Thử nghiệm giống cây trồng cho đất 1 vụ

Một phần của tài liệu luan an ncs nguyen thi loi 11-2011 (Trang 53 - 55)

PHẦN THỨ HAI : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3.2. Thử nghiệm giống cây trồng cho đất 1 vụ

+ So sánh hiệu quả kinh tế của các giống tham gia thí nghiệm.

3.3.3.2. Thử nghiệm giống cây trồng cho đất 1 vụ * Thí nghiệm 5 chọn giống lạc ở vụ xuân: * Thí nghiệm 5 chọn giống lạc ở vụ xuân:

- Thí nghiệm gồm 6 cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh, nhắc lại 3 lần, diện tích ơ thí nghiệm là 15m2. Thí nghiệm được tiến hành liên tục trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 tại xóm Cầu Mai xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

+ Công thức 1 sử dụng giống lạc đỏ Bắc Giang (đối chứng); + Công thức 2 sử dụng giống lạc MD9 + Công thức 3 sử dụng giống lạc MD7 + Công thức 4 sử dụng giống lạc L08 + Công thức 5 sử dụng giống lạc L12 + Công thức 6 sử dụng giống lạc L14

- Biện pháp kỹ thuật được áp dụng:

+ Khoảng cách là 12 cm x 35cm. Hạt được gieo theo hàng sau khi đã được bón lót. + Nền phân bón: 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi bột + 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 K2O. Trong đó tồn bộ phân chuồng, vơi bột, lân và 1/2 lượng phân kali được sử dụng làm bón lót theo hàng.

+ Làm cỏ đợt 1 kết hợp bón 1/2 lượng phân đạm khi cây mọc đạt từ 2- 3 lá thật. + Làm cỏ đợt 2 kết hợp bón tồn bộ lượng phân cịn lại và vun cao đất vào gốc lạc khi đợt ra hoa cuối cùng tắt.

- Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

+ Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lạc tham gia thí nghiệm. Thời gian được xác định từ khi gieo cho đến khi có 2/3 số quả lạc đã vào trắc hoàn toàn.

+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực tế trên ô thí nghiệm. + Hiệu quả kinh tế của các giống lạc tham gia thí nghiệm

* Thí nghiệm 6 chọn giống đậu tương ở vụ xuân

- Thí nghiệm gồm 5 cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, diện tích ơ thí nghiệm là 15m2. Thí nghiệm được thực hiện liên tục 3 năm 2004, 2005 và 2006 tại xóm Cầu Mai xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Bao gồm các công thức sau:

+ Công thức 1 sử dụng giống DT84 (dùng làm đối chứng); + Công thức 2 sử dụng giống đậu tương Tứ quý xanh + Công thức 3 sử dụng giống đậu tương DT96

+ Công thức 4 sử dụng giống đậu tương KT05 + Công thức 5 sử dụng giống đậu tương VX92

- Biện pháp kỹ thuật được áp dụng:

+ Khoảng cách là 7 cm x 35cm. Hạt được gieo theo hàng sau khi đã được bón lót.

+ Nền phân bón: 10 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30 K2O. Trong đó tồn bộ phân chuồng, lân và 1/2 lượng phân kali được sử dụng bón lót theo hàng trước khi gieo.

+ Làm cỏ đợt 1 kết hợp bón 1/2 lượng phân đạm khi cây mọc đạt từ 2- 3 lá thật. + Làm cỏ đợt 2 kết hợp bón hết lượng đạm và kali cịn lại và vun cao đất vào gốc cây, khi đậu tương bắt đầu phân cành.

- Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm. Thời gian được xác định từ khi gieo cho đến khi có 2/3 số quả đậu tương đã vào trắc hoàn toàn.

+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực tế trên ơ thí nghiệm. + Hiệu quả kinh tế của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm.

Một phần của tài liệu luan an ncs nguyen thi loi 11-2011 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)