Thùy Mai bao gồm nhiều tập truyện ngắn đã được xuất bản ở nhiều nhà xuất bản khác nhau, tiêu biểu như: Cỏ hát - Tập truyện ngắn đầu tay in chung với Lý Lan, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1983; Bài thơ về biển khơi - Tập truyện ngắn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1983; Thị trấn hoa quỳ vàng - Tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994; Trò chơi cấm - Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 1998; Người khổng lồ núi Bạc - Truyện thiếu nhi, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2002; Đêm tái sinh - Tập truyện ngắn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2003; Thập

tự hoa - Tập truyện ngắn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2003; Biển đời người - Tập truyện

ngắn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003; Thương nhớ Hoàng Lan - Tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn Mới, California, USA, 2003; Mưa đời sau - Tập truyện ngắn, Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 2005; Mưa ở Trasbourg - Tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2007; Lửa hoàng cung - Tập truyện ngắn, Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 2008, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2010; Một mình ở Tokyo - Tập truyện ngắn, Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 2008; Onkel yêu dấu - Tập truyện ngắn, Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 2010; Trăng nơi đáy giếng - Tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb Thanh Niên, 2010…

Nhiều truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã được chuyển thể kịch bản sân khấu hoặc dựng thành phim như: "Hãy khóc đi em" (2005), "Gió thiên đường", "Thập tự hoa" (2005), "Trăng nơi đáy giếng" (2009). Trong năm 2005, Nhà văn Trần Thùy Mai có đến 3 truyện ngắn được chuyển thể thành kịch bản phim đó là các truyện:

Hãy khóc đi em, Thập tự hoa và Gió thiên đường. Đặc biệt, truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng đã được đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn dựng thành phim rất thành công và

đạt giải thưởng điện ảnh Cánh diều bạc năm 2008 (khơng có giải vàng), mang về giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Cánh diều vàng 2009 và Nữ diễn viên xuất

sắc tại Liên hoan phim Dubai cho diễn viên Hồng Ánh. Phim đã được công chiếu trên 10 trường đại học của nước Mĩ.

Đặc biệt, tác phẩm của Trần Thùy Mai còn giành được nhiều giải thưởng văn học trong nước và nước ngồi như: Giải thưởng văn học Cố đơ lần 2 (1998) và lần 3 (2004); Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002; Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2003; Giải thưởng văn chương của Hội Hữu nghị San Francisco - Tp. Hồ Chí Minh năm 2011.

Truyện ngắn của Trần Thùy Mai cịn vượt qua biên giới để mang thơng điệp đến với độc giả ở nước ngoài: Thị trấn hoa quỳ vàng được dịch sang tiếng Pháp, Thuỵ Điển; Gió thiên đường được dịch sang tiếng Nhật, Chuyện cũ ở quê nhà được dịch sang tiếng Pháp, Huyền thoại chim phượng được dịch sang tiếng Đức, Thương

nhớ hoàng lan được dịch sang tiếng Anh.

Trong căn nhà nhỏ, yên tĩnh nằm khuất sau một con hẻm của đường Điện Biên Phủ, hàng ngày chị vẫn viết một cách say sưa, cần mẫn và lặng lẽ. Nếu ngày còn trẻ, với chị, viết chỉ là đam mê cảm tính, để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của một cơ bé mới lớn, đầy ước vọng về tình yêu và hạnh phúc; thì sau này, khi đã trở thành vợ, làm mẹ và phải đối mặt với đổ vỡ trong cuộc sống, chị mới nhận ra, viết cũng là một cách cứu rỗi. Những trang viết của chị vì thế ngày càng trở nên tinh tế, sâu lắng mà cũng dữ dội, quyết liệt hơn.

“Văn Trần Thùy Mai nhẹ nhàng như một lời tâm sự, thì thầm thấm sâu vào tâm hồn người đọc qua cách mơ tả và ngơn ngữ trong suốt như sự hịa quyện của nhạc và thơ, là khát vọng của con người vượt qua hệ lụy cuộc đời nghiệt ngã để đi tìm hạnh phúc chân chính với những ước mơ nhân ái” [52; 17].

Cảm nhận về truyện ngắn Trần Thùy Mai, tác giả Hồ Thế Hà nhận xét: “Giọng văn tâm tình, mềm mại, gắn với những phản ứng tâm thức kín đáo của nhân vật đã tạo nên giá trị nhân bản của truyện ngắn Trần Thùy Mai. Đó là nét làm nên sức hấp dẫn của nhà văn mang đậm bản sắc Huế”. Đó là “thời gian, khơng gian khát vọng được miêu tả bằng bút pháp huyền thoại, truyện ngắn Trần Thùy Mai mang

đậm tính triết lý – triết lý về cuộc sống con người hiện đại” (dẫn theo Hồ Thị Hải Yến [52; 17]).

Hồ Thế Hà khẳng định: Trần Thùy Mai là một trong rất ít những cây bút văn

xi của Huế và cả nước được mọi người chú ý [11; 31].

Một phần của tài liệu LuanvanThacsi.PhamThiThuHuong (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w