CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Sóc Trăng có diện tích tự nhiên là 7.615.22 ha, với 173.922 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 10. Đại giới hành chính thành phố như sau: phía Đơng giáp huyện Long
Phú, phía Tây giáp huyện Mỹ Tú và huyện Châu Thành; phía Nam giáp huyện Mỹ Xuyên, phía Bắc giáp các huyện Long Phú và Mỹ Tú cùng thuộc tỉnh Sóc
Trăng. Giá trị tổng sản lượng kinh tế của thành phố chiếm khoảng 20% so với tổng giá trị kinh tế toàn tỉnh. Các chỉ tiêu trên chứng tỏ thành phố Sóc Trăng tuy có diện tích nhỏ so với các huyện khác nhưng sản xuất ra một lượng hàng hóa và
đóng góp cho xã hội khá nhiều, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ.
Sơng Maspéro có chiều dài từ Ngã ba kênh Bố Thảo thuộc phường 7 thành phố Sóc Trăng đến ngã 3 tiếp giáp Sông Đinh thuộc phường 4, chảy qua các tuyến đường Lý Thường Kiệt và Điện Biên Phủ lần lượt thuộc các phường 1, 8, 4. Ngồi ra cịn nhiều tuyến kênh lớn, nhỏ chảy vào sông.
Bên cạnh đó, sơng Maspéro có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của thành phố nhờ vào vị trí thuận lợi và đặc biệt của nó đối với giao thông thủy. Hiện tại đây là đầu mối giao thơng chính cung cấp hầu hết các loại hàng hóa bằng đường thủy từ biển, từ các huyện trong tỉnh, từ các tỉnh trong khu vực theo cửa Đại Ngãi qua Sông Đinh vào sơng Maspéro. Hướng phía Nam theo sơng Dù Tho – Cổ Cị vào thành phố. Vì vậy, hai bên bờ sơng, các bến cảng tập kết hàng hóa, vật tư hoạt động hết sức tấp nập, mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho thành phố.
Dọc theo kênh Maspéro là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh,
đặc biệt là chế biến gỗ, các nhà máy xay xát chế biến lúa, có hai chợ lớn khu vực
là chợ Trung tâm thành phố và chợ Bông Sen. Điều này cho thấy dọc theo hai bên bờ sông là nơi tập trung sản xuất, cung ứng công việc cho thành phố.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Dân cư 3.1.2.1 Dân cư
Thành phố Sóc Trăng bao gồm 10 phường với diện tích tự nhiên là 7.615.22 ha. Theo tài liệu thống kê năm 2007, tồn thành phố có 173.922 người,
trong đó có tỷ lệ nam/ nữ là 89,92/ 100. Tỉnh Sóc Trăng là một trong hai tỉnh ở
miền Tây Nam Bộ có tỷ lệ người Khmer nhiều nhất trong cả nước, chiếm hơn 37% dân số, còn lại là người Hoa, Kinh. Đồng bào Khmer chủ yếu sống ở
phường 5 và phường 10, dân tộc Hoa chủ yếu sống ở phường 1. Số hộ nghèo người Khmer chiếm tỷ lệ cao hơn các dân tộc khác.
Hiện nay, hai bên bờ sơng Maspéro có khoảng 2.300 hộ dân, chiếm 9% tổng số hộ toàn thành phố, trong đó có tới 651 căn hộ trên sông chiếm 2,4% số dân. Kết cấu của các căn hộ hầu hết là nhà tranh, nhà cấp 4, lụp sụp và rất mất vẽ mỹ quan.
Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân rất phong phú và đa dạng, mỗi
dân tộc đều có một nét riêng. Chủ yếu là: các lễ hội, tết của đồng bào Khmer: Ocomboc, Donta, Chol ChNam Thmây, người Kinh và người Hoa trong thành phố thường viếng thăm các đình, chùa vào dịp rằm…
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
Thành phố Sóc Trăng nằm bên Quốc lộ 1A và có các Quốc lộ khác nối liền với các huyện, thị khác trong tỉnh như Quốc lộ 60, các tỉnh lộ khác. Riêng trong thành phố, hệ thống đường giao thơng đang được hồn thiện dần. Hiện tại, các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn đang được thi công, sẽ tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Dọc theo sơng Maspéro có hai đường chính là đường Lý Thường Kiệt bên bờ Nam và đường Điện Biên Phủ bên bờ Bắc. Tùy theo từng đoạn đường, tình trạng của đường cũng khác nhau.
Đoạn đầu đường Điện Biên Phủ mới xây dựng năm 2003, mặt đường rộng
6m bê tông nhựa. Các đoạn còn lại chưa được đầu tư xây dựng, hiện trạng vẫn còn là đường đất hoặc đường đá đổ, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Đường Lý Thường Kiệt phía bờ Nam được trải bê tông nhựa dài hơn đường Điện Biên Phủ khoảng 3km, rộng 6m. Từ đầu đường Lý Thường Kiệt đến
nhà máy xay xát, đoạn này đi dọc trung tâm thành phố và hiện tại là nơi tập trung
các cảng lớn, các bến bãi quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa phục vụ kinh tế toàn thành phố. Đoạn cuối của đường Lý Thường Kiệt, từ Lê Duẩn đến
sông Đinh, hiện tại vẫn là đường đất, đi lại rất khó khăn, dân cư cũng còn thưa
thớt.
3.1.3 Hệ thống sơng rạch và thốt nước
3.1.3.1 Hệ thống sơng rạch
Thành phố Sóc Trăng có mạng lưới kênh rạch tương đối dày, casckeenh này chủ yếu là kênh đào phục vụ các nhiệm vụ chính là tưới tiêu thủy lợi, giao thông vận tải đường thủy. Ngoài ra, các kênh này cịn đóng vai trò quan trọng
trong việc cấp và thốt nước đơ thị. Thành phố có 2 con kênh chính, đó là kênh Maspéro, kênh Santard và 9 con kênh nhánh khác.
Kênh Maspéro (sau này thường được gọi là sông do bị mở rộng nhiều) đóng vai trị hết sức quan trọng. Chảy vào – ra sông Maspéro các kênh Bố Thảo
(bắt nguồn từ sông Nhu Gia – hướng huyện Thạnh Trị), kênh Sóc Trăng nối với kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, hai kênh này lấy nước ngọt từ sông Hậu đổ về, quan trọng trong canh tác nông nghiệp và giao thông thủy cho thành phố Sóc Trăng nói riêng và tồn tỉnh nói chung. Nguồn nước trao đổi từ kênh Bố Thảo, kênh
Sóc Trăng thơng qua sông Maspéro dài khoảng 6,500m tới sông Đinh. Sông này đổ ra cửa Đại Ngãi mang theo các sản vật biển.
Ngồi ra, cịn có một số rạch nhỏ chủ yếu là để tưới tiêu nước cục bộ cho từng khu vực.
3.1.3.2 Hệ thống thoát nước a) Rạch a) Rạch
Thốt nước đơ thị là một trong những nhu cầu cấp bách hiện nay tại các
đô thị. Hiện nay, khi mưa lớn gây ngập úng tại các khu vực như Cô Bắc, đường Hùng Vương, hầu hết nước mưa tại khu vực thành phố đều thốt ra sơng
Maspéro bằng các kênh, rạch, cống thốt nước. Hiện tại, có 9 kênh rạch đổ trực tiếp ra sơng. Bên bờ Bắc có 5 kênh, trong đó có 2 kênh lớn là kênh Thành phố và rạch Lị gạch. Bên bờ Nam có 4 kênh, trong đó kênh Nhân Lực, kênh Cơ Bắc là lớn nhất.
b) Cống
Cống thốt nước có tất cả 19 cửa xả ra sơng Maspéro, trong đó, tuyến
đường Điện Biên Phủ có 8 cửa, có 2 cống đường kính lớn trên 1m là cống tại chợ
Bông Sen và cống ngay cầu 30/4, các cống cịn lại có quy mơ nhỏ hơn.
Trên tuyến đường Lý Thường Kiệt có 11 xưởng cưa xả ra sơng, nhưng chỉ có cống trịn gần cầu 30/4 là lớn nhất có đường kính khoảng 1m, các cống cịn lại
có đường kính bé hơn, tiêu úng cho khu vực nhỏ.
Hình 1: Một trong các cống thốt nước đường Điện Biên Phủ
(Nguồn: Tác giả thu thập từ thực tế)