Tổng quan về Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.5. Tổng quan về Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa và quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tiền thân là Trường Văn hóa Nghệ thuật đào tạo cán bộ nghiệp vụ văn hoá nghệ thuật cho tỉnh Thanh Hóa trở thành một trường đại học đa ngành có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam sông Hồng.

Ngày 09/3/1967 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa ký quyết định thành lập trường Sơ cấp Văn hóa - Nghệ thuật thuộc Ty Văn hóa - Thơng tin tỉnh Thanh Hóa. Các khóa đào tạo về các bộ mơn kịch, chèo, tuồng, cải lương, thông tin cổ động tổng hợp, ca múa nhạc, kẻ vẽ thông tin cổ động của Trường đã cung cấp một lực lượng cán bộ văn hố thơng tin phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam. Ngày 05/10/1978, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ký Quyết định số 918/THCN-TC nâng cấp trường Sơ cấp Văn hóa Nghệ thuật thành trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa - Thơng tin Thanh Hóa.

Ngày 25/8/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 4765/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Thanh Hóa trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Thanh Hóa.

Ngày 22/7/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 1221/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa).

Với bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong nhiều lĩnh vực. Khởi phát từ một trường Sơ cấp, từng bước phát triển lên bậc Trung cấp, Cao đẳng và vươn lên trở thành trường Đại học, Nhà trường luôn là cái nôi đào tạo, ươm mầm và chắp cánh cho những tài năng văn hóa nghệ thuật của xứ Thanh và đất nước. Hơn 50 năm qua, các thế hệ giảng viên, cán bộ viên chức của Nhà trường đã bền bỉ dạy chữ, rèn người, lao động nghệ thuật đam mê và sáng tạo, đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hàng vạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường; nhiều cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp

giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà và đất nước. Các thế hệ HSSV của Nhà trường đã góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cho ngành VHTT, đội ngũ giáo viên sư phạm nghệ thuật của tỉnh. HSSV Nhà trường liên tục đạt giải cao tại các hội thi tiếng hát HSSV các trường chuyên nghiệp, các trường văn hoá nghệ thuật tồn quốc, giọng hát hay trên sóng truyền hình; hội thi, triển lãm mỹ thuật cấp tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế. Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã được ghi nhận và đánh giá cao. Chất lượng quản lý đào tạo ngày được tăng cường tương xứng với vị thế phát triển của Nhà trường và yêu cầu của xã hội.

1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc quản lý hành chính của UBND tỉnh Thanh Hóa, quản lý về chun mơn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu và biểu tượng riêng. Trường có các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:

Đào tạo các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch ở trình độ đại học và sau đại học. Phạm vi đào tạo gồm tỉnh Thanh Hóa và cả nước.

Kết nối, phát huy các nguồn lực giáo dục bên trong nhà trường và bên ngoài xã hội một cách linh hoạt, hiệu quả; thúc đẩy mạnh mẽ môi trường giảng dạy, NCKH tích cực, sáng tạo, minh bạch, đảm bảo tốt nhất cam kết chất lượng và đào tạo đối với người học và xã hội.

Phương châm giáo dục của nhà trường là kiên trì mục tiêu, lấy chất lượng đào tạo, thành cơng của người học, tín nhiệm xã hội làm thức đo kết quả đào tạo của nhà trường.

Để xây dựng Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa phát triển bền vững, Trường đã xác định mục tiêu là xây dựng Trường thành một cơ sở đào tạo uy tín trên các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch, đồng thời là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cho tỉnh Thanh

Hóa và cả nước; xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn cao, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với sự tồn tại, phát triển bền vững chung của Nhà trường. Duy trì, mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước trên thế giới có sự tương đồng, phù hợp trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học. Huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp và dân chủ hóa nhà trường để từng bước xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh.

1.5.3. Cơ cấu tổ chức

Ban Giám hiệu tính đến thời điểm hiện nay có 02 người, do TS Lê Thanh Hà làm Hiệu trưởng.

Hiện tại, Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa có:

- 10 đơn vị đào tạo: (1) khoa Âm nhạc, (2) khoa Du lịch, (3) khoa Giáo dục Đại cương & Ngôn ngữ Anh, (4) khoa Giáo dục Mầm non; (5) khoa Sư phạm Nghệ thuật, (6) khoa Mỹ thuật, (7) khoa Luật và Quản lý nhà nước; (8) khoa Văn hóa Thơng tin, (9) khoa Thể dục Thể thao, (10) khoa Quản trị Khách sạn.

- 12 phòng, ban chức năng: (1) phòng Quản lý Đào tạo, (2) phòng Đào tạo Sau đại học, (3) phòng Thanh tra, (4) phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, (5) phịng Hành chính - Tổng hợp, (6) phịng Chính trị - Cơng tác HSSV, (7) phòng Quản lý Khoa học, (8) phòng Hợp tác Quốc tế, (9) phòng Kế hoạch - Tài chính, (10) phịng Quản trị - Cơ sở vật chất, (11) phòng Tổ chức Cán bộ, (12) Ban Quản lý dự án.

- 06 trung tâm: (1) trung tâm Giáo dục thường xuyên - Liên kết, (2) trung tâm Tin học-Ngoại ngữ, (3) trung tâm Tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm, (4) trung tâm Thông tin - Thư viện, (5) trung tâm Nghiên cứu phát triển Văn hóa và Nguồn nhân lực Thanh Hóa, (6) trung tâm đào tạo các môn năng khiếu thể thao.

1.5.4. Đội ngũ cán bộ

Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa hiện có 245 (nam: 104; nữ: 141) cán bộ công chức, viên chức. Số cán bộ tham gia giảng dạy là 206 người, trong đó có 03 PGS, 29 tiến sĩ, 174 thạc sĩ (26 giảng viên đang làm NCS).

[Nguồn: Trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa]

Biểu đồ 1.1. Độ tuổi trung bình của cán bộ trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa

Độ tuổi của CBGV nhà trường trẻ, đủ năng lực gánh vác trọng trách trong hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động khác của nhà trường. Cụ thể: từ 25 - 30 tuổi: 54 người (22%); từ 31 - 40 tuổi: 152 người (62%); từ 41 - 50 tuổi: 23 người (9,5%); từ 51 - 60 tuổi: 16 người (6,5%).

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, NCS trên tổng số giảng viên cơ hữu trong toàn trường chiếm 15,5%, tổng số giảng viên có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu là 84,5%. Giảng viên cơ hữu nhà trường có học hàm PGS,TS và Tiến sĩ tham gia giảng dạy tại khoa Luật - Quản lý Nhà nước là 21/32 (chiếm 65%). 18% số giảng viên nhà trường có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài và phát huy quyền tự chủ trong học thuật.

1.5.5. Khen thưởng

Tính từ năm 2011 đến nay, nhà trường đã vinh dự được đón nhận nhiều danh hiệu khen thưởng cao quý. Cụ thể:

- Năm 2011: Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (QĐ

số 838/QĐ-TLĐ ngày 18/7/2001); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về thành tích xuất sắc trong cơng tác đào tạo ngành VHTT&DL giai đoạn 2007-2011 (QĐ số 2809/QĐ-BVHTT&DL ngày 09/9/2011).

- Năm 2012: Cờ Thi đua của Bộ GD&ĐT (QĐ số 2782/QĐ-BGD&ĐT

ngày 31/7/2012); Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (QĐ số 3255/BK-UBND ngày 04/10/2012).

- Năm 2013: Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất; Cờ

Thi đua của Thủ tướng Chính phủ (QĐ số 904/QĐ-TTg ngày 10/6/2013); Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (QĐ số 1159/QĐ-UBND ngày 10/4/2013).

- Năm 2014: Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen (QĐ số 1815/QĐ-

UBND ngày 11/6/2014).

- Năm 2016: Bộ VHTT&DL tặng Bằng khen (QĐ số 105/QĐ-BVHTT-

DL ngày 12/01/2016); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&DT VHTT&DL (QĐ số 4869/QĐ-BGD-ĐT ngày 25/10/2016).

- Năm 2017: UBND tỉnh tặng cờ thi đua (QĐ số 1409/QĐ-UBND ngày

28/4/2017); UBND tỉnh tặng Bằng khen (QĐ số 3247/QĐ-UBND ngày 30/08/2017); Bộ GD&DTT tặng Bằng khen (QĐ số 4922/QĐ-BGD-ĐT ngày 31/11/2017); Chính phủ tặng cờ thi đua (QĐ số 1072/QĐ-TTg ngày 21/7/2017).

- Năm 2020: Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tặng Bằng

khen (QĐ số 3739/QĐ-BVHTT&DL ngày 11/12/2020) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen (QĐ số 4651/QĐ-BGD&ĐT ngày 23 tháng 12 năm 2020).

- Năm 2021: Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua (QĐ số 910/QĐ-

TTg ngày 10 tháng 6 năm 2021).

Tiểu kết chương 1

Văn hố cơng sở nhà trường là một nhân tố hết sức quan trọng tạo nên thương hiệu của nhà trường. Văn hố cơng sở tạo nên những chuẩn mực chung, thống nhất, theo mục tiêu của tổ chức và yêu cầu của xã hội. Từ đó hướng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường đến một giá trị chung, tôn trọng những quy tắc, chuẩn mực văn hố của cơng sở, tạo nền tảng để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong nhà trường phát triển tinh thần, nhân cách và hồn thiện bản thân mình, góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng việc.

Chương 1 luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung về văn hố cơng sở và văn hố cơng sở nhà trường, đưa ra nội dung xây dựng văn hóa cơng sở nhà trường hướng tới sự phát triển bền vững, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy theo các chuẩn mực chung của xã hội và những quy định riêng của ngành giáo dục, môi trường cảnh quan công sở và cách bài trí, trang phục ...và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hố cơng sở. Đây là những lý thuyết căn bản làm cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn văn hóa cơng sở trường Đại Học Văn Hóa Thể Thao Du Lịch Thanh Hóa ở chương tiếp theo.

Chương 2.

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HĨA CƠNG SỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

THANH HĨA

2.1. Cơng tác chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng văn hóa cơng sở tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Nhận thức rõ ràng về vai trị của VHCS khơng đơn giản chỉ là xây dựng những giới hạn bên ngoài như trang phục, giao tiếp ứng xử hay môi trường cảnh quan công sở mà thực tế VHCS nhà trường còn phải gắn bới những giá trị cốt lõi như sự cộng hưởng giữa văn hóa chung của nhà trường và văn hóa của các cá nhân các CBGV, người lao động gắn bó với nhà trường. Đó là nề nếp, tác phong làm việc khoa học, hợp lý, là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực công do Nhà nước cung cấp; ở đó ln ln tồn tại khơng khí dân chủ, bình đẳng. VHCS cịn là sự cạnh tranh lành mạnh, phối hợp và trân trọng kết quả làm việc của các cộng sự; là sự tự hào của cá nhân CBGV về nhà trường và sự gắn bó tự thân, tích cực của các thành viên làm việc trong cơng sở nhà trường, là ngôi nhà chung của các thành viên mà người ở trong khơng muốn bức ra và người bên ngồi có xu hướng muốn gia nhập làm thành viên; tạo động lực cho khát vọng cống hiến của các CBGV, người lao động trong cơng sở trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa. Chính vì lẽ đó, việc thực hiện văn hóa cơng sở nhà trường đã được trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa quan tâm xây dựng theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Nghị định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Văn hố cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định về đạo đức nhà giáo...

Việc xây dựng VHCS phụ thuộc rất lớn vào những người lãnh đạo cao nhất của cơ quan với tư cách là người đưa ra các quy định, quy chế, vận động, thuyết phục hay điều hành và quản lý cả tập thể cùng chung tay xây dựng cơng sở văn hóa. Với ý nghĩa đó, Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo triển khai cụ thể hóa VHCS trong các văn bản như: Nội quy, quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế tổ chức đào tạo theo tín chỉ; Quyết định ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tọa đại học tại trường,…Những văn bản này giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt nếp sống VHCS, làm việc đúng giờ, khoa học, chuẩn mực trong giao tiếp, trang phục lịch sự, tận tụy với cơng việc, phấn đấu vì sự phát triển vững mạnh của nhà trường…

Qua nghiên cứu các văn bản, quy định được ban hành tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa trong thời gian qua cho thấy, việc xây dựng và ban hành các văn bản, các quy định đều nhằm hướng đến xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, chuyên nghiệp, trong sạch, dân chủ, khách quan đảm bảo nhà trường hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ người học ngày một tốt hơn.

Giai đoạn từ 2011 nay, trải qua 10 năm xây dựng và phát triển việc xây dựng văn hóa cơng sở đã được lãnh đạo nhà trường nghiêm túc chỉ đạo thực hiện. Cơng đồn, phịng thanh tra, các đơn vị phòng ban, các khoa trong nhà trường là đơn vị trực tiếp tiếp nhận các chỉ đạo về xây dựng văn hóa cơng Sở. Các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo luôn gắn với việc phát động các phong trào giúp CBGV, Người lao động “trung thành - sáng tạo - tận tụy - gương mẫu”.

Ngoài việc thực hiện, phổ biến các nội dung, thông tin về VHCS công khai đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhà trường đã chủ động lồng ghép các nội dung VHCS vào hoạt chuyên môn, sinh hoạt Đảng, sinh hoạt của các tổ chức chính trị và đưa việc thực hiện VHCS là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động hàng năm.

2.2. Hoạt động xây dựng văn hóa cơng sở tại Trường Đại học VH, TT&DL Thanh Hóa TT&DL Thanh Hóa

2.2.1. Nội quy, quy chế làm việc của Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa

2.2.1.1. Nội quy ra vào cơ quan

Để đảm bảo cán bộ GV, học sinh nhà trường tuân thủ thời gian học tập và làm việc quy định trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa đã ban hành nội quy ra vào cơ quan. Đây cũng là một trong những điều kiện cần thiết để xây dựng VHCS. Do mối quan hệ hợp tác đào tạo rộng rãi và nhiệm vụ đào tạo của Nhà Trường mà đối tượng ta vào cơ quan khá lớn. Hàng ngày Nhà trường phải đón một lượng lớn cơng chức, viên chức, người học, khách đến giao dịch với đơn vị, cá nhân do đó người ra vào trường liên tục. Vì vậy Ban Giám hiệu Nhà trường đã đưa ra quy định cụ thể như sau:

(1) Cán bộ, GV, người lao động, người học ra, vào cổng trường phải

đeo thẻ do Nhà trường cấp để ra vào vào cổng và trong thời gian làm việc, học tập tại Trường.

(2) Khi ra, vào cơ quan, mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh các

quy định của Nhà trường; Có ý thức bảo vệ của cơng, không làm mất trật tự, vệ sinh, giữ gìn cảnh quan mơi trường; Không hút thuốc lá trong khu vực

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)