Đối với các doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam (Trang 142 - 164)

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.3. Khuyến nghị

5.3.2. Đối với các doanh nghiệp xây dựng

a. Có chính sách quản trị rủi ro và nâng cao trình độ quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Trên góc độ lý thuyết, khi DN càng sử dụng nhiều vốn vay thì DN càng được

hưởng nhiều lợi ích của “lá chắn thuế”, có nghĩa là chi phí vốn sẽ càng thấp. Nhưng có một nguyên lý khác là mặc dù HQKD của DN dùng vốn vay sẽ tăng thêm nhờ được giảm trừ thuế, nhưng rủi ro tài chính cũng tăng theo tỷ lệ nợ. Giá trị của doanh nghiệp chỉ tăng đến một ngưỡng nhất định, rồi lại giảm dần do rủi ro tài chính tăng dần. Có nghĩa là, rủi ro tài chính là một rào cản khi DN cố gắng đạt tới CTNV tối ưu. Như vậy, một CTV tối ưu phải phù hợp với chính sách, trình độ và năng lực quản lý của doanh

nghiệp. Vì thế, các DN phải xây dựng chính sách quản trị rủi ro và nâng cao trình độ quản trị rủi ro tài chính của DN. Từ đó, việc tăng nợ để thay đổi CTNV mới an tồn, ít phải đối mặt với rủi ro đổ vỡ tài chính, tính thanh khoản…

b. Cải thiện năng lực kinh doanh

Các DN cần xây dựng được các kế hoạch kinh doanh hằng năm, cũng như XD chiến lược phát triển trong dài hạn. Đồng thời, hàng năm phải đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch đặt ra. Có như vậy, DN mới đánh giá được năng lực hoạt động của

mình, qua đó có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh. Xây dựng cơ sở dữ liệu hoạt động của DN, của thị trường, vận hành bộ phận kiểm soát và kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của DN. Qua đó, xây dựng các

phương án đầu tư và phân bổ các nguồn lực tài chính hiệu quả hơn. Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức nước ngoài để tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi. Ngoài ra, tham gia các mạng liên kết trong sản xuất và kinh doanh nhằm tận dụng những nguồn lực từ mạng lưới các DN trong ngành.

c. Hồn thiện hệ thống kế tốn doanh nghiệp

Một trong những tồn tại hiện nay đối với các DN tư nhân, đó là hầu hết như chưa chú trọng đến việc xây dựng hệ thống kế tốn DN. Do đó, các DN cũng trở nên khó khăn hơn khi muốn tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng vì khó đáp

ứng được các giấy tờ minh chứng về tài chính trong yêu cầu của hồ sơ xin vay vốn.

Như vậy, các DN cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc xây dựng hệ thống kế toán của DN nhằm phục vụ cơng tác quản trị tài chính và ra quyết định kinh doanh, không như hiện nay chỉ dừng lại ở mức phục vụ báo cáo thuế là chính.

d. Tìm hiểu, nắm bắt kịp cơ chế, chính sách mới, các thông tin từ Chính phủ, Bộ ngành, từ các tổ chức tín dụng liên quan đến doanh nghiệp

Tạo thói quen tiếp cận thơng tin qua phương tiện truyền thơng, website của Chính phủ, bộ ngành, hội thảo, tọa đàm, đào tạo... để nắm bắt kịp thời sự thay đổi cơ chế chính sách, các gói ưu đãi hỗ trợ cho DN trong từng giai đoạn, cũng như các thơng tin về thị trường tiêu thụ. Ví dụ gói tín dụng ưu đãi cho một số đối tượng vay vốn, hay việc DN tư nhân cũng được quyền vay vốn ODA khi DN đáp ứng những điều kiện quy

định tại Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay ODA... ban hành ngày 30/06/2018

Tùy từng loại hình DN, DN nên tiếp cận đa dạng các kênh vay mượn. Bên cạnh kênh truyền thống từ các ngân hàng thương mại, tùy tính chất, mục đích và thời hạn sử dụng vốn vay, DN có thể th tài chính từ các cơng ty tài chính, phát hành trái phiếu trên TTCK hay thực hiện tín dụng thương mại.

Kết luận chương 5

Chương 5, tác giả đã nêu được các giải pháp hoàn thiện CTTC hợp lý để nâng

cao HQKD của DNXD, cụ thể:

- Về quan điểm hoàn thiện CTTC: Tác giả đưa ra được quan điểm hoàn thiện

trước hết là phải xuất phát từ lợi ích của DN, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với sự biến

động của môi trường kinh doanh và từng giai đoạn phát triển. Đồng thời cũng cần đảm

bảo nguyên tắc linh hoạt và đa dạng hóa.

- Về giải pháp thiết lập CTTC tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp đối với cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và nhóm giải pháp hỗ trợ.

- Tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị để thực hiện các giải pháp trên đối với

Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng, Các Bộ chủ quản, Hiệp hội nhà thầu xây dựng và chính bản thân các DNXD.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Các DNXD có vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế- xã hội của đa số các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thể hiện ở các nội dung: Các

DNXD đóng góp vào tăng trưởng GDP và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, …Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào các nước khu vực và thế giới, đặc biệt với việc trở thành thành viên của WTO, các DN Việt Nam nói chung và các DNXD nói riêng đang có những thuận lợi song cũng có những thách thức trong quá trình phát triển.

Trong những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động của các DNXD Việt Nam tuy đạt được một số kết quả nhất định, song HQKD cịn thấp thậm chí nhiều DNXD cịn hoạt động khơng hiệu quả, phải hoạt động cầm chừng hoặc giải thể hoặc phá sản. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, phát huy các vai trị to lớn của mình trong nền kinh tế thì việc nâng cao HQKD của các DNXD Việt Nam là cần thiết và mang tính cấp bách, địi hỏi khơng chỉ nỗ lực từ phía các DNXD mà còn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ và nâng cao HQKD của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Đặc biệt vai trò của CTTC bao gồm cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản có ảnh hưởng đáng kể tới HQKD của các DNXD. Để góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và

thực tiễn về thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các DNXD Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các DNXD Việt Nam trong thời gian tới, trên cơ sở phân tích tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học đã công bố, tác giả lựa chọn và thực hiện Luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài

chính tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam”.

Trên cơ sở lý thuyết về CTTC của DN, luận án đã tổng hợp đưa ra quan điểm và phương pháp đo lường CTTC và HQKD của các DNXD tại Việt Nam. Theo đó, luận án này đã phân tích ảnh hưởng của CTTC đến HQKD của các DNXD tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017. Kết quả thực nghiệm cho thấy:

- Cấu trúc nguồn vốn có tác động tích cực tới HQKD của DNXD điều đó có

nghĩa là DN càng sử dụng nhiều nợ, càng kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ tốt nhất nếu như doanh nghiệp khai thác ở phân vị 0,1, càng ở mức phân vị

- Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản không lớn nhưng có tác động tích

cực tới HQKD của DN. Việc mở rộng tài sản cố định trong DNXD là cần thiết để nâng cao vị thế của DN cũng như góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động, đẩy

nhanh tiến độ thi cơng của cơng trình, đáp ứng tốt u cầu của chủ đầu tư, và việc sử dụng cấu trúc tài sản tốt nhất ở phân vị 0,25

- Giá trị hàng tồn kho mà chủ yếu là giá trị sản phẩm dở dang còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Các khoản phải thu còn tồn đọng nhiều, khả năng thu hồi nợ

kém. Do đó hai yếu tố này có tác động tiêu cực tới HQKD của DN.

- Quy mô của DN càng lớn, DN càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều

nguồn vốn vay hơn cho nên đây là điều kiện thuận lợi để DN nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Ngoài ra, yếu tố tuổi của DN cũng tác động tới HQKD nhưng không nhiều. - Cuối cùng, khi phân tích tác động bằng phương pháp hồi quy phân vị cho thấy càng ở mức phân vị thấp ảnh hưởng của CTTC càng tích cực hơn đối với HQKD ở

mức phân vị cao.

Trên cơ sở kết luận này, luận án gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện CTTC và nâng cao HQKD của các DNXD tại Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận án đồng thời dựa vào bối cảnh

của nền kinh tế và của ngành XD tại Việt Nam. Cụ thể, các giải pháp mở rộng quy mô sản xuất, giải pháp nâng cao HQKD, giải pháp gia tăng nợ và khai thác thêm các kênh huy động vốn, giải pháp đầu tư mới tài sản cố định, giải pháp mở rộng về danh mục tài sản thế chấp...Đồng thời, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan

Nhà nước và các Bộ chủ quản, hiệp hội nhà thầu xây dựng và các DNXD để thực hiện

được các giải pháp thiết lập CTTC hợp lý.

2. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

a. Hạn chế của luận án

Nghiên cứu này cũng như giống nhiều nghiên cứu hàn lâm khác vần còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn

- Thứ nhất, phạm vi không gian trong nghiên cứu này mới chỉ dừng ở HQKD của các DN ngành xây dựng nên kết quả nghiên cứu chưa bao quát được hết các DN tại

- Thứ hai, do hạn chế về mặt tiếp cận dữ liệu nên biến cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở cách tiếp cận tổng nợ phải trả trên tổng tài sản mà chưa phân tách được thành hệ số nợ ngắn hạn và hệ số nợ dài hạn

- Thứ ba, số liệu thu thập không phân biệt được các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết trên TTCK

- Thứ tư, theo lý thuyết có nhiều chỉ tiêu đo lường HQKD nhưng do hạn chế về việc thu thập dữ liệu nên tác giả không thể đưa hết vào luận án nghiên cứu này

- Thứ năm, luận án mới chỉ dừng lại ở việc xem xét ảnh hưởng tới HQKD trên phương diện yếu tố bên trong doanh nghiệp mà chưa tính đến các yếu tố bên ngoài

doanh nghiệp như chính sách kinh tế, mơi trường cạnh tranh ngành... Trong tương lai, NCS sẽ cố gắng khắc phục các hạn chế nêu trên.

b. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các ngành công nghiệp hoặc thương mại dịch vụ khác.

- Mở rộng nghiên cứu thêm về tác động của CTTC tới HQKD của các doanh

nghiệp niêm yết

- Các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét đến các chỉ tiêu đo lường HQKD của DN theo giá thị trường.

- Ngoài ra, với hướng nghiên cứu tiếp theo nên xem xét các yếu tố vĩ mơ của nền kinh tế có tác động tới HQKD của DNXD

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lê Thị Hồng Tâm (2019), "Evaluating the technical efficiency of construction enterprises in Vietnam with Stochastic Frontier Analysis (SFA) approach",

International Journal of Social Science and Economic Research', Volume: 04,

Issue: 05, May 2019.

2. Phùng Thế Đông, Lê Thị Hồng Tâm, Nguyễn Thị Hồng Nhâm (2019), "The

Stochastic Frontier Production Function (SFPF) Approach for the Analysis of Ownership Structure and Technical Efficiency of Construction Enterprises",

International Journal of Applied Mathematics and Statistics', Vol. 58; Issue, No.

4; Year 2019

3. Lê Thị Hồng Tâm (2018), "Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của DNXD tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 33 tháng 11/2018 (679).

4. Lê Thị Hồng Tâm (2018), "Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các DNXD tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 30 tháng 10/2018 (676).

5. Phạm Ngọc Toàn, Lê Thị Hồng Tâm (2018), "Tác động của đầu tư công đến

tăng trưởng kinh tế vùng Trung du và Miền núi phía Bắc", Kỷ yếu hội thảo khoa

học quốc gia Phát triển kinh tế địa phương: cơ hội, thách thức và định hướng phát triển trong bối cảnh tồn cầu hố và cách mạng công nghiệp 4.0, Trường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abor Joshua (2005), “The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis of listed firms in Ghana”, The journal of risk finance, Số 6(5), Trang: 438-445.

2. Abu-Rub Nour (2012), “Capital structure and firm performance: Evidence from Palestine stock exchange”, Journal of Money, Investment and banking, Số 23(1), Trang: 109-117.

3. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc (Bản dịch), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Ahmad Zuraidah, Norhasniza Mohd Hasan Abdullah và Shashazrina Roslan (2012), “Capital structure effect on firms performance: Focusing on consumers and industrials sectors on Malaysian firms”, International review of business research papers, Số 8(5), Trang: 137-155.

5. Ahmed Sheikh Nadeem và Zongjun Wang (2013), “The impact of capital structure on performance: An empirical study of non-financial listed firms in Pakistan”, International Journal of commerce and Management, Số 23(4),

Trang: 354-368.

6. Akhtar Shumi và Barry Oliver (2009), “Determinants of capital structure for Japanese multinational and domestic corporations”, International review of finance, Số 9(1‐2), Trang: 1-26.

7. Akintoye Ishola (2008), “Optimizing Investment Decisions through informative Accounting”, Akintoye, I, Trang: 178-191.

8. Alfaraih Mishari, Faisal Alanezi và Hesham Almujamed (2012), “The influence of institutional and government ownership on firm performance: evidence from Kuwait”, International Business Research, Số 5(10), Trang: 192-200.

9. Altman Edward I (1977), “The Z-Score bankruptcy model: past, present, and future”, Financial Crises, New York, Số 1977, Trang: 89-129.

10. Antoniou Antonios, Yilmaz Guney và Krishna Paudyal (2006), “The determinants of debt maturity structure: evidence from France, Germany and the UK”, European Financial Management, Số 12(2), Trang: 161-194.

11. Antwi Samuel, Ebenezer Fiifi Emire Atta Mills và Xicang Zhao (2012), “Capital structure and firm value: Empirical evidence from Ghana”, International Journal

of Business and Social Science, Số 3(22), Trang: 103-111.

12. Arellano Manuel và Stephen Bond (1991), “Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations”, The review of economic studies, Số 58(2), Trang: 277-297.

13. Asiri Batool K và Salwa A Hameed (2014), “Financial ratios and firm's value in the Bahrain Bourse”, Tạp chí Research Journal of Finance and Accounting, Số 5 (7),

Trang: 1-9.

14. Asquith Paul và David W Mullins Jr (1986), “Signalling with dividends, stock repurchases, and equity issues”, Financial management, Số 15(3), Trang: 27-44. 15. Aviral Kumar Tiwari và Krishnankutty Raveesh (2015), “Determinants of capital

structure: a quantile regression analysis”, Studies in Business and Economics, Số 10(1), Trang: 16-34.

16. Awunyo-Vitor Dadson và Jamil Badu (2012), “Capital structure and performance of listed banks in Ghana”, Global Journal Of Human Social Science, Số 12(5), Trang: 57-62.

17. Baker George, Robert Gibbons và Kevin J Murphy (2002), “Relational Contracts and the Theory of the Firm”, The Quarterly Journal of Economics, Số 117(1),

Trang: 39-84.

18. Baker Malcolm và Jeffrey Wurgler (2002), “Market timing and capital structure”,

The journal of Finance, Số 57(1), Trang: 1-32.

19. Behn Robert D (2003), “Why measure performance? Different purposes require different measures”, Public administration review, Số 63 (5), Trang: 586-606. 20. Berger Allen N và Emilia Bonaccorsi Di Patti (2006), “Capital structure and firm

performance: A new approach to testing agency theory and an application to the banking industry”, Journal of Banking & Finance, Số 30 (4), Trang: 1065-1102. 21. Bernard Guerrien (2007), Từ điển phân tích kinh tế, Nhà xuất bản Tri thức,

Hà Nội.

22. Berzkalne Irina (2015), “Company’s capital structure and value: a panel

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam (Trang 142 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)