Đánh giá đặc điểm hệ thống cây trồng trên đất ruộng của vùng

Một phần của tài liệu luan an ncs nguyen thi loi 11-2011 (Trang 76 - 79)

PHẦN THỨ HAI : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả đánh giá một số đặc điểm của hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ

4.2.1.6. Đánh giá đặc điểm hệ thống cây trồng trên đất ruộng của vùng

có sự tham gia của nơng hộ

Để tiến hành xác định và cải tiến hệ thống cây trồng thích hợp trên loại đất ruộng của vùng nghiên cứu, ngoài những số liệu điều tra, thu thập, thì việc tiến hành thăm dị ý kiến trực tiếp của người nơng dân là hết sức cần thiết trong việc tiến hành các thực nghiệm đồng ruộng và xây dựng mơ hình tại chính ruộng của các nơng hộ. Do vậy chúng tơi tiến hành đánh giá thăm dị ý kiến của 60 nơng hộ tại 2 xã Nam Hịa, Văn Hán của huyện Đồng Hỷ. Từ đó xác định được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, nhằm làm cơ sở cho việc tác động để cải tiến hệ thống cây trồng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp.

* Đánh giá một số chỉ tiêu cây trồng trên đất ruộng 1 vụ có sự tham gia của nơng hộ

Kết quả ý kiến của nông hộ trên đất 1 vụ lúa (bảng 4.17) cho thấy: loại cây trồng được sử dụng để gieo trồng như; lúa thường được gieo trồng ở vụ mùa; ngô, đậu đỗ, khoai lang được gieo trồng ở vụ xuân; sắn, vừng được trồng trong điều kiện khi hạn kéo dài khơng có nước.

Về khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai, thì qua phỏng vấn người dân cho rằng hầu hết các loại cây trồng đưa ra đều có thể gieo trồng trên loại đất này với sự đánh giá theo tỷ lệ cho rằng đậu đỗ các loại ở mức độ cao nhất là 73,4%, cây lúa ở đây cũng chỉ được đánh giá ở mức độ cao là 60% và cịn có ý kiến cho rằng khi gặp hạn kéo dài cịn có thể khơng cho thu hoạch.

Về khả năng chống chịu sâu bệnh và các bất thuận khác cho thấy đậu đỗ, sắn và khoai lang là những cây trồng có khả năng ở mức độ cao từ 63,4 % – 73,4%; lúa và ngô ở mức từ 26,7 % - 40 %.

Về hiệu quả kinh tế người dân nhận định đậu đỗ là những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất là 73,4 %. Họ cho rằng đây là những loại cây trồng dễ làm, đầu tư ít, đồng thời ít bị sâu bệnh. Sau đó là cây lúa là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao thứ 2 với mức 50 %.

Bảng 4.17: Kết quả thăm dò về một số đặc điểm của cây trồng trên đất ruộng 1 ở huyện Đồng Hỷ

ĐVT: %/tổng số phiếu điều tra

Khả năng thích nghi với đất đai, khí hậu

(%)

Khả năng chống chịu sâu bệnh và các bất

thuận (%)

Hiệu quả kinh tế (%) Loại cây

trồng

Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Kém Cao Trung bình Kém

Lúa 60,0 26,7 13,3 40,0 36,7 23,3 50,0 26,7 23,3

Ngô 56,7 20,0 23,3 26,7 46,7 26,6 33,3 50,0 16,7

Đậu đỗ 73,4 23,3 3,3 63,4 30,0 6,6 73,4 20,0 6,6

Khoai lang 60,0 23,4 16,6 73,4 16,6 10,0 30,0 50,0 20,0

Sắn 66,7 23,3 10,0 70,0 26,7 3,3 23,4 63,3 13,3

(Số liệu điều tra năm 2005)

* Đánh giá một số chỉ tiêu cây trồng trên đất ruộng 2 vụ có sự tham gia của nơng hộ

Qua kết quả đánh giá của các nông hộ cho thấy (bảng 4.18), ở vùng nghiên cứu trên đất chủ động nước được sử dụng để gieo trồng các loại cây trồng như; lúa được gieo trồng cả 2 vụ xuân và vụ mùa, đây cũng là nguồn chính để đảm bảo lương thực cho nông hộ trong cả năm; ngô thường được gieo trồng chủ yếu ở vụ đông và đang được coi là cây cung cấp thức ăn quan trọng đối với đàn gia súc, gia cầm của các nông hộ; lạc, đậu tương được gieo trồng chủ yếu ở vụ xuân, ….

Bảng 4.18: Kết quả đánh giá của người dân về một số đặc điểm của cây trồng trên đất ruộng 2 vụ ở huyện Đồng Hỷ

ĐVT: %/tổng số phiếu điều tra

Khả năng thích nghi với đất đai, khí hậu

(%)

Khả năng chống chịu sâu bệnh và các bất

thuận (%)

Hiệu quả kinh tế (%) Loại cây

trồng

Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp

Lúa 90,0 6,7 3,3 40,0 51,7 8,3 51,7 30,0 18,3 Ngô 46,7 40,0 13,3 68,4 28,3 3,3 58,4 36,6 5,0 Lạc 36,7 51,6 11,7 80,0 13,4 6,6 78,3 18,4 3,3 Đậu tương 35,0 48,4 16,6 43,4 53,3 3,3 56,7 30,0 13,3 Đậu đỗ 13,4 56,6 30,0 38,4 56,7 5,0 23,4 58,3 18,3 Khoai lang 33,4 58,3 8,3 31,7 70,0 5,0 18,4 70,0 11,6 Rau các loại 25,0 63,4 11,6 18,4 61,6 20,0 28,4 66,6 5,0

(Số liệu điều tra năm 2005)

Về khả năng thích nghi với đất đai và khí hậu thì cây lúa được đánh giá ở mức cao nhất là 90%; ngô 46,7%; lạc là 36,7%; đậu tương là 35%; khoai lang là 33,4%; rau các loại ở mức 25%; đậu đỗ 13,4%. Về khả năng chống chịu sâu bệnh và một số các bất thuận khác của cây trồng cho thấy cây lạc là loại cây trồng có khả năng cao nhất (80%), ngơ được đánh giá ở mức 68,4%; đậu tương ở mức 43,4%; cây lúa là 40%; đậu đỗ các loại ở mức 18,4%.

Về hiệu quả kinh tế qua đánh giá cho thấy cây lạc, ngô, đậu tương và lúa là những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Cây lạc được đánh giá cao ở mức 78,3%, đây là loại cây trồng ít bị sâu bệnh, dễ làm và tiêu thụ sản phẩm khá tốt; cây ngô được đánh giá có hiệu quả kinh tế đứng thứ hai (58,4%), các nông hộ cho rằng sản phẩm ngô hạt sử dụng trong chăn nuôi rất tốt; đậu tương được đánh giá cao ở mức 56,7%, đây cũng là loại cây trồng khi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường khá tốt; cây lúa được xếp ở mức 51,7%.

Một phần của tài liệu luan an ncs nguyen thi loi 11-2011 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)