Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
Tỷ số TSNH trên
tổng tài sản TSNH/Tổng tài sản
Cho biết tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản của doanh nghiệp, có nghĩa là TSNH chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản của doanh nghiệp
Tỷ số TSDH trên
tổng tài sản TSDH/Tổng tài sản
Cho biết tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản của doanh nghiệp, có nghĩa là TSDH chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản của doanh nghiệp
Nguồn: Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh (2012)
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành XD với tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Vì thế, luận án nghiên cứu thêm 2 chỉ tiêu này là 2 chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của DNXD.
- Tỷ trọng hàng tồn kho
Tỷ trọng hàng
tồn kho = Giá trị hàng tồn kho Tổng tài sản (2.1)
Chỉ số này phản ánh trị giá hàng tồn kho có trong tổng tài sản của DN. Trị số này càng cao chứng tỏ DN đang bị ứ đọng vốn nhiều và HQKD của DN không tốt, cần
phải thực hiện các biện pháp để nhanh chóng nghiệm thu khối lượng còn dở dang.
- Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn
Tỷ trọng khoản
phải thu =
Các khoản phải thu ngắn hạn
(2.2)
Chỉ số này thể hiện mức độ chiếm dụng vốn của khách hàng đối với DN. Trị số này cao DN sẽ thiếu vốn kinh doanh, thậm chí có thể rơi vào tình trạng phá sản. Điều này có thể do DN quản lý cơng nợ chưa tốt, cần có chính sách để thu hồi cơng nợ một cách nhanh chóng.
2.2.3. Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
Cấu trúc nguồn vốn là sự kết hợp giữa nợ phải trả và VCSH trong DN được đo lường thông qua một trong các hệ số tài chính sau: hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, hệ số nợ trên VCSH và hệ số địn bẩy tài chính. Các chỉ tiêu này thể hiện mức độ đóng góp của các chủ thể tài trợ khác nhau trong tổng vốn đầu tư, cho biết mức độ sử dụng nợ và
khả năng đảm bảo tự chủ tài chính của DN. Một DN có tài sản được tài trợ chủ yếu bằng VCSH thì hệ số tự tài trợ cao, hệ số nợ thấp, hệ số địn bẩy tài chính thấp, theo đó hệ số nợ trên VCSH cũng thấp và ngược lại (Ngô Kim Phượng, 2013).
Một DN khi cần vốn có thể huy động từ nợ hoặc VCSH để tài trợ cho hoạt động sản xuất.
Nợ phải trả là các khoản tín dụng DN huy động từ các chủ thể trong nền kinh tế
và cam kết thanh tốn nợ gốc, chi phí sử dụng nợ theo thời gian quy định. Các hình
thức biểu hiện của nợ phải trả là vốn vay, mượn từ bên ngồi hoặc thơng qua phát hành chứng khoán nợ. Căn cứ theo thời gian, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà DN có trách nhiệm thanh tốn trong vịng một năm, áp lực trả nợ cao. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có chi phí thấp và thường được sử dụng để tài trợ cho các TSNH. Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 21, nợ ngắn hạn
được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm khoản vay ngắn hạn, các khoản phải
trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, dự phòng phải trả ngắn hạn. Nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán nợ ngắn hạn đến
hạn trả, nợ ngắn hạn được huy động để bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh
nghiệp hay được đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Nợ dài hạn là những khoản nợ mà DN có trách nhiệm thanh tốn trong thời gian lớn hơn một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh, tính ổn định của nguồn vốn tương
đối cao. Tuy nhiên, nợ dài hạn chi phí lớn và thường được sử dụng để tài trợ cho TSDH
và một phần TSNH. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, nợ dài hạn được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm khoản vay dài hạn, các khoản phải trả thương mại và phải trả dài hạn khác, dự phòng phải trả dài hạn. Ở Việt Nam, hiện nay các doanh
nghiệp có thể huy động nguồn vốn này qua hai kênh chính: (i) Vay trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng (ngân hàng); (ii) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Đối với DN, một trong những ưu điểm của việc tài trợ bằng nợ phải trả (nợ phát
sinh chi phí lãi) là chi phí lãi vay tạo ra lợi ích từ tấm chắn thuế cho DN. Ngoài ra, việc sử dụng nợ giúp nhà quản trị thận trọng hơn trong việc đầu tư, tránh đầu tư vào những dự án không hiệu quả. Ngược lại, nhược điểm của việc tăng tỷ trọng nợ là DN phải chịu sự giám sát, quản lý của các nhà đầu tư, chủ thể cho vay và thị trường. DN sẽ mất đi tính tự chủ về tài chính cũng như điều hành. Mặt khác, áp lực trả nợ có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính và mất thanh khoản.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do chủ sở hữu góp vào DN và DN khơng phải cam
kết thanh toán, nhưng họ kỳ vọng mang lại lợi ích từ HQKD của DN. Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 21, VCSH được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm phần sở hữu của cổ đơng thiểu số, vốn góp, các khoản dự trữ và lợi nhuận chưa phân phối.
Đối với DN, việc tài trợ bằng VCSH có tính ổn định và tự chủ cao. Vì vậy, sẽ
giúp DN giảm thiểu rủi ro hơn so với việc tài trợ bằng nợ vay. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều nguồn vốn này làm tăng chi phí sử dụng vốn do khơng được hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Mặt khác, khi giá trị VCSH tăng đồng nghĩa với số lượng cổ đông nhiều, áp lực về sự quản lý điều hành, giám sát hoạt động của DN càng lớn.