Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp mb (Trang 26 - 30)

Nhân tố bên trong được hiểu là những nhân tố thuộc về nội tại của từng ngân hàng, do chủ quan ngân hàng nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ nhất, chiến lược phát triển của ngân hàng.

Chiến lược phát triển của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của tổ chức để đạt được các mục tiêu dài hạn trong thời gian ngắn nhất có thể. Để xây dựng chiến lược phát triển, ngân hàng thường sử dụng mơ hình SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngân hàng mình. Vậy thế nào là một chiến lược phát triển phù hợp? Một chiến lược phát triển phù hợp là một chiến lược phát huy được tối đa các điểm mạnh, khai thác được các cơ hội đồng thời hạn chế được tới mức tối thiểu các điểm yếu và vượt qua được các thách thức. Một chiến lược phát triển rõ ràng, đúng đắn và phù hợp sẽ định hướng hoạt động cho tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng trong đó có hoạt động TD.

Thứ hai, chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hoặc hạn chế TD để đạt mục tiêu đã hoạch định của

NHTM đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an tồn trong hoạt động TD của ngân hàng, được xác định trên cơ sở chiến lược phát triển của ngân hàng kết hợp với các quy định quản lý ngành của các cơ quan quản lý nhà nước. Nó phản ánh chủ trương cho vay của một ngân hàng, trở thành định hướng chung cho CBTD và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chun mơn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động TD nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách tín dụng cần xác định được quy mơ, thời hạn, phương thức cho vay và lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướng phát triển.

Thứ ba, quy trình tín dụng :

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp TD, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp TD cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một q trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hồn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Một quy trình TD theo lý thuyết bao gồm sáu giai đoạn: lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát và thu nợ, thanh lý hợp đồng TD. Các giai đoạn này có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng công việc của giai đoạn sau.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ tín dụng.

Con người ln là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ một tổ chức nào, và ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Trong hoạt động TD, CBTD là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình TD. Khi xem xét đến yếu tố này người ta xem xét dưới 2 góc độ:

 Trước hết phải kể đến trình độ chun mơn nghiệp vụ. Một CBTD có trình độ chun mơn giỏi, có kinh nghiệm cao sẽ đánh giá được chính xác về tính khả thi của dự án, xác định được khả năng trả nợ hay năng lực thực sự

của khách hàng, xác minh được tính trung thực của các báo cáo tài chính, đánh giá được đạo đức của khách hàng vay…

 Tuy nhiên có tài thơi chưa đủ mà cịn phải có tư cách đạo đức. Một người cán bộ đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của tập thể, mắc ngoặc với khách hàng, chấp thuận cho vay đối với những khách hàng không đủ tiêu chuẩn, bỏ qua những khách hàng tiềm năng của ngân hàng, nhận hối lộ, tham nhũng để cho vay trái pháp luật. Tất cả những hành vi đó đều ảnh hưởng xấu tới CLTD của ngân hàng.

Thứ năm, hoạt động huy động vốn.

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thơng qua q trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau và được dùng làm vốn để kinh doanh. Theo Mác: “ với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và nhất trí khi trả lãi cho những người gửi tiền thì tất cả số tiền để dành và tạm thời chưa dùng đến của tất cả các tầng lớp sẽ được gửi vào ngân hàng, những số tiền riêng lẻ từng nhóm một thì khơng đủ khả năng để hoạt động với tư cách là tư bản tiền tệ, nhưng khi được góp lại thành những khối lượng lớn thì chúng trở thành một lực lượng tài chính mạnh…”.

Thứ sáu, khả năng thu thập và xử lý thông tin.

Trong thời đại cập nhật công nghệ thông tin như ngày nay người nào nắm bắt và xử lý thơng tin tốt thì người đó sẽ có nhiều cơ hội để chiến thắng. Trong ngành ngân hàng, đặc biệt là trong cơng tác tín dụng thì việc tìm kiếm thơng tin về khách hàng là vơ cùng quan trọng. Thơng tin tín dụng bao gồm thơng tin về tình hình pháp lý, tình hình tài chính, tình hình DN, tình hình tài sản đảm bảo tiền vay và các thông tin khác.

Thứ bảy, công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh.

Mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng, tăng cường cho vay mà không lường hết được những rủi ro bất trắc có thể xảy ra thì rất dễ dẫn đến nguy cơ

sụp đổ và phá sản đối với các NHTM. Một trong những hoạt động nhằm giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro trên là cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, thanh tra. Công tác này không chỉ thực hiện đối với khách hàng mà còn thực hiện với bản thân ngân hàng.

Thứ tám, trình độ cơng nghệ, trang thiết bị của ngân hàng.

Nền kinh tế càng phát triển thì u cầu áp dụng các cơng nghệ tiên tiến vào trong các nghiệp vụ của ngành tài chính ngân hàng là cần thiết vì nó khơng những giảm khoản chi phí bình qn cho các nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian giao dịch, ngân hàng dễ dàng nắm bắt cơ hội đầu tư mới…. Một ngân hàng có cơng nghệ hiện đại khơng những có khả năng thu hút được nhiều khách hàng, mà cịn có khả năng thu thập và xử lý thông tin về khách hàng một cách đầy đủ và tồn diện. Qua đó, tạo điều kiện cho việc ra quyết định trong quá trình cấp TD, phân loại khách hàng và trích lập dự phịng chính xác góp phần nâng cao CLTD.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp mb (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w