Phân tích các nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu luan an ncs nguyen thi loi 11-2011 (Trang 81 - 86)

PHẦN THỨ HAI : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả đánh giá một số đặc điểm của hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ

4.2.3. Phân tích các nguyên nhân hạn chế

Từ kết quả thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như thực trạng của hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ, chúng tơi tiến hành đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với cây trồng cũng như hệ thống cây trồng của huyện Đồng Hỷ.

*. Cây trồng hàng năm trên đất ruộng:

Kết quả đánh giá, phân tích cho thấy trên đất ruộng ở huyện Đồng Hỷ hiện có các cây trồng chính như: lúa, ngơ, lạc, đậu tương, khoai tây,...Trong đó cây lúa là cây có diện tích lớn nhất, được gieo trồng ở vụ xuân và vụ mùa. Sản xuất lúa ở huyện Đồng Hỷ còn gặp những khó khăn như; vẫn sử dụng bộ giống thuần cũ, cho năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu, bệnh kém hoặc các nơng hộ tự mua giống ngồi thị trường nên giống không đảm bảo về chất lượng. Do vậy công tác nghiên cứu để khuyến cáo và khẳng định chất lượng một số giống lúa lai hiện đã được gieo trồng ở một số vùng trong nước tại Đồng Hỷ là hết sức cần thiết. Nhằm thay đổi bộ giống thuần, tăng năng suất và sản lượng lúa đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân huyện Đồng Hỷ nói riêng và một số vùng nói riêng.

Loại cây trồng thứ hai ở huyện Đồng Hỷ đứng sau cây lúa là cây ngô, đây là nguồn cung cấp thức ăn chính cho đàn gia súc, gia cầm của các nông hộ. Nhưng với điều kiện ở Đồng Hỷ đất đai có điều kiện để canh tác cây trồng hàng năm là có hạn, sản lượng ngơ của huyện chủ yếu là ở vụ đông trên đất ruộng 2 vụ. Do vậy để tăng diện tích và sản lượng ngô của huyện trong thời gian tới cần quan tâm nghiên cứu lựa chọn giống có năng suất, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện vụ đơng và có thời gian sinh trưởng, phát triển khơng ảnh hưởng tới vụ lúa xuân năm sau là điều hết sức cần thiết.

Cây công nghiệp ngắn ngày ở Đồng Hỷ chủ yếu là lạc và đậu tương, đây là những cây trồng không những cho thu nhập vào loại khá mà cịn có vai trị trong việc bảo vệ độ phì đất. Nhưng việc gieo trồng của nơng hộ chủ yếu là sử dụng giống địa phương, năng suất chưa cao, diện tích gieo trồng cịn hạn chế. Do vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần tiến hành nghiên cứu lựa chọn giống cho năng suất, chất lượng tốt để đưa vào sản xuất và mở rộng diện tích gieo trồng trên đất 1 vụ trong vụ xuân ở Đồng Hỷ.

Bảng 4.21: Kết quả điều tra, phân tích một số cây trồng chính trên đất ruộng ở huyện Đồng Hỷ

Cây trồng

Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

Cây lúa - Là cây lương thực chính của nơng hộ; - TGST ngắn, NS ổn định - Chịu hạn và rét kém; - Thiếu giống tốt; - Sâu bệnh - Sử dụng giống có năng suất, chất lượng tốt; - Thâm canh

- Cơ cấu giống; - Giống thích hợp

Cây ngơ

Là cây lương thực quan trọng sau cây lúa, nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi của nông hộ. Thiếu giống tốt, sản lượng chưa cao Sử dụng giống tốt, có thời gian sinh trưởng thích hợp để bố trí vụ đông trên đất ruộng - Khoa học kỹ thuật;

- Cơ cấu mùa vụ thích hợp.

Cây lạc - Cải tạo đất; - Thu nhập khá Thiếu giống tốt, diện tích gieo trồng hạn chế Sử dụng giống tốt;Tăng thêm diện tích vụ xuân trên đất 1 vụ

- Tiền vốn đầu tư; - Tập quán canh tác; - Thị trường tiêu thụ. Cây đậu tương

Có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu nhập cao - Thiếu giống tốt; - Diện tích gieo trồng hạn chế; - Chịu rét kém. Sử dụng giống tốt;Tăng thêm diện tích vụ xuân trên đất 1 vụ, vụ thu đông trên đất 2 vụ lúa. - Sâu bệnh; - Hệ thống thoát nước trên đất 2 vụ lúa. Cây khoai tây

Thời gian sinh trưởng ngắn, cho hiệu quả kinh tế cao. - Thiếu giống tốt; - Thiếu nước vụ đông. - Sử dụng giống tốt; - Bố trí vụ đơng trên đất lúa mùa muộn.

- Kỹ thuật;

- Vốn đầu tư ban đầu;

- Thị trường không ổn định Khoai tây là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng, phát triển tương đối ngắn, rất thích hợp cho việc bố trí trên đất 2 vụ ở vụ đông. Mặt khác khoai tây là loại cây trồng có thể sử dụng làm lương thực và thực phẩm, cho nên đây là loại cây

trồng cho hiệu quả kinh tế tương đối tốt. Nhưng hiện nay ở Đồng Hỷ diện tích gieo trồng khoai tây còn khá hạn chế, do vốn đầu tư ban đầu quá lớn và thiếu thông tin về giống tốt, kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc và bảo quản của nơng hộ cịn yếu. Vì vậy đối với cây khoai tây cần được triển khai nghiên cứu, để mở rộng diện tích và tăng vụ trên đất ruộng 2 vụ ở vụ đông.

* Cây trồng lâu năm trên đất gị đồi

Trong sản xuất nơng nghiệp, đất gị đồi ở Đồng Hỷ chủ yếu là cây chè, cây ăn quả các loại, cây sắn và một số cây ngắn ngày khác. Qua điều tra, diện tích trồng chè qua các năm có xu hướng tăng lên, bên cạnh đó diện tích cây ăn quả có xu hướng giảm dần qua các năm. Để thấy được thuận lợi, khó khăn trong trong canh tác đối với một số cây trồng chính trên đất gị đồi ở Đồng Hỷ, chúng tơi tiến hành phân tích đánh giá những điểm mạnh, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với nhóm cây trồng này trên đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ

Từ kết quả phân tích cho thấy: Cây chè hiện nay đang là cây có khả năng thu hút lao động rất tốt, về chất lượng cây chè ở Đồng Hỷ cũng như ở tỉnh Thái Nguyên đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Nhưng bên cạnh đó, cây chè cũng cịn gặp nhiều khó khăn trong canh tác như; giống cũ chất lượng kém, phân bón khơng cân đối, thường được trồng chủ yếu trên đất dốc, nghèo dinh dưỡng, đất khô hạn và phần lớn là không cho thu hoạch ở vụ đông. Để khắc phục những khó khăn và hạn chế trong sản xuất chè ở Đồng Hỷ như trên, thì cơng tác nghiên cứu lựa chọn được tổ hợp phân bón thích hợp kết hợp với việc giữ ẩm cho cây chè ở vụ đông nhằm tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập của nông hộ là cần thiết.

Cây ăn quả ở Đồng Hỷ được người dân trồng phổ biến là những loại cây như; vải, nhãn, mít, xồi, na, hồng xiêm,... Đây là nhóm cây trồng khá đa dạng, thu hút lao động lúc nông nhàn. Nhưng cây ăn quả ở Đồng Hỷ cũng như các vùng tương tự gặp phải khó khăn như: thị trường khơng ổn định, hiệu quả kinh tế thấp; việc bảo quản khi đến thời kỳ thu hoạch gặp khó khăn; năng suất và sản lượng khơng ổn định vì thường cây ra quả cách năm; diện tích trồng khơng tập trung, lẻ tẻ,

khơng có tính hàng hóa. Do vậy đối với nhóm cây ăn quả của huyện trong thời gian tới chỉ nên giữ ổn định diện tích hiện tại.

Bảng 4.22: Kết quả điều tra, phân tích một số cây trồng chính trên đất gị đồi ở huyện Đồng Hỷ

Cây trồng

Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

Cây chè - Thu hút lao động cao.

- Hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng lâu năm khác;

- Chất lượng tốt; - Nhu cầu thị trường cao;

- Đất dốc, độ phì thấp. - Bón phân chưa cân đối; - Chủ yếu thu hoạch vào các tháng có mưa;

- Đầu tư phân bón cân đối; - Giữ ẩm ở mùa đông để tăng số lần thu hoạch/năm; - Che tủ cho đất trồng chè để giảm xói mịn và rửa trơi. - Giống cũ, sâu bệnh, tiền vốn đầu tư; - Nước tưới cho vụ đông; - Khả năng tiếp thu kỹ thuật của nông hộ. Cây ăn quả - Cho sản phẩm đa dạng; - Thu hút lao động lúc nông nhàn

- Chín tập trung theo mùa, bảo quản và tiêu thụ gặp khó khăn

- Nhu cầu thị trườn;g khơng ổn định, hiệu quả kinh tế thấp;

- Diện tích canh tác nhỏ lẻ, rải rác không tập trung.

- Xây dựng nhà máy chế biến hoa quả;

- Đầu tư theo quy hoạch có tính hàng hóa. - Vốn đầu tư lớn; - Năng suất không ổn định; - Ra quả cách năm. Cây sắn Có thể sinh trưởng, phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng. - Diện tích trồng nhỏ lẻ, khơng tập trung; - Năng suất thấp. - Quy hoạch vùng phát triển thành cây trồng hàng hóa. - Diện tích manh mún, không tập trung. Cây hàng năm khác

- Thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh cho thu hoạch; - Tăng thêm thu nhập.

- Thường bị cây lâu năm cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng;

- Năng suất thấp.

- Sử dụng trồng xen với cây trồng lâu năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.

- Năng suất khơng ổn định; - Diện tích gieo trồng.

Cây sắn là loại cây trồng có thể cho thu hoạch ngay cả trên đất nghèo dinh dưỡng, dễ canh tác. Nhưng so với các loại cây trồng khác cây sắn cho hiệu quả kinh tế không cao, đồng thời diện tích có hạn nên nơng hộ thường ưu tiên diện tích đất trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do vậy mà cây sắn ở đây chỉ được canh tác với những diện tích nhỏ lẻ, khơng tập trung mang tính tận dụng để tăng thêm thu nhập cho nơng hộ. Để có thể phát triển cây sắn trở thành cây trồng có tính hàng hóa, thì một u cầu trước hết đó là cần được quy hoạch thành vùng theo hướng đầu tư thâm canh. Nhưng để chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất gò đồi ở Đồng Hỷ từ cây trồng lâu năm sang trồng sắn theo hướng thâm canh phải được hoạch định trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tiếp theo.

Cây trồng hàng năm trên đất gị đồi ở huyện Đồng Hỷ được nơng hộ dùng để trồng xen với cây trồng lâu năm trong giai đoạn đầu. Do vậy diện tích canh tác đối với loại cây trồng này trên đất gò đồi của vùng nghiên cứu là khơng ổn định.

Tóm lại: Từ những đánh giá, phân tích về hiện trạng cây trồng trên một số

loại đất chính ở Đồng Hỷ cho thấy những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới đó là:

- Trên đất 1 vụ: Để nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ độ phì đất cần tiến hành các hoạt động sau:

+ Ổn định diện tích lúa vụ mùa;

+ Vụ xuân mở rộng diện tích các loại cây trồng như lạc, đậu tương bằng các giống mới có năng suất chất lượng tốt.

- Trên đất 2 vụ: Để tăng hiệu quả sử dụng đối với loại đất này cần tiến hành tác động những hoạt động cụ thể như sau:

+ Nghiên cứu lựa chọn bộ giống lúa có năng suất, chất lượng tốt đồng thời có thời gian sinh trưởng thích hợp cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ;

+ Nghiên cứu lựa chọn giống ngơ có năng suất, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng thích hợp để gieo trồng ở vụ đông trên đất ruộng 2 vụ;

+ Nghiên cứu thử nghiệm cây khoai tây ở vụ đông trên đất 2 vụ; tăng vụ trên đất 2 vụ có cơ cấu luân canh là lúa xuân – lúa mùa muộn bằng cây khoai tây. Nhằm tăng cơ cấu mùa vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân.

- Trên đất gò đồi trong sản xuất nông nghiệp cần tác động bằng những hoạt động cụ thể như sau:

+ Xác định tổ hợp phân bón thích hợp đối với cây chè ở thời kỳ kinh doanh, nhằm tăng năng suất, sản lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế;

+ Nghiên cứu biện pháp giữ ẩm cho cây chè ở vụ đông, nhằm tăng sản lượng chè, bảo vệ độ phì của đất nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững.

Một phần của tài liệu luan an ncs nguyen thi loi 11-2011 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)