7. Cấu trúc của luận văn
3.1 Biểu tƣợng văn hóa
3.1.2 Một số biểu tượng văn hóa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai
3.1.2.1 Gió
Gió xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, từ nhan đề (Gió nghịch mùa,
nhân vật. Gió bắt nguồn từ thiên nhiên, là cái nền cho tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
Mi – Gió thiên đường đã từng sợ những cơn gió lạnh mùa đơng, từng cơ đơn với cơng việc nhàm chán của mình ở lớp khiêu vũ. Nhưng rồi Hiếu như một luồng gió mát thổi qua cuộc đời Mi, đem đến tình yêu đầu đời cho người con gái. Lần đầu tiên, Mi không thấy sợ những cơn gió lạnh, và sau này Mi cịn u những cơn gió lạnh bởi cảm nhận được hơi ấm trong tình u. Nhân vật Hiếu cũng mê quán cà phê Dạ Thảo chỉ vì những cơn gió: “Hiếu mê cái qn này vì nó đầy gió. Nhất là từ khi Mi tới đây. Mi đừng dại mặt áo ấm kín mít làm gì. Mỗi năm mình đâu cần có hai mùa hè" (Gió thiên đường). Sức mạnh của tình yêu khiến con người bỗng trở nên yêu những cái người ta từng ghét, vượt qua được cả những nỗi sợ vơ hình: “Dần dần tơi hiểu mùa đông, yêu mùa đông, biết thế nào là vẻ đẹp của gió, của giá buốt và hơi ấm khi ở bên nhau”. Mi đến với Hiếu bằng một tình cảm đầu đời trong sáng, dẫu biết không nên yêu một người như Hiếu nhưng Mi cũng khơng thể cưỡng lại được tình cảm của mình, để rồi khi nhận ra tình yêu với Hiếu chỉ là một cuộc phiêu lưu mới, chỉ như cơn gió thoảng, Mi đã đau khổ nhưng vẫn khơng thể thôi thương, thôi nhớ: “Thèm ngồi cạnh Hiếu sau khung cửa mênh mông của cà phê Dã Thảo, chia sẻ với Hiếu một cơn gió”. Gió là kỉ niệm về tình u cháy bỏng nhưng cũng đầy giằng xé và khổ đau trong Mi: “Mở cửa, hơi lạnh tạt vào, tơi khơng cầm lịng được, kêu lên "Nhớ quá?". " Nhớ gì?". Ba tơi hỏi. "Nhớ gió!". Chuyện tình u của Mi với Hiếu như cơn gió đến từ thiên đường, đẹp đẽ, hạnh phúc nhưng không thể nào với tới được. Trong truyện ngắn này, Trần Thùy Mai đã rất thành công khi đưa vào biểu tượng gió – từ nhan đề cho tới cốt truyện, gió là kỉ niệm tình u, biểu trưng cho tình u đẹp nhưng không thể nào vươn tới bến bờ hạnh phúc. Trong khổ đau, con người đã nhận ra: “Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào, mà cả khổ đau cũng đầu thi vị. Chỉ có trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thực là khủng khiếp” (lời nhân vật Mi – Gió thiên đường). Trần Thùy Mai cũng từng tâm sự trong một lần trả lời phỏng vấn rằng, tác phẩm viết về tình yêu mà chị tâm đắc nhất chính là Gió thiên đường.
Gió ln ám ảnh những nhân vật trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, gió nhắc cho nhân vật nhớ lại những kỉ niệm tình yêu, về sự hữu hạn hay vĩnh hằng: “Bên ngồi khung cửa sổ, gió thổi da diết trên những vịm cây, gió thổi hồi xuyên suốt cả đời người.” (Thập tự hoa). Gió là minh chứng của tình u nhưng gió cũng gợi về những kí ức buồn: “Gió nhiều q, cũng y như ngày xưa.” (Suối bạc), kí ức
của người đàn ơng về người vợ của mình, về tình yêu, tổ ấm hạnh phúc nơi triền đồi đầy nắng và gió. Gió cũng là người bạn, gợi lại kỉ niệm tình yêu cháy bỏng, lãng mạn nơi Ng.: “Gió biển thổi lồng lộng qua cửa sổ, tấm drap trải giường được phủ sơ sài bồng bềnh những đợt sóng. Trăng cũng vào theo cửa sổ. Có vị mặn của biển và có vị mặn của da thịt; có cái dịu ngọt của trăng, và nỗi dịu ngọt của vuốt ve” (Thị
trấn hoa quỳ vàng). Đến lúc chỉ cịn lại một mình, đối mặt với chính mình, với tình
u của mình, Ng. cũng chỉ thấy có gió, gió là người bạn tâm giao của nàng, giúp nàng nhớ đến tình u và cũng giúp nàng xóa đi tình u: “Gió, gió và gió, Ng. chải lại mái tóc rối, dùng chiếc khăn mỏng buộc chặt lại, theo cầu thang bước xuống đường. Trời vẫn nắng một thứ nắng hư ảo, chập chờn theo lối mịn dẫn ra bờ biển cũ. (…) Gió thổi bay nhồ những dấu chân nàng trên cát” (Thị trấn hoa quỳ vàng).
Gió là biểu tượng cho tình u chân chính, dù tình u ấy có khác biệt, có trái với quy luật mn đời. Đó là tình u của Quỳnh trong Nơi gió phải đến. Quỳnh từng u một tình u khác biệt nhưng đắm say, hạnh phúc và từng đau đớn khi phải chia lìa tình yêu vì sức ép của gia đình, xã hội. Quỳnh đã định gắn bó đời mình với một người đàn ơng cho dù mình khơng yêu để dấu đi thân phận của mình. Nhưng rồi cuối cùng, Quỳnh cũng nhận ra được chân lý của tình yêu. Tình u mn đời khơng có lỗi, dù đó là thứ tình cảm của một người con gái dành cho một người con gái, Quỳnh quyết định ra đi bởi Quỳnh cũng như một cơn gió. Gió đã về nơi gió phải đến. Đó là thơng điệp ngầm ẩn trong truyện ngắn này của Trần Thùy Mai.
Như vậy, gió đã trở thành biểu tượng văn hóa khơng trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, biểu hiện cho tình u, hạnh phúc. Gió như một chất xúc tác cho
tình u nhưng gió cũng là kỉ niệm tình yêu, hạnh phúc và khổ đau mà con người ta mãi nhớ.
3.1.2.2 Trăng
Bản thân hình ảnh trăng cũng là một biểu tượng đa nghĩa. Xuất phát từ những đặc tính tự nhiên, là thiên thể ban đêm, trăng thường gợi nên hình ảnh của cái đẹp, của ánh sáng lung linh soi sáng khoảng khơng mênh mơng tăm tối. Và trăng cũng chính là biểu tượng của cái gì đó siêu thốt bên ngồi mà con người khơng thể vươn tới. Từ xa xưa, trăng đã xuất hiện trong ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng - Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” hay trong thơ của các thi sĩ trung đại: “Lịng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, - Dạ chàng xa ngồi cõi Thiên San” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm dịch). Trăng là một tình nhân trong thơ của các nhà thơ mới như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư,… Với người Việt Nam, hình ảnh trăng rất quen thuộc và gần gũi, trăng từ ngoài đời thực khi được đưa vào văn chương đã được nâng lên một tầm cao mới với nhiều ý nghĩa tượng trưng. Là một người sống giữa thiên nhiên, u thiên nhiên, khơng có gì là khó hiểu khi hình ảnh trăng cũng xuất hiện thường xuyên trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Biển đời người, Thương nhớ hoàng lan,
Hoa sứ trắng,…). Trăng tham gia vào những câu chuyện, tình tiết, chứng kiến những đổi thay, thăng trầm của nhân vật. Trăng hàm ẩn nhiều ý nghĩa, như một biểu tượng văn hóa trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai.
Dường như Trần Thùy Mai rất thích lấy khơng gian ánh trăng làm hoàn cảnh gặp gỡ giữa hai người yêu nhau. Bởi trăng ln mang lại cảm giác huyền ảo, bí ẩn, lung linh, dịu dàng,… thơi thúc sự khám phá, tìm hiểu trong tình yêu. Dưới trăng, dường như người yêu cũng đẹp hơn, thu hút và lôi cuốn đối phương hơn. Người phụ nữ trong Biển đời người cũng gặp gỡ tình u của đời mình trong một tối trời trăng: “Rồi tơi gặp người đàn ông ấy, một tối trời trăng” để rồi sau này chị luôn sống với những hồi ức trong quá khứ. Nhân vật Quyên trong Cánh cửa thứ chín cũng gặp người tình trong mộng dưới một đêm trăng, chính ánh trăng đã khiến cuộc tình mộng du của Qun càng thêm lung linh, hấp dẫn: “Chín giờ tối, đúng vào đêm hạ chí, tơi ra khỏi nhà, qua cánh cổng gỗ cũ xưa, rồi đi men theo bờ hồ trước mặt. Hoa
sen cuối mùa lan tỏa mùi thơm trong ánh trăng.” (Cánh cửa thứ chín). Quyên như mê muội trong vịng tay của người đàn ơng đến từ chân trời khác ấy. Nhưng rồi khi gặp anh dưới ánh sáng ban ngày, Quyên như tỉnh mộng và nhận ra giới hạn của đời mình, Qun đã khơng dám mạo hiểm bước qua “cánh cửa thứ chín” để đến với tình u mới: “Nhưng lúc này, dưới ánh sáng quá rõ của ban ngày, anh hiện ra rất xa lạ với hình ảnh anh trong bóng trăng. Một người đàn ơng đến từ một cõi đời khác...” (Cánh cửa thứ chín).
Trăng khơng chỉ đem đến vẻ huyền hoặc, bí ẩn mà trăng cịn là nơi để nhân vật đối diện với chính tình cảm của mình. Chú tiểu Đăng Minh khi ngồi cùng Lan trong đêm trăng, khi đối diện với tình yêu đang cháy bỏng, với việc lựa chọn giữa đạo và đời đã ngước lên trăng để tìm sự lý giải cho tâm hồn mình: “Trên kia, trăng sáng quá, tròn và rực rỡ như chiếc mâm vàng giữa trời” (Thương nhớ hồng lan). Trăng đã hóa giải những lúng túng trong giữa tình cảm và lý trí của Đăng Minh khi bắt gặp câu hỏi không dễ trả lời của Lan: “Anh xem tu hành là chuyện sinh tử của anh. Vậy nếu em lại xem anh là chuyện sinh tử của em thì sao? Anh và em, ai đi trọn đường, ai bỏ cuộc?”, Đăng Minh đã trải qua cảm giác mơ hồ, giằng xé khi phải lựa chọn giữa tình yêu đầu đầy đam mê, cháy bỏng, ngọt ngào và việc đi chọn đường tu. Đã có lúc, Đăng Minh băn khoăn tự hỏi “Vẻ đẹp này có phải phù du? Vẻ đẹp này là sắc hay khơng?” Chỉ có vầng trăng là nơi cứu cánh cho tâm hồn đang chấp chới giữa hai mê lộ đạo và đời của chú tiểu Đăng Minh: “Chỉ thấy ngợp vì trăng. Trăng sáng q.” (Thương nhớ hồng lan). Vầng trăng là cứu rỗi tâm hồn, khiến nhân vật có thể bình tĩnh đối diện với những cảm xúc trong lịng mình, cũng là nơi nhân vật trút bỏ nỗi lịng.
Trăng khơng chỉ huyền ảo, bí ẩn mà trăng cũng rực rỡ khi cần. Trăng là nhân chứng cho tình yêu nhưng cũng soi tỏ những gian dối, lừa lọc trong tình cảm: “Ðêm, trăng sáng in hình những cành sứ khẳng khiu chờn vờn trên lối đi trong vườn.” (Hoa sứ trắng). Trăng đã giúp Như nhận ra sự lừa dối, phản bội của Stéphano và Sương – cơ bạn thân của mình: “Người đàn bà mặc áo đen, trăng xuyên qua tấm khăn voan mỏng cho tôi thấy những đường nét thanh tú quen thuộc.
Hai chúng tơi nhìn nhau. Trăng sáng lố giữa trời - có phải ánh trăng trong quẻ xăm bí ẩn? Tơi lố mắt. Trăng trên áo tơi, trên những bơng sứ đang thơm ngát, trên những vũng sương trắng trong vườn. Những màu trắng với phản quang chói rực. ( Những bơng hoa rơi thật dịu quanh mình tơi khi tơi ngã xuống trong vũng trăng” (Hoa sứ trắng). Trăng giúp Như nhận ra điều khác biệt trong tình yêu giữa hai người: “Stéphano là một nhà đi biển thực thụ. Mối tình này với anh là cuộc viễn du vào một miền văn hoá lạ, trong khi với tơi nó giống bầu trời của người hành hương lên núi cao, một là có tất cả, hai là bóng đêm và vực thẳm”.
Trăng là minh chứng cho những gì thuộc về tâm linh, về dự cảm trong tâm hồn con người. Như đã từng có dự cảm trước về tình u của mình và Stéphano trong quẻ xăm: “Trời xanh trăng tỏ rạng, soi sáng việc đêm khuya” (Hoa sứ trắng). Hay quẻ bói của cơ Hạnh đã dự báo về cuộc đời truân chuyên, trắc trở của cô: “Quẻ của chị là quẻ lộng giả thành chân. Đêm trăng nơi đáy giếng, thấy bóng chẳng thấy hình. Cứ theo quẻ này giả hoá thực, thực hoá giả, giả thực thực giả khó lường.” (Trăng nơi đáy giếng).
Trăng là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng trăng cũng tượng trưng cho số phận nhiều khổ đau, bất hạnh của họ: “Trang quay phắt lại. Con thuyền chợt từ mộng đi vào cõi thực. Cơ nhìn sững vào Tung. Những giọt trăng trong mắt cơ bốc cháy.” (Khói trên sơng Hương). Những giọt trăng hay những giọt nước mắt đau khổ khi phải dấu đi tình cảm của Trang, khi Tung vơ tình chạm vào sự kiêu hãnh vốn có của nàng, “Những giọt trăng nóng hổi, ứa ra trong mắt, vỡ tan”. Trăng còn tượng trưng cho nỗi khắc khoải về thân phận của người phụ nữ như mẹ Trang, người mẹ hiểu được nỗi dằn vặt, đau khổ vì tình cảm trong lịng đứa con gái của bà: “Bà Minh từ trong nhà bước ra hiên, đứng nhìn con. "Mạ khơng ngủ?". "Trăng sáng quá, mạ ưng thức thêm một chút. Ngày xưa, gặp lúc rằm...". Trang cũng như mẹ của mình, sợ sự đổ vỡ, dự cảm về một thân phận không được hưởng hạnh phúc, cả đời chỉ tin vào những bài ca.
Hình ảnh trăng đã trở thành biểu tượng văn hóa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Trăng xuất hiện tự nhiên, trong nhiều hoàn cảnh nhưng lại mang trong mình
đầy ẩn ý về số phận, cuộc đời những người phụ nữ, trăng cũng là minh chứng cho tình u đơi lứa, soi tỏ những dối gian, trăng cịn như một cứu cánh về tâm linh cho tâm hồn mỗi con người, ngước lên nhìn trăng con người thấy lịng thanh thản và đối mặt với chính lịng mình.
3.1.2.3 Lửa
Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, biểu tượng Lửa được giải thích với những ý nghĩa chính như sau: “Trong tất cả các truyền thuyết, ngọn lửa là biểu tượng của sự tẩy uế, sự tỏa sáng và tình yêu theo nghĩa tinh thần. Ngọn lửa là hình ảnh của tinh thần và của sự siêu việt, linh hồn của lửa” [23; 20]. Theo nghĩa xấu và đen tối, ngọn lửa làm cho đồi bại gây chia rẽ bất hịa: đó là hơi thở cháy bỏng của sự nổi loạn, mẩu củi cháy dở dày vò của sự thèm muốn, lị than hồng thiêu hủy của sự dâm ơ, tiếng nổ giết người của quả lựu đạn. Lửa và những biểu trưng của nó đã được các nhà nghiên cứu khái quát trên nhiều bình diện khác nhau: lửa – bản thể, lửa – thần thánh, lửa – tẩy uế và tái sinh, lửa – hủy diệt, lửa – giác ngộ, lửa – phương tiện vận chuyển (sứ giả đưa thế giới người sống sang thế giới người chết), lửa – giới tính.
Theo GS. Trần Ngọc Thêm: Truyền thống tinh thần Việt Nam coi trọng ngôi nhà, coi trọng cái bếp và dẫn đến coi trọng phụ nữ [41; 23]. Sự coi trọng này khơng phải khơng liên quan đến vai trị “nổi lửa”, “thắp lửa” của người phụ nữ. Ngày nay, người ta vẫn nói đến vai trò “giữ lửa” của người phụ nữ trong gia đình như một vai trị quan trọng nhất.
Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, biểu tượng lửa không xuất hiện quá nhiều, trong tất cả các truyện ngắn. Hình ảnh ngọn lửa chỉ xuất hiện trong một số truyện ngắn (Lửa hoàng cung, Lửa của khoảnh khắc,…) nhưng đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng mạnh mẽ bởi ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải.
Biểu tượng của ngọn lửa trong Lửa hoàng cung là ngọn lửa của sự đấu tranh, giải thoát khỏi số phận của người phụ nữ. Từ khi mới là một đứa trẻ mười hai tuổi, nhìn các cung nga thể nữ lũ lượt mang lồng ấp sang điện Càn Thành, nơi vua ở, xin lửa vào ngày lễ ngun tiêu, cơng chúa Quỳnh Thơ đã có những băn khoăn, thắc
mắc trong lòng: “Thưa mẹ, tại sao phải tắt lửa đi, rồi lại đi xin những mẩu than này, hở mẹ?”. Công chúa Quỳnh Thơ khi được nghe mẹ giải thích về tục lệ xin lửa do các tiên hồng đặt ra: “Lửa là khí dương. Trong cung điện này tất cả chúng ta là đàn bà, thuộc về khí âm, chúng ta có được hơi ấm và sức sống là từ ngài ngự” nhưng trong tâm trí non nớt của nàng vẫn thắc mắc không nguôi về “mối liên hệ giữa âm và dương, giữa mặt trăng và mặt trời”. Quỳnh Thơ từ bé đã có những câu hỏi thể hiện trí thơng minh và óc tị mị của mình mà theo Hồng Q Phi – người mẹ của nàng thì điều đó khơng nên có ở người con gái, “đó chỉ là điềm báo những tai họa”. Bởi Hoàng Quý Phi hay tất cả những công chúa, phi tần khác đều quen với nếp sống tù túng trong cung, với cái thế giới của đàn bà “nhỏ nhặt, nhàm chán và lặng lẽ”, họ không được phép sống cho mình với những tư tưởng cá nhân, họ quen phục tùng và cam chịu. Nhưng cơng chúa Quỳnh Thơ thì khơng như vậy, nàng biểu hiện một cá