Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam (Trang 139 - 142)

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.3. Khuyến nghị

5.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

a. Về phía Ngân hàng Nhà nước

- Thực hiện các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả, kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an tồn hoạt

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ. Tiếp tục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với

chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trong việc triển khai các chương trình cho vay; Tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, hồn thiện cơ chế chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực; Nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ tín dụng với các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu, dễ

đi vào đời sống xã hội, đời sống của DN...

- Chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành Ngân hàng chủ động và thường xuyên

triển khai các giải pháp hỗ trợ DN, đặc biệt là Chương trình kết nối ngân hàng với

doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho DN. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng quán triệt, phổ biến, hướng dẫn trong toàn hệ thống; Tập trung triển khai có kết quả các giải pháp về cải tiến thủ tục, hồ sơ trong việc cung ứng sản phẩm; dịch vụ

ngân hàng; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ...

b. Về phía các Ngân hàng Thương mại

- Thứ nhất, tiếp tục rà sốt, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an tồn vốn vay.

- Thứ hai, thực hiện chính sách lãi suất hợp lý, đồng thời, đáp ứng nhiều mục tiêu như đảm bảo suất thực dương cho người gửi tiền tiết kiệm, lãi suất ưu đãi của các

chương trình tín dụng trọng điểm... Tuy nhiên, việc cho vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn vay.

- Thứ ba, chủ động nghiên cứu đề xuất các chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho DN tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Khuyến khích xây dựng và triển khai những gói sản phẩm hỗ trợ DN, nhất là các DN có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ (hỗ trợ về vốn, lãi suất, thời hạn cho vay...); Cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong lĩnh vực thanh toán, tiền tệ...

- Thứ tư, đơn giản hóa và cải tiến các thủ tục cho vay: Hiện nay do những hạn

chế của cán bộ tín dụng hoặc do e sợ trách nhiệm nên mặc dù có chủ trương mở rộng tín dụng cho các DN tư nhân, cũng như các quỹ hỗ trợ các DN vừa và nhỏ trong và ngoài nước, tuy nhiên tốc độ giải ngân còn chậm một phần là do thủ tục thụ lý hồ sơ vay còn phức tạp và mất nhiều thời gian. Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới cần làm tốt hơn công tác truyền thông giúp các DN biết nguồn vốn mà mình có thể tiếp cận được từ các quỹ hỗ trợ DN được giải ngân thông qua các ngân hàng thương

mại hoặc tổ chức tín dụng. Đồng thời, các ngân ngân hàng thương mại cần tiếp tục cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục cho vay trong đó có cả quy định và điều kiện cho vay tín chấp, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ xin vay của DN đặc biệt là với các khoản vay trung và dài hạn của DN. Qua đó giúp DN có thể giảm các chi phí giao dịch cũng

như những chi phí phát sinh ngoài chi trả lãi.

- Thứ năm, tạo cơ chế bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế không phân biệt doanh nghiệp tư nhân hay DNNN. Ngồi ra, cần có những quy định riêng biệt để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Chẳng hạn như: Xem xét, đẩy mạnh việc cho vay thơng qua tín chấp, đánh giá hiệu quả và lợi nhuận

của các dự án đầu tư để cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa vả nhỏ; Chủ động ngồi lại với doanh nghiệp vừa vả nhỏ, đánh giá lại các khoản nợ, bàn bạc, gia hạn nợ, đáo nợ, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất; Kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng để hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn, nắm bắt các điều kiện thị trường đầy đủ hơn, kịp thời hơn; Tạo ra những sản phẩm riêng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và huy

động các nguồn vốn dài hạn dành cho khu vực này.

c. Về phía các Bộ chủ quản

Các Bộ chủ quản cần xây dựng đơn giá vật liệu hạch toán sát với giá thị trường

để các DNXD có thể kiểm sốt tốt hơn chi phí đầu vào đặc biệt là chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp. Để đề phòng rủi ro cho DN, khi ký hợp đồng thi công, Chủ đầu tư tạo

điều kiện thanh tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp theo giá thời điểm thi công chứ

không phải đơn giá dự toán ban đầu. Bởi với đặc thù của ngành XD khi lập dự tốn,

thanh quyết tốn cơng trình thường dựa vào đơn giá xây dựng ban hành của từng địa phương. Tuy nhiên, một số địa phương có địa hình đặc thù, khó vận chuyển ngun

vật liệu hoặc quá xa nguồn cung cấp nguyên vật liệu dẫn đến giá thị trường cao hơn

đơn giá do Nhà nước ban hành, dẫn đến các DN thi công tại các khu vực này thường bị

lỗ. Khi thị trường có biến động giá mạnh, các Bộ chủ quản nên bám sát giá thị trường

làm hồ sơ thanh tốn bù giá tránh thiệt thịi cho DN. Hơn nữa, các Bộ chủ quản cũng nên cải tiến trong vấn đề nghiệm thu thanh quyết toán, tránh thủ tục rườm rà, gây

phiền nhiễu cho DN.

d. Về phía Hiệp hồi nhà thầu Xây dựng Việt Nam

Hiệp hội nhà thầu được thành lập nhằm giúp các DNXD tăng cường hơp tác, hỗ

trợ lẫn nhau trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cùng phát triển. Đây

cũng là nơi các nhà thầu gặp gỡ, trao đổi tạo điều kiện phát huy năng lực, khắc phục

những khó khăn trong quản lý điều hành và thực hiện dự án, hỗ trợ lẫn nhau về khoa học kỹ thuật và pháp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành XD Việt Nam. Vì vậy, Hiệp hội Nhà thầu cần giúp các DNXD bằng cách: (i) Kiến nghị, tư vấn góp ý với các cơ quan nhà nước về chế độ, chính sách quản lý xây dưng không phù hợp, gây bất lợi cho DNXD và ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình phát triển chung của xã hội; (ii) Là cầu nối cho các DNXD hợp tác kinh doanh, liên kết, trao đổi khoa học công nghệ, kinh nghiệm trong tổ chức điều hành nhằm nâng cao HQKD; (iii) Tư vấn, hướng dẫn cho các DNXD các chính sách mới của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, giới thiệu cho các DNXD công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)