7. Cấu trúc của luận văn
2.1 Không gian và thời gian
2.1.2 Thời gian văn hóa
Thời gian trong khoa học thường được xem là một khía cạnh khách quan và có thể định lượng được trong cuộc sống. Issac Newton xem thời gian là một đại lượng tuyệt đối, là một phần của thế giới tự nhiên. Theo như vậy, trong một ngày ln có 24 giờ và điều này là bất di bất dịch, con người không thể thay đổi được theo ý mình. Nhưng từ thế kỉ XIX, các nhà triết học đã có những nghiên cứu và quan niệm khác nhau về thời gian, thời gian khơng chỉ được coi là một khía cạnh của thế giới tự nhiên mà thời gian cịn có thể phụ thuộc vào cách con người cảm nhận thế giới. Theo nhà triết học Kant, thời gian là một dạng tổng hòa của ý thức, là một cách sắp
xếp tổ chức kinh nghiệm sống của con người. Các nhà nhân chủng học cũng cho rằng, cảm nhận về thời gian tùy thuộc vào từng người và từng nền văn hóa cụ thể.
Bên cạnh khơng gian xứ Huế mộng mơ, thời gian văn hóa cũng được Trần Thùy Mai khắc họa trong truyện ngắn, gắn liền với thói quen sinh hoạt, cách sắp xếp và sử dụng thời gian của những con người xứ Huế. Thời gian có khi được nhắc đến trực tiếp gắn liền với sự thay đổi của khơng gian, có khi người đọc nhận thấy sự thay đổi của thời gian qua những sự việc, những hình ảnh của con người.
Thời gian trong truyện ngắn Trần Thùy Mai được thể hiện rất phong phú, Trần Thùy Mai khơng kể chuyện theo một trình tự thời gian tuyến tính. Thời gian truyện có thể bắt đầu bằng câu chuyện của “Hai năm về trước…” (Con thuyền màu
hoa hồng đỏ), hay “Đó là một ngày cuối năm, ngày khởi đầu của tiết lập xn…”
(Cánh cửa thứ chín), cũng có thể là “Hồi đó tơi tám tuổi…” (Bài hát đêm cuối
năm), “Hè năm ngoái…” (Chị Hai ơi)… Thời gian truyện gợi cho người đọc quay
ngược từ quá khứ tới hiện tại hoặc đưa người đọc từ hiện tại trở về quá khứ nhưng mạch truyện không bị đảo lộn, bởi thời gian ở đây gắn liền với tâm trạng nhân vật, những nghĩ suy, biến đổi trong tâm hồn nhân vật. Thời gian trong truyện Trần Thùy Mai ln có những khoảng lặng, kéo dài để người đọc nghĩ suy cùng nhân vật: “Ðêm xuống, con đò từ từ ra giữa dòng. Tiếng đàn, tiếng sênh phách rộn rã trong khoang. Một câu hò ngân nga chầm chậm, đủng đỉnh lan dài trong đêm sương. Hơ... ơ... Giữa sơng Hương dậy sóng khuynh thành. Nửa đêm một chiếc thuyền tình ngửa nghiêng...” (Khói trên sơng Hương). Thời gian ban đêm cũng dường như được kéo dài hơn trên sóng nước sơng Hương. Người Huế thường có tục đi thuyền, ca Huế trên sông Hương vào ban đêm. Màn đêm làm tiếng ca, tiếng hò thêm thanh khiết, vang xa, rọi vào tâm hồn con người khắc khoải hơn. Khoảng lặng của thời gian trên sông nước là khoảng lặng tâm hồn của con người Huế sau một ngày làm việc vất vả, với nhiều biến cố, thăng trầm. Hay đó là thời khắc chuyển giao giữa hai năm cũ và mới, tưởng rất nhanh mà thật chậm rãi, khoan thai: “Ðêm cuối năm. Yên lặng. Tơi ra sân nhìn trời rồi lại vào. Tiếng chân tơi vang trên nền gạch bóng. Tơi biết mình đang bước trên những giờ khắc cuối cùng của năm sắp hết” (Bài hát đêm cuối năm).
Ở truyện ngắn của Trần Thùy Mai, thường khơng có nhiều những biến động đột ngột về thời gian cùng những tình tiết giật gân như trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp hay Nguyễn Thị Thu Huệ. Thời gian trong truyện ngắn của chị không quá gấp gáp, hối hả mà luôn chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng không quá chậm chạp, như nhịp sống của con người Huế.
Trần Thùy Mai có nhiều cách nói, cách biểu hiện về thời gian, đó có thể là thời gian cụ thể: một năm, hai năm,… hay thời gian ước lượng: "Thế rồi, bẵng đi một dạo (Biển đời người), “Năm ấy…” (Lửa hồng cung). Đơi khi cái thước đo thời gian chỉ bằng sự trỗi dậy về cơ thể của người con gái mới lớn: “Thời gian qua, tôi đã lớn. Cái áo dài phin đã căng lên và nỗi ngượng ngùng càng lúc càng tăng” (Bài
hát đêm cuối năm) – hình ảnh cơ thiếu nữ với “cái áo dài phun đã căng lên” chứng
tỏ thời gian từ lúc chỉ mới là cô bé bảy, tám tuổi của Mi tới bây giờ cũng phải bảy, tám năm rồi, cô bé Mi năm nào đã trở thành thiếu nữ ở tuổi trăng rằm biết ngượng ngùng, e thẹn.
Thời gian văn hóa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đã được gắn liền cùng với thói quen, nếp nghĩ của người dân xứ Huế. Vì vậy mà thời gian cũng mang đặc trưng của nhịp sống xứ Huế, không hấp tấp, vội vàng mà chậm rãi, khoan thoai nhưng cũng chất chứa nhiều tâm trạng, nhiều biến động của những số phận, cuộc đời.