Rót rượu tần g/ Layering

Một phần của tài liệu Giáo trình Pha chế và phục vụ rượu mạnh (Trình độ Trung cấp) (Trang 74 - 76)

7.2.3 .Các dụng cụ khác

8.3. Các kỹ năng pha chế

8.3.6. Rót rượu tần g/ Layering

Layering có nghĩa là kỹ thuật pha chế đồ uống theo hình thức phân tầng. Các nguyên liệu sử dụng để pha chế sẽ được phân thành từng tầng rõ rệt, mà khơng phải hịa quyện vào nhau như các kỹ thuật pha chế khác.

Món đồ uống sử dụng kỹ thuật pha chế Layering điển hình nhất phải nói đến là Cocktail B52 với 3 tầng nguyên liệu gồm rượu mùi sữa (Baileys Irish Cream), rượu mùi hương café (Bols Coffee hoặc Kahlúa) và rượu hương cam Le Grand Marnier. Khơng chỉ cocktail, các món đồ uống hiện đại, café cũng ứng dụng kỹ thuật Layering để tạo ra ly đồ uống với vẻ ngoài cuốn hút.

Trên lý thuyết, kỹ thuật layering muốn thành công cần dựa vào độ ngọt và trọng lượng riêng của từng loại rượu để rót theo thứ tự hợp lý. Cụ thể, nguyên liệu nào có tỷ trọng nặng nhất sẽ chìm xuống dưới, thứ nào nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Chẳng hạn: những nguyên liệu như siro, syrup, nước đường có hàm lượng đường rất cao vì thế

WWW.STHC.EDU.VN | 75

sẽ bị chìm xuống dưới đáy ly - cịn những vodka, gin, rhum... thường ít ngọt và nhẹ hơn nên sẽ nổi lên tầng trên cùng. Do đó, người pha chế cần nắm vững kiến thức về rượu, đồng thời phải thực sự khéo léo, cẩn thận và kiên nhẫn.

Tham khảo thêm bảng trọng lượng riêng của một số loại nguyên liệu phổ biến nhất:

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách layer căn bản nhưng luôn thành công được các Bartender áp dụng trong pha chế:

WWW.STHC.EDU.VN | 76

+ Luôn bắt đầu với nguyên liệu có tỷ trọng nặng nhất (ví dụ như grenadine chẳng hạn). Cho một lượng nhất định theo công thức vào ly và để yên cho đến khi bề mặt chất lỏng được ổn định

+ Đặt mặt sau của barspoon sao cho muỗng chạm vào thành trong của ly, đầu cịn lại hướng lên trên

+ Từ từ rót lần lượt các nguyên liệu còn lại vào ly qua mặt sau của muỗng pha chế. Lưu ý là phải rót từng lớp một, thật sự kiên nhẫn và khéo léo.

Cụ thể, nếu lấy B52 làm chuẩn, ly cocktail thành phẩm sẽ có Kahlua ở lớp dưới cùng - baileys ở giữa - và grand marnier ở tầng trên cùng. Các nguyên liệu đều tách rời nhau, hồn tồn khơng bị hịa lẫn. Như thế coi như layering thành công.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pha chế và phục vụ rượu mạnh (Trình độ Trung cấp) (Trang 74 - 76)