Quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam (Trang 37 - 38)

Nguồn: Báo cáo Hiệp hội Xây dựng Việt Nam

2.2. Cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp xây dựng

2.2.1. Khái niệm về cấu trúc tài chính

Có khá nhiều quan điểm giải thích về CTTC của DN của một số tác giả như sau: Theo Eugene và Joel (2009); Ross và cộng sự (2013), CTTC của DN hay còn gọi là đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa việc sử dụng nợ phải trả và VCSH theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Cách hiểu này cũng trùng với quan điểm của Dare và Sola Olorunfemi (2010); Đoàn Ngọc Phi Anh (2010). Theo tác giả Nguyễn Minh Kiều (2014) cho rằng CTTC là tỷ trọng giữa nợ phải trả và VCSH trong tổng nguồn vốn của DN tài trợ cho các hoạt động sản xuất,

kinh doanh. Như vậy, thành phần tạo nên CTTC theo các tác giả này bao gồm nợ phải trả và VCSH. Với cách hiểu này thì CTTC chính là cấu trúc nguồn vốn của DN.

Một cách tiếp cận khác về CTTC của DN khi các nhà nghiên cứu cho rằng CTTC là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, và VCSH được sử dụng để tài trợ cho hoạt

động của DN (McGuigan và cộng sự, 2006), (Brealey và Myers, 2008); (Eugene và

Joel, 2009); (Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh, 2012); (Lê Phương Dung và Đặng Hồ sơ dự thầu, đấu thầu Thông báo trúng thầu

Chỉ định thầu

Ký hợp đồng nhận thầu

Giao cho đơn vị thi công Lập phương án

tổ chức thi công Bảo vệ phương án,

biện pháp thi công

Tổ chức thi công theo thiết kế và phương án đã được phê duyệt

Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng cơng trình

Lập biên bản nghiệm thu thanh quyết tốn cơng trình Cơng trình hồn thành, nghiệm thu, bàn

Thị Hồng Giang, 2013). Theo quan điểm này, CTTC vẫn được xem xét trong phạm vi CTNV, chỉ có điều nợ phải trả được các tác giả xem xét cả ở ngắn hạn và dài hạn.

Một nhóm tác giả lại xem xét CTTC theo 2 cách. Cách thứ nhất: CTTC được

hiểu chính là cấu trúc nguồn vốn của DN, còn cách thứ hai thì CTTC phản ánh cả cấu trúc nguồn vốn, cấu trúc tài sản và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trong DN (Nguyễn Văn Công, 2010); (Nguyễn Năng Phúc (chủ biên), 2011). Cách tiếp cận này

đã được Lê Thị Nhu (2017) sử dụng đưa vào trong luận án của mình. Với quan điểm

này, theo các tác giả CTTC bao hàm CTNV theo các cách tiếp cận bên trên, ngồi ra cịn phản ánh cả cấu trúc tài sản, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của DN.

Các định nghĩa nêu trên cho thấy, có sự khác biệt giữa các quan điểm về CTTC. Tuy nhiên, cần một quan điểm thống nhất về CTTC phù hợp với đặc thù của DN. Vì vậy, trong luận án này tác giả sử dụng khái niệm CTTC theo Nguyễn Văn Công (2010); Nguyễn Năng Phúc (chủ biên) (2011) và điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của DNXD tại Việt Nam.

Theo tác giả CTTC trước hết là cấu trúc nguồn vốn trong DN. Tuy nhiên sau khi huy động được vốn việc phân bổ, sử dụng chúng như thế nào đã được thể hiện qua cấu trúc tài sản. Do đó, trong luận án này CTTC được thể hiện trên hai mặt là cấu trúc

nguồn vốn và cấu trúc tài sản của DN. Như vậy, theo quan điểm của tác giả thì: “Cấu

trúc tài chính là sự kết hợp giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)