7. Cấu trúc của luận văn
2.2 Con ngƣời văn hóa
2.2.1 Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là một trong những phong cách của mỗi một dân tộc, một vùng đất. Ăn – mặc là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, bởi vậy mà nhắc đến ẩm thực người ta thường nghĩ ngay đến những món ăn, những phong vị đặc trưng của vùng đất đó. Trong sáng tác của mình, Trần Thùy Mai trực tiếp miêu tả về ẩm thực không nhiều, chưa truyện ngắn nào của chị lấy ẩm thực làm đề tài chính, nhưng dù được miêu tả ở bất kì một khơng gian nào, hồn cảnh nào, những trang văn viết về ẩm thực của Trần Thùy Mai cũng đầy ắp phong vị của ẩm thực Huế.
Nếu như nhắc đến ẩm thực miền Bắc khơng thể khơng nói tới Hà Nội, miền Nam nổi tiếng với các món ăn Tây Nam bộ thì nhắc đến ẩm thực miền Trung khơng thể khơng nói tới Huế. Huế là một trong số ít địa phương ở Việt Nam có nền nếp gia phong bền vững mà trong đó, văn hóa ẩm thực đã góp phần tạo nên nét riêng của cố đô. Huế từng là kinh đơ nước Việt thuở xưa, nơi có tới 13 triều vua từng thay nhau ngự trị cho đến khi chế độ phong kiến cuối cùng sụp đổ ở nước ta (chế độ dưới triều vua Bảo Đại). Vì vậy mà từ xa xưa, người Huế đã được ảnh hưởng văn hóa cung đình, trong đó có văn hóa ẩm thực. Bên cạnh đó, tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của người dân nước Việt nói chung và người Huế nói riêng, bởi vậy mà quan niệm "tam tịng, tứ đức" là một chuẩn mực của người phụ nữ Huế xưa. Ở Huế, có truyền thống từ bao đời nay là "mẹ dạy con, bà dạy cháu, chị dạy em". Các thiếu nữ quyền quý trước khi xuất giá phải được mẹ rèn dạy "Cơng Dung Ngơn Hạnh". Chữ "Cơng" hàng đầu, do đó, cho dù nhà giàu có, nhiều người giúp việc thì các cơ gái vẫn phải tập đi chợ, nấu ăn hàng ngày. Nàng tiểu thư Thể Cúc trong truyện ngắn cùng tên dù là lá ngọc cành vàng nhưng vẫn được mẹ dạy từng “đường ăn, nết ở”. Khi nàng mải ngồi lắng nghe con hồng yến hót trong lồng đã bị
phu nhân nhắc nhở: “Thể Cúc! Con gái, làm chi cũng phải chăm chỉ, ý tứ. Cái nết vừa làm vừa chơi, không nên đâu con”. Người mẹ vì lo lắng cho con khi về nhà chồng khơng biết nấu các món ăn mà đã dành mấy tháng liền để soạn cho con cuốn
Thực phổ bách thiên: “gần một trăm món ăn mẹ soạn thành một trăm bài văn vần để
con dễ đọc dễ nhớ. Mấy tháng nay mẹ cố hoàn thành cho kịp ngày con vu quy. Mẹ mong sao đây là cuốn cẩm nang để giúp con sau này lo cho chồng, cho mẹ chồng, rồi truyền dạy cho con cháu mai sau!” (Thể Cúc).
“Ẩm thực Huế có một chiều sâu mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Người Huế ăn uống gắn liền với ba tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp, người Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực. "Khẩu thực" là cách ăn bằng miệng, để tồn tại, "nhãn thực" là thưởng thức bằng mắt và "tâm thực", nghĩa là ăn bằng cả tấm lịng mình” [61; 3].
Người Huế cẩn thận và cầu kì ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu của món ăn. Cách mà Thể Cúc ngồi nhặt hạt sen cũng cho thấy sự cẩn thận, khéo léo trong cách lựa chọn nguyên liệu chế biến của người Huế: “Nàng lại chăm chú soi tìm những hạt sen trắng, rồi đặt chúng trong thố nước mưa trước mặt. Hạt sen này, phu nhân phải cho người nói trước với quan Ngự Thiện trong cung mới có, bởi đó là giống sen bách diệp ở hồ Tịnh Tâm, vừa thơm vừa bổ, chỉ dùng riêng cho nhà vua” (Thể Cúc). Là một người con xứ Huế, am hiểu về ẩm thực Huế, Trần Thùy Mai mới có thể viết nên những trang văn miêu tả về vẻ đẹp của ẩm thực Huế tinh tế đến vậy.
Người Huế quan niệm nấu ăn cũng là nếp nhà. Món ăn Huế vì thế mà truyền từ đời này sang đời khác, theo một phong cách rất riêng “tuy nghèo mà sang”. Những món ăn Huế dù là món đơn giản nhất cũng đều được chuẩn bị hết sức cẩn thận, cầu kì. Thói quen ăn uống của người Huế cũng trang nhã, thanh cao, tinh tế trong từng chi tiết. Thầy Phương trong Trăng nơi đáy giếng là một điển hình: “Nói là kén ăn, khơng phải là thầy đòi hỏi cao lương mỹ vị, mà chỉ cần những thứ đơn giản thôi, nhưng phải biết ý mới chiều được. Bữa ăn không cần thịt cá, đôi khi chỉ cần đĩa bơng bí chấm nước tơm kho đánh, nhưng nước tôm phải thật sánh, thật
thơm, đỏ rực. Thịt bị thì nhất định phải nấu canh với hoa thiên lý, tơ canh dìu dịu mùi hương ngọt ngào. Đêm khuya ngồi đọc sách, chỉ cần ăn củ khoai bồi dưỡng, nhưng khoai phải ngọt, dẻo, hấp với lá dứa. Chiều thì vài lóng mía tiện thật sạch sẽ, ửng màu đỏ cầm rượu”. Hay Quyên trong Cánh cửa thứ chín chuẩn bị cho chồng và cả “người trong mộng” món “canh mít non và cá bống kho tiêu”. Quyên có thể say sưa kể cho “người tình trong điện thoại” nghe về những món ăn được chuẩn bị kĩ càng: “Sáng ngày rằm, người ta gánh hoa sen đến bán. Quyên mua hai bó hoa vừa trắng vừa hồng. Mua hạt sen để trưa nay nấu cháo chay” (Cánh cửa thứ chín).
Những đồ ăn, thức uống của người Huế đều lấy nguyên liệu của quê nhà, giản dị, mộc mạc thôi nhưng phải lựa chọn thật tỉ mỉ, cẩn thận trong khâu nguyên liệu và cách kết hợp nấu nướng. Nàng tiểu thư Thể Cúc sau khi về nhà chồng đã thuộc nằm lịng những cơng thức nấu nướng trong cuốn sách mẹ trao tặng: “Canh bầu mùi thích lá hanh hao. Cho biết rau hành bỏ bí đao. Hầm mít lại ưa sân với lốt. Bí ngơ thời phải tỏi gia vào” (Thể Cúc). Ẩm thực của người Huế không chỉ được chế biến bằng cơng thức hồn hảo, bằng sự cẩn thận, mà cịn mang trong đó cả tâm hồn, dồn cả tấm lịng và sự hi vọng của mình vào từng món ăn chuẩn bị cho người thân yêu: “Hồi chiều, nghe chồng bảo đến tối có anh em bạn bè của chàng đến chơi nên Thể Cúc lo soạn sẵn cơm rượu. Chỉ có mấy món đơn sơ, nhưng nàng nêm nấu thực kỳ cơng, mong sao chồng được vui lịng” (Thể Cúc).
Ngay cả khi đã đi đến một vùng đất khác, thì người Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung vẫn khơng thể qn được văn hóa ẩm thực của mình. Những món ngon ở phương trời xa lạ chỉ là những khoảnh khắc tức thì, dù có cho sơn hào hải vị thì người ta vẫn khơng thể qn được hương vị quê nhà. Bởi vậy mà Miên trong Mưa ở Strasbourg, với tính cẩn thận của người phụ nữ, đã chuẩn bị chu đáo khi sang Pháp để vẫn được thưởng thức những món ăn rất Huế, rất Việt Nam trên một vùng đất châu Âu chỉ đầy bơ sữa và pho mát: “Miên đem theo trong vali cả một túi gạo mười cân, cả nồi cơm điện, cả ruốc, nước mắm, chà bông, tơm rim ngọt. Phút chốc phịng Miên trở thành phịng ăn cho cả đồn. Ơng Tú được bữa cơm hợp khẩu vị, hớn hở ra mặt. Miên bơ bơ: “Đấy, dân mít nhà ta, khơng có nước mắm và
bột ngọt thì dù cao lương mỹ vị cũng khơng nuốt nổi, phải không anh?” (Mưa ở
Strasbourg).
Không chỉ khâu chuẩn bị, khâu chế biến, khâu nấu nướng, khâu sắp đặt, trình bày các món ăn mà ở khâu dọn rửa, người Huế cũng hết sức cẩn thận. Tùng Thiện Phu Nhân (truyện Thể Cúc) rất nghiêm khắc trong việc dạy con gái nữ công gia chánh, khơng chỉ ở việc chuẩn bị mà cịn ở việc dọn rửa bát ăn: “Dọn rửa không phải là chuyện đáng lưu tâm, đã có người ăn kẻ ở nhưng Tùng Thiện phu nhân là người chu đáo đến mức nghiêm khắc trong việc nội trợ. Hơn nữa, trong số bát đĩa dùng trong tiệc có hơn bốn mươi chiếc là đồ sứ ký kiểu tận bên Tàu do Đức Thiệu Trị ngày trước ban cho”.
Truyện ngắn Trần Thùy Mai đã khắc họa nên một vùng ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam: Huế - với những nét mộc mạc mà tinh tế, cầu kì, cẩn thận trong chế biến. Là một người con xứ Huế, lớn lên và chịu ảnh hưởng của văn hóa Huế, vì vậy mà mỗi trang văn của Trần Thùy Mai đều thấm đẫm hơi thở của Huế. Miêu tả về ẩm thực xứ Huế, Trần Thùy Mai kể một cách tự nhiên, giản dị như chính mình là hóa thân của những người phụ nữ đảm đang, công dung ngôn hạnh (Quyên, cô Hạnh, Thể Cúc,…), dồn hết tâm huyết và tình yêu thương trong từng món ăn, thức uống. Văn hóa ẩm thực Huế với những đặc trưng riêng không chỉ làm nên vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc tự ngàn đời mà cịn góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam với bạn bè thế giới.