Hallock
Nguồn: Koenker và Hallock (2001)
Phương pháp hồi quy phân vị giúp ta xác định được tác động của biến X đối với biến Y tại các phân vị khác nhau của biến Y, do đó cho ta thấy được bức tranh tồn diện hơn về tác động của biến X đối với biến Y ở mức trung bình, do các phương pháp này tập trung vào phần giữa trong phân phối của biến Y (Koenker và Bassett Jr,
1978a). Khi ta muốn ước lượng tác động của biến X đối với biến Y tại các phân vị khác của Y, phương pháp OLS sẽ khơng cịn phù hợp mà thay vào đó hồi quy phân vị sẽ là phương pháp rất phù hợp với mục đích ước lượng này. Đồng thời, khơng như OLS, phương pháp ước lượng hồi quy phân vị cho kết quả chuẩn vững (robust) trong trường hợp có các giá trị bất thường (outliers)
Mục tiêu của luận án là xem xét hệ số của biến CTTC có thay đổi khi ở các phân vị khác nhau của biến HQKD. Điều này hồn tồn có thể được kiểm định bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy phân vị như minh họa trong trường hợp mối quan hệ của thu nhập và chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình. Hơn nữa, mặc dù ta có thể sử dụng hồi quy phân vị OLS hay mơ hình ảnh hưởng cố định/ngẫu nhiên để ước lượng các hệ số tại từng phân vị riêng biệt, điều này làm giảm mạnh số mẫu quan sát và vấn đề các giá trị bất thường vẫn khơng được xử lý. Trong khi đó, hồi quy phân vị mặc dù ước lượng hệ số của các biến giải thích tại từng phân vị của biến phụ thuộc, phương pháp này vẫn sử dụng toàn bộ quan sát và xử lý được các giá trị bất thường.
Luận án chọn sử dụng các phân vị 10, 25, 50, 75 và 90, nhất quán với một số nghiên cứu sử dụng hồi quy phân vị trong các nghiên cứu về CTTC trong đó có Fattouh và cộng sự (2005); Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2017); Trần Thị Kim Oanh và Hoàng Thị Phương Anh (2017).
Kết luận chương 3
Chương 3 tác giả đã trình bày về phương pháp nghiên cứu của luận án với các điểm chính sau:
Một là, tác giả trình bày về thiết kế nghiên cứu với việc sử dụng cả 2 phương
pháp định tính và định lượng. Dữ liệu được thu thập từ các cuộc điều tra DN từ năm 2012-2017, từ đó tác giả đã thiết lập mơ hình nghiên cứu tác động của CTTC tới HQKD của các DNXD với các biến CTNV, CCTS, CCTK, CCPT, AGE, GRO, SIZE.
Hai là, tác giả đề cập tới phương pháp ước lượng mơ hình bao gồm Pooled OLS,
FEM, REM, GMM. Luận án đã mô tả phương pháp hồi quy phân vị là phương pháp ít được sử dụng và sự phù hợp cũng như cần thiết của phương pháp này đối với mục tiêu nghiên cứu của luận án.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
4.1. Tổng quan về các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012-2017 2017
4.1.1. Lịch sử phát triển ngành xây dựng
a. Giai đoạn sơ khai (1954-1985)
Sau giải phóng năm 1954, miền Bắc đạt được độc lập và phát triển theo định hướng kinh tế kế hoạch tập trung (nghĩa là Nhà nước nắm toàn quyền điều hành kinh tế, chủ trương dần xóa bỏ kinh tế tư nhân). Trong giai đoạn này, ngành xây dựng chủ yếu được thống lĩnh bởi các đơn vị trực thuộc Chính phủ, nắm quyền chủ đạo trong huy động nhân lực, vật lực và thực hiện các dự án xây dựng. Bộ Kiến trúc (sau này trở thành Bộ Xây dựng) được thành lập vào năm 1958 và là cơ quan quản lý nhà nước đối với toàn ngành xây dựng, đảm nhiệm chức năng quy hoạch và thực hiện đầu tư, xây dựng cho Nhà nước.
Trong giai đoạn giải phóng miền Nam kéo dài 20 năm tiếp đó (1954 – 1975), nền kinh tế cả hai miền Nam Bắc đều chịu phụ thuộc rất lớn từ viện trợ quốc tế, chủ yếu từ Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tại miền Bắc, các nỗ lực xây dựng được tập trung vào hạ tầng và công nghiệp để khôi phục kinh tế sau nhiều năm chiến tranh. Nhiều cơng trình lớn được khởi cơng và hồn thành trong giai đoạn này, trong đó có thể kể đến Thủy điện Lào Cai, Thủy điện Thác Bà, Khu công nghiệp Gang thép Thái Ngun, Khu cơng nghiệp Việt Trì… Đến năm 1965, chiến tranh phá hoại của Mỹ khiến cho ngành xây dựng phải chuyển hướng sang ưu tiên các cơng trình quốc phịng, trong đó gồm Sân bay Hịa Lạc, Sân bay Đa Phúc và các cơng trình phịng khơng.
Sau khi miền Nam được giải phóng vào năm 1975, Việt Nam bước vào giai đoạn bao cấp kéo dài 10 năm (1976 – 1985). Trong giai đoạn này, Việt Nam nói chung và ngành xây dựng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Sau giải phóng, kinh tế miền Nam gần như sụp đổ khi dịng tiền và vật tư viện trợ từ Mỹ bị chấm dứt. Tương tự, tại miền Bắc, viện trợ của các quốc gia chủ nghĩa xã hội cũng cạn kiệt. Đồng thời, chế độ kinh tế kế hoạch tập trung cũng thể hiện ra nhiều điểm yếu, dẫn tới giai đoạn đình trệ kéo dài 10 năm này. Dù vậy, ngành xây dựng cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn này. Cơ sở hạ tầng và công nghiệp một lần nữa được tập trung để khắc phục hậu quả chiến tranh kéo dài. Những thành quả tiêu biểu của ngành xây dựng trong thời kỳ này có thể kể đến gồm Nhiệt điện Phả Lại, Thủy điện Hịa Bình, Thủy điện Trị An, Xi măng Hà Tiên và các cơng trình dầu khí ở Vũng Tàu.
b. Giai đoạn tăng trưởng (1986-đến nay)
Kinh tế đình trệ kéo dài cùng với thất bại của những nỗ lực cải cách trước đó (điển hình là cải cách Giá – Lương – Tiền vào năm 1985) khiến cho Chính phủ Việt Nam nhận thấy cần phải cải cách triệt để. Tháng 12/1986, Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã thơng qua chính sách Đổi Mới. Đúng như tên gọi, Đổi Mới là chính sách cải cách tồn diện, đặc biệt chú trọng chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường xã hội (nghĩa là kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước).
Thay đổi mơ hình kinh tế là điểm bắt đầu của giai đoạn tăng trưởng kéo dài tới ngày nay của ngành Xây dựng Việt Nam. Theo TCTK, trong hơn 30 năm từ cải cách Đổi Mới, ngành xây dựng Việt Nam đạt tăng trưởng thực trung bình 8,8%/năm.
250 224 200 150 100 50