Khơng gian văn hóa

Một phần của tài liệu LuanvanThacsi.PhamThiThuHuong (Trang 41 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Không gian và thời gian

2.1.1 Khơng gian văn hóa

- Không gian rộng lớn

Thiên nhiên trong truyện ngắn Trần Thùy Mai hiện lên trong trang văn của chị tự nhiên, nhẹ nhàng, gần gũi như vốn có, như khơng hề có sự sắp đặt trước. Là một người con của vùng đất kinh kì, sinh ra và lớn lên dưới bóng mát của những miệt vườn xanh tươi, vì vậy điều dễ nhận thấy trước hết là đặc trưng thiên nhiên xứ Huế trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Trần Thùy Mai không quá đi sâu vào miêu tả thiên nhiên trong bất cứ truyện ngắn nào. Thiên nhiên xứ Huế được lồng trong những câu chuyện về con người. Trần Thùy Mai chỉ lựa chọn và điểm xuyết nhưng những nét đẹp của không gian thiên nhiên kinh thành Huế vẫn hiện lên một cách rõ ràng và nên thơ. Đó là khơng gian miệt vườn xanh mướt trong Cánh cửa thứ chín,

Thương nhớ hồng lan, Thập tự hoa: “Khu vườn rộng, nằm khuất nẻo trong một

góc đình làng Lại Thế. Mít và đào trải rộng những tán lá xanh. Trước nhà là những chiếc bình phong chè tàu. Cây song thọ đào đầu mùa xuân nở những hoa lấm tấm hồng...” (Khói trên sơng Hương); Hay khơng gian vương đầy ánh trăng trong Cánh

cửa thứ chín: “Chín giờ tối, đúng vào đêm hạ chí, tơi ra khỏi nhà, qua cánh cổng gỗ

cũ xưa, rồi đi men theo bờ hồ trước mặt. Hoa sen cuối mùa lan tỏa mùi thơm trong ánh trăng”; trong Thể Cúc: “Trăng soi qua rèm thưa, chiếu sáng lên chiếc giường phủ lụa thơm. Ánh trăng đủ sáng để Thể Cúc đọc tới đọc lui mấy vần thơ của ai đó”. Khơng q ồn ào, khơng ham chi tiết, Trần Thùy Mai đã đưa vào trang văn của mình vừa đủ những nét đặc trưng của khơng gian xứ Huế, vẫn là một chút màu xanh của miệt vườn cây trái, một chút mơ màng của sương khói đất trời nhưng khi đi vào trang viết của Trần Thùy Mai, nó bỗng thật hữu duyên với con người nơi đây. Đặc điểm của những ngơi nhà miệt vườn xứ Huế là thường có hàng chè tàu bao quanh, khơng q cao lút đầu người, cũng khơng thấp q để có thể bước qua, những hàng chè tàu cao vừa đủ để vẫn cảm nhận được sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, cũng đủ để cách ngăn hai không gian: trong vườn và bên ngoài. Khu vườn xứ Huế cũng giống như tâm hồn con người Huế: kín đáo, duyên dáng, chất chứa nhiều thi vị.

Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Người ta vẫn nói Huế là đất đi để mà nhớ, khơng phải ở để mà thương... Người Huế đi lập nghiệp phương xa khá nhiều, riêng tôi vẫn gắn chặt với vùng đất này là vì tơi mê viết về nó. Mặc dù thỉnh thoảng làm cho người ta phiền hà vì dư luận và thành kiến, mặc dù khơng có một thị trường văn báo sôi động như Sài Gịn, Hà Nội nhưng Huế có khơng gian tĩnh lặng cho sự suy ngẫm, có khung cảnh thiên nhiên để nuôi dưỡng cảm xúc...” [70; 2].

Thiên nhiên trong truyện ngắn Trần Thùy Mai luôn là những khoảng khơng rộng mở, để nhân vật đắm chìm trong đó, vượt thốt ra khỏi những ràng buộc, xơ bồ của cuộc đời trần trụi. Qua hệ thống nhan đề truyện người đọc cũng đủ thấy dấu ấn của thiên nhiên trên từng trang viết của Trần Thùy Mai. Trong truyện Trần Thùy Mai, thiên nhiên có khi chỉ được điểm xuyết bằng một hoặc hai câu văn rất ngắn,

xen lẫn vào tình tiết câu truyện. Trần Thùy Mai khơng ham những đoạn miêu tả dài. Nhưng chỉ cần có thế thơi, thiên nhiên đã đủ ám ảnh và sức gợi cho một nét văn hóa riêng. Trần Thùy Mai rất hay lấy thiên nhiên đặt tên cho nhan đề truyện ngắn của mình. Dường như vai trị của thiên nhiên ở đây khơng chỉ có vai trị gợi mở cái bên ngồi mà cịn thể hiện cõi bên trong: Thương nhớ hoàng lan, Thị trấn hoa quỳ vàng,

Chuyện ở phố hoa xoan, Trăng nơi đáy giếng, Khói trên sơng Hương, Non Nước mùa đơng, Giàn thiên lí đã xa, Suối bạc, Hoa sứ trắng, Khúc nhạc rừng dương, Gió thiên đường, Một chút màu xanh, Dịu dàng như cỏ, Nơi có những cây tùng xanh biếc… Thiên nhiên trong truyện Trần Thùy Mai đẹp nên thơ và cịn có những miền

“phảng phất khơng gian cổ tích”, đó là những vùng đất vắng vẻ, hoang sơ, thuần hậu nguyên thủy; những sườn đồi cỏ xanh mướt mát, hoa tím lấm tấm lối đi, những con ngõ hoa giăng đầy, những thị trấn tĩnh lặng mang hơi hướng buồn (Thị trấn hoa

quỳ vàng, Cánh cửa thứ chín,…), tiếng chim líu ríu râm ran trong phố cổ; lữ quán

nhỏ bé mang tên Hướng Dương, thảo am Mây Biếc; ngôi nhà nho nhỏ với những cành ổi vươn dài ra cả lối đi, sườn đồi đầy nắng với rất nhiều cỏ trên dốc đồi xanh (Nàng cơng chúa lạc lồi, Trị trấn hoa quỳ vàng)… Tất cả cảnh vật đều rất đỗi thân thương, khiến người ta nhận ra ngay những đặc trưng nét Huế và nói rộng ra là những đặc trưng của làng cảnh Việt Nam.

Nhưng khơng gian trong truyện Trần Thùy Mai khơng chỉ bó hẹp ở xứ Huế mộng mơ mà cịn là khơng gian rộng lớn với những chân trời mới lạ, trong tưởng tượng hay trong trải nghiệm của chính nhân vật: Mưa ở Strasbourg là không gian của nước Pháp xa hoa, tráng lệ: “Một thành phố đẹp tuyệt với những con đường xinh xắn và những trụ đèn viền đầy hoa leo”, trong Cánh cửa thứ chín là khơng gian tâm tưởng của Qun khi nghe người tình kể lại: “…Chỉ vì hơm nay anh đang ở Hà Tiên. Nơi đây biển ở phía tây đất liền, thế thơi". Trong tiếng anh cười, như có tiếng sóng biển, có ánh hồng hơn cháy rực trên sóng và phản quang của một vùng đất xa rất xa - Nơi tơi chưa từng thấy bao giờ. Tơi có thể thấy gì, ngồi khu vườn nhỏ bị che kín. Nhưng ở đây, mặt trời, biển và sóng đang hiện ra trong bốn bức tường của tôi: Tôi đi bên anh, trên bờ cát. Nắng buổi chiều rất tươi đổ bóng chúng tơi trên

những làn sóng mịn. Rồi cả hai cùng ngồi trên chiếc thuyền con, rẽ sóng về phía hịn Phụ Tử. Tóc tơi bay rối tung, trong khi anh chỉ cho tôi những hịn núi đá nhấp nhơ trong vịnh Thái-lan. Tất cả đều nhuốm mầu mặt trời chiều, mặt trời đỏ au đang từ từ lặn sâu vào sóng biển”. Trong Biển đời người là hình ảnh “bãi cỏ dưới chân đồi Thiên An xanh ngắt, những cây thơng non ẩn mình lấp ló dưới thung lũng đầy sương”. Hay vẻ đẹp đặc trưng của mùa đông xứ Hàn được miêu tả qua cảm nhận của My – một du học sinh: “tuyết rơi lấm tấm những hạt nhỏ trong không trung; những cây phong lá đỏ, những cây ngân hàn lá vàng mùa thu giờ đây cũng đã rụng hết lá, phơi những cành trơ trụi trên mưa bụi tuyết” (Phật ở Geong ju). Có thể thấy, khơng gian trong truyện ngắn Trần Thùy Mai luôn mang nét đặc trưng của từng vùng văn hóa. Đọc những đoạn miêu tả hết sức ngắn gọn, giàu chất gợi về thiên nhiên, những kiến thức địa lí của một vùng đất xa xơi cũng dần hiển hiện. Người đọc khơng mất q nhiều thời gian để hình dung nhưng những gì đẹp đẽ nhất, tiêu biểu nhất của từng vùng thiên nhiên vẫn được ghi nhớ, người đọc như được hòa vào thiên nhiên, sống cùng thiên nhiên. Dường như thiên nhiên cảnh vật cũng giúp tác giả thể hiện sâu sắc, phong phú hơn về tâm trạng nhân vật.

Không chỉ gợi tả về thiên nhiên, Trần Thùy Mai còn đưa rất nhiều địa danh xuất hiện trong truyện ngắn của mình. Những địa danh trong truyện Trần Thùy Mai ln mang theo dáng vẻ đặc trưng trong tên gọi của nó: như trong Thị trấn hoa quỳ

vàng – nét đặc trưng cho thị trấn được gọi tên của một lồi hoa này đó chính là

những bụi hoa quỳ vàng hoang dã và rực rỡ: “Chiếc xe đi qua những con đường bụi bặm, những con đường toát lên mùi tỉnh lẻ, với những hoa quỳ vàng mọc ngơ ngác từ lùm bụi, ven đường. Ngay lần đầu đến đấy, nàng đã tìm ra một địa danh mới: Thị trấn hoa quỳ vàng.” Hay trong Non Nước mùa đơng là hình ảnh đặc trưng của bãi

biển Non Nước: “Bãi biển Non Nước mùa đơng chìm trong màu xám lam mờ mịt (…) Nhưng mỗi năm mùa đơng tơi trở về Non Nước, một mình tơi xuống địa ngục, lên trời, đi theo bờ biển sóng tràn rồi trở về hành lang sau lùm cây trạng nguyên đỏ thắm. Giữa mùa đông xám cả tàn cây nguy nga đứng sững như phản quang một ngọn lửa cháy rực muộn màng”. Trong Bài hát đêm cuối năm, vẻ đẹp của bến đò

Thừa Phủ buổi chiều tà với sương giăng phủ, làn nước tĩnh lặng cũng được khắc họa rõ nét bằng lời văn súc tích: “Hai anh em đi ra bến đò Thừa Phủ. Tiếng guốc học trò gõ trên mặt đường nghe lạ lắm. Ðị qua sơng, sương buổi chiều bắt đầu giăng phủ trên mặt nước. Không nghe tiếng chèo khua, thì khơng biết thuyền đang lướt sang qua bên kia bờ.” Vẻ đẹp của sông Hương về đêm: “…thuyền đang nhẹ nhàng áp sát bờ, để lại giữa

dòng những chiếc đèn hoa đủ mầu chấp chới như những bàn tay vẫy gọi” (Khói trên

sơng Hương). Hay vẻ đẹp lãng mạn của kinh thành Huế về đêm: “Bên khung cửa sổ

rộng mở, trời đen như nhung, lác đác sao. Bên dưới là cỏ xanh, lá xanh và những tia nước lấp lánh” (Gió thiên đường). Đó cịn là “Khung trời Ðồng Khánh, bến đị xưa, làn sương trắng trên sơng,…” trong Bài hát đêm cuối năm.

Thiên nhiên không phải là đối tượng thẩm mĩ chính của truyện ngắn Trần Thùy Mai nhưng thiên nhiên là cái nền khơng gian văn hóa khơng thể thiếu được cho những nhân vật, tình tiết câu chuyện phát triển. Thiên nhiên trong truyện Trần Thùy Mai là những khoảng không gian được điểm xuyết bên cạnh mạch diễn biến chính của câu truyện. Nhà văn hồn tồn không đi vào tả cảnh nhưng chỉ bằng một vài câu đặc tả, thiên nhiên xứ Huế mộng mơ vẫn hiện lên với vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết. Không chỉ là thiên nhiên đặc trưng xứ Huế được nhận ra với những miệt vườn, những ngôi nhà nhỏ và thấp, hàng chè tàu ngút ngát,… mà cịn là thiên nhiên rộng mở với nhiều kiểu khơng gian đặc trưng cho từng miền đất khác nhau.

- Không gian bé nhỏ

Bên cạnh cái thiên nhiên rộng lớn, bao la là không gian bé nhỏ - không gian riêng. Không gian kiến trúc cũng không được Trần Thùy Mai tập trung miêu tả nhiều, nó chỉ xuất hiện thấp thống sau những trang văn về nhân vật, về những cuộc gặp gỡ, những sự kiện trong cuộc đời nhân vật. Đó trước hết là những nét riêng của kiến trúc nhà - vườn xứ Huế: đó là những “căn nhà vững chãi có mái hiên xây vòm cuốn, những sập gụ tràng kỷ hoa hịe,…”, bên ngồi là “giàn hoa lấm tấm vàng, cái nhà gỗ thu mình sau hoa lá” (Trị chơi cấm), bên trong nhà, “giữa bộ phản đã cũ, mầu gỗ đen bóng, một bộ xâm hường đặt trong cái tơ sứ vẽ hình bơng cúc.” (Khói

những con người xứ Huế đều mang đậm phong cách cổ điển với những đặc điểm của kiến trúc, nội thất cung đình Huế. “Sự hịa hợp giữa thiên nhiên và con người là nguyên lý căn bản trong tư duy kiến trúc Huế, từ tổng thể đô thị cho tới tận chỗ ở của mỗi gia đình bình thường. Ý niệm vườn là nhất quán trong mọi loại hình kiến trúc Huế và người ta có thể nói đến chùa – vườn, nhà – vườn, lăng – vườn, và Huế là một thành – phố - vườn” [31; 5].

Một điều khác biệt có thể nhận thấy ở truyện ngắn của Trần Thùy Mai là chị rất thích miêu tả những căn nhà nhỏ bé, nằm ẩn mình sau giàn hoa lá, lúc nào cũng có cảnh thiên nhiên bao quanh nhà (Lời hứa, Khói trên sơng Hương, Thuốc ba màu,

Trò chơi cấm,…). Trong truyện ngắn Trò chơi cấm, Trần Thùy Mai miêu tả về hình

ảnh qn cà phê mang tên một lồi hoa – Mimơsa cũng nhỏ xinh, không phô trương hút khách mà lặng lẽ, âm thầm: “Quán cà phê Mimôsa khuất sau dốc đồi. (…) Dưới lùm cây xanh và những vầng sương mù dày đặc, cái quán nhỏ âm thầm giấu mình như một thứ tội phạm dễ thương”. Hay trong truyện Lời hứa: “Khách sạn Hoa Tím nằm bên sơng, nhỏ xinh và sạch sẽ, xây dựng đơn giản nhưng đẹp nhờ cảnh thiên nhiên bao quanh”. Đó cịn là hình ảnh đơn sơ của căn gác trong Con thuyền màu

hoa hồng đỏ: “Khi bước vào căn gác nhỏ, điều đầu tiên đập vào mắt anh là chiếc

cửa sổ nhỏ xíu có vịm cong sát trên mái ngói”. Những căn nhà khơng phải ở Huế nhưng lại vẫn mang nét Huế bởi con người sống trong đó đích thị là một người Huế, đó là căn nhà nhỏ của Quỳnh trong Nơi gió phải đến: “Căn nhà gỗ nhỏ nhắn và sạch sẽ. Bộ bàn ghế bằng mây với bình hoa gốm cắm mấy chùm hoa sao lấm tấm tím trắng”. Có lẽ từ nhỏ lớn lên ở Huế, chịu ảnh hưởng của văn hóa kinh kì, hít thở bầu khơng khí, sống trong khơng gian xứ Huế nên hình ảnh những ngôi nhà miệt vườn thấp - nhỏ bé - xinh xắn nằm ẩn sau tán lá đã quá quen thuộc và trở nên ám ảnh trong những trang văn của Trần Thùy Mai. Vì vậy mà dù có miêu tả về xứ Huế hay một vùng đất, vùng văn hóa khác thì những nét kiến trúc giống với đặc trưng kiểu Huế vẫn có sức lơi cuốn đặc biệt với riêng nhà văn Trần Thùy Mai. Kiến trúc xứ Huế cũng ln mang trong mình nét trang nhã, nhỏ xinh, khơng q rực rỡ bắt mắt nhưng vẫn khiến con người ta phải say mê khám phá. Bởi từng chi tiết, sự sắp đặt

đều mang ẩn ý riêng của chủ nhân – những con người xứ Huế cẩn thận, kì cơng và tinh tế trong từng đường nét.

Không chỉ là khơng gian thiên nhiên bên ngồi mà cịn là khơng gian chật hẹp, nhỏ nhắn nhưng rực rỡ, ấm áp của tình cảm lứa đơi: “Chiều cuối năm dương lịch, khi ra phố mua sắm về, chị thấy những bơng hoa thạch thảo màu đỏ như một bó lửa cháy rực giữa gian phịng. Chị khơng tin ở mắt mình, vì ngồi màu vàng, tím và trắng, chị chưa hề biết hoa thạch thảo có thêm màu gì khác. Một tặng vật lãng mạn nhất, anh đem về cho chị sau mươi cây số xa thành phố, từ một hẻm núi mà anh đã khám phá nhờ những chuyến lang thang thời trai trẻ. Tối hơm đó chị pha hai ly cocktail đỏ, họ chúc nhau năm mới hạnh phúc, lặng lẽ, không một ai chứng kiến.” (Giông mùa); “Quán cà phê Dã Thảo đêm nay lung linh ánh nến và tiếng nhạc, trông như một thế giới huyền thoại.” (Gió thiên đường). Khơng gian sinh hoạt gia đình, khơng gian gặp gỡ nhau của những nhân vật trong truyện Trần Thùy Mai đều như được sắp đặt cẩn thận, cầu kì. Điều đó cũng thể hiện nét văn hóa coi trọng phép tắc, lễ nghi của người Huế.

- Ngoài ra, ở truyện ngắn Trần Thùy Mai, chúng ta thường bắt gặp những không gian ngập tràn sắc màu hội họa và âm nhạc. Những bản nhạc cũng chậm rãi, nhẹ nhàng, bất tận như hòa cùng nhịp điệu cuộc sống con người. Đó là tiếng đàn dương cầm da diết trong bản Aventura (Lãng du) (Thập tự hoa), là bản giao hưởng

số 6 của Beethoven - bản giao hưởng định mệnh, là những âm thanh chậm rời, dìu

dặt như tiếng mưa của bài Jeuinterdit - Trò chơi cấm trong truyện ngắn cùng tên, là “tiếng nhạc nho nhỏ phát ra từ chiếc cassette ở đầu giường: Chuông thanh thanh,

chuông thanh thanh, chuông giáo đường thanh thanh..." (Nàng công chúa lạc lồi),

là bài Tương tư khúc với tiếng đàn tranh “cịn âm âm trong tiếng nước sông rào rạt vỗ mạn thuyền” (Khói trên sơng Hương), là âm sắc run run xúc động của “Bài hát đêm cuối năm” Auprès de ma blonde, là những bản valse với Le Beau Danube Bleu của Strauss, Thu Vàng của Cung Tiến, bebop với Love is blue, tango với Vũ nữ thân

Một phần của tài liệu LuanvanThacsi.PhamThiThuHuong (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w