Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng việt nam (Trang 103 - 107)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 4.7 cho thấy tỷ trọng TSNH và tỷ trọng TSDH thay đổi không nhiều trong thời gian nghiên cứu, TSNH vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của DNXD (chiếm khoảng trên 70%), điều này cho thấy có thể phần lớn máy móc thiết bị thi cơng của các DNXD giai đoạn này chủ yếu đi thuê, các DNXD chưa chú trọng đầu tư máy móc thiết bị. Tỷ trọng TSNH có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2015 và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2017. Như vậy, tỷ trọng TSDH sẽ tăng trong cuối chu kỳ nghiên cứu. Việc gia tăng đầu tư vào TSDH trong đó phần lớn là TSCĐ là một hướng đi đúng đắn giúp các DNXD gia tăng năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, cần thấy rằng tỷ trọng TSDH trung bình của các DNXD có sự gia tăng song việc đầu tư, hiện đại hóa cơng nghệ chỉ tập trung tại một số DNXD có vị thế trên thị trường. Số lượng DNXD sở hữu trình độ cơng nghệ kém hiện đại khá lớn trong đó chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ. Điều này phản ánh đặc thù kinh doanh của các DNXD ở Việt Nam do hầu hết các DNXD chủ yếu là nhận thầu phụ, thầu chính chỉ tập trung ở một số các DNXD lớn, vì vậy hầu hết các máy móc thiết bị đều đi thuê ở bên ngoài.

Để đánh giá một cách chi tiết hơn CTTS của các DNXD ta xem xét số liệu về tỷ trọng TSDH của các DNXD phân loại theo quy mơ DN.

Hình 4.8. Tỷ trọng tài sản dài hạn của các doanh nghiệp xây dựng phân loại theo quy mô doanh nghiệp

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Số liệu trên hình 4.8 cho thấy tỷ trọng TSDH của các DNXD phân loại theo quy mơ DN có sự khác biệt rõ rệt. Các DN có quy mơ nhỏ có tỷ trọng đầu tư TSDH ở mức cao khoảng 42% đến 55%, rồi đến các DN có quy mơ lớn với tỷ lệ từ 23% đến 37%. Trong khi đó, các DN có quy mơ siêu nhỏ và vừa lại có tỷ trọng TSDH rất thấp dao động từ 4% đến 8% (đối với DN vừa) và từ 11% đến 16% (đối với DN siêu nhỏ). Thực tế này cho thấy các DN có quy mơ nhỏ có khả năng đầu tư TSDH tốt hơn để đảm bảo năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh so với các DN còn lại. Ngồi ra, các DN có quy mơ lớn cũng có lượng TSDH dồi dào để đảm bảo cho các khoản vốn vay huy động từ bên ngồi. Hơn nữa, có thể thấy tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản của các DN trong toàn ngành đã giảm đáng kể từ năm 2012 đến năm 2017, điều này cho thấy sự mất cân đối trong cấu trúc tài sản của các DNXD trong giai đoạn này bởi các DNXD thường tạo ra những sản phẩm có giá trị lớn cho xã hội vì vậy các DN này cần có chính sách quan tâm hơn nữa tới mở rộng TSDH để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.8 cho thấy trong số các doanh nghiệp xây dựng trong mẫu có những doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định rất thấp. Nguyên nhân có thể trong thời gian dài các DN này chưa chú trọng đầu tư tài sản cố định. Ngược lại, nhóm DN có tỷ trọng tài sản cố định cao thường quan tâm đến việc đầu tư máy móc thiết bị do chiến lược của DN đồng thời khả năng tài chính của DN này tương đối tốt.

Bảng 4.8. Tỷ trọng tài sản cố định của một số doanh nghiệp xây dựng trong mẫu

nghiên cứu giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu báo cáo tài chính b. Tỷ trọng hàng tồn kho và khoản phải thu

- Về tỷ trọng hàng tồn kho: Trong các DNXD nói chung trong giá trị hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm dở dang. Theo tính tốn của tác giả, giá trị sản phẩm dở dang chiếm trong giá trị hàng tồn kho nằm trong khoảng 80% đến 90%. Giá trị hàng tồn kho trong DNXD càng cao thể hiện việc ứ đọng vốn càng lớn.

Qua hình 4.9 cho biết tỷ trọng hàng tồn kho trong giai đoạn 2012-2017 có sự biến động khá lớn, trị số cao nhất vào năm 2013 (đạt 27,16%) và thấp nhất vào năm 2016 (11,77%). Năm 2016 với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ trong việc bán nhà ở xã hội cũng như đẩy mạnh đầu tư cơng do đó tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của các DNXD giảm đáng kể.

- Về tỷ trọng khoản phải thu: Chỉ tiêu tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài

sản thể hiện khả năng thu hồi từ các chủ đầu tư. Trị số chỉ tiêu càng cao thì khả năng thu hồi tiền từ các chủ đầu tư càng tốt, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và rủi ro tài chính từ thanh tốn càng giảm. Hình 4.9 cho thấy tỷ trọng khoản phải thu của các năm 2012, 2013, 2014 gần như không thay đổi nhiều đến năm 2015 tỷ trọng này tăng lên 28,68% và năm 2016 giảm chỉ còn 15,03%, còn năm 2017 tỷ lệ này lại rất cao khoảng 29,32%. Điều này thể hiện khả năng thu hồi công nợ của các DNXD không đều qua các năm và có xu hướng giảm dần. Ngồi ra, trị số này trung bình qua các năm dao động khoảng 0,25 lần, chứng tỏ một lượng vốn tương đối lớn khoảng 25% của các DNXD luôn bị chủ đầu tư chiếm dụng, chưa thanh tốn.

STT Tên cơng ty Tỷ trọng tài

sản

Các cơng ty có tỷ trọng tài sản cố định trung bình cao

1 Cơng ty Cổ phần Tasco 0,321

2 Tổng Công ty Cầu Thăng Long - CTCP 0,353 3 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Chiến Thắng 0,467

Các cơng ty có tỷ trọng tài sản cố định trung bình thấp

1 Cơng ty Cổ phần Tập đồn Xuân Trường 0,025

2 Công ty Cổ phần Xuân Trường 18 0,008

3 Cơng ty Cổ phần Sơng Đà 10 0,040

Hình 4.9. Tỷ trọng hàng tồn kho và khoản phải thu trong tổng tài sản của các

doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê

4.2.2. Thực trạng cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam

giai đoạn 2012-2017

Trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2012 đến năm 2017, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động lớn, cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế khi hội nhập quốc tế, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính tồn cầu, những chính sách của Chính phủ hậu khủng hoảng đã góp phần ổn định lại nền kinh tế. Ngành XD cũng giống như các ngành kinh tế khác, đã trải qua một thời kỳ nhiều biến động, điều này thể hiện rõ nhất trong CTNV của các DNXD tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017.

Do đặc thù của ngành, các DNXD thông thường sẽ sử dụng nợ vay để thực hiện dự án. Do đó, các DNXD thường sẽ có 1 khoản nợ vay lớn trong tổng nguồn vốn. Các khoản nợ phải trả tăng đều qua các năm, góp phần cho tổng nguồn vốn cũng như tổng tài sản của các DN tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2012 đến 2016, tốc độ tăng của nợ phải trả của các DNXD thời kỳ này rất ấn tượng với tỷ lệ 16,13%/năm. Điều này chứng tỏ các DNXD đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay hơn, đặc biệt có thể gói kích cầu kinh tế 30.000 tỷ của Chính phủ đã tác động phần nào tới việc nới lỏng nợ vay cho các DNXD. Với sự gia tăng nhanh chóng của các DNXD trong giai đoạn này, vì thế phần vốn góp của chủ sở hữu vào tổng nguồn vốn của các DNXD cũng được cải thiện đáng kể với mức tăng 282.333 tỷ đồng trong 6 năm từ 2012-2017.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng việt nam (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w