CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Qua kết quả quan trắc được nồng độ của các chất BOD5, COD, TSS, NH4+
trong nước có hàm lượng rất cao, vượt rất nhiều lần so với TCVN làm ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí, mơi trường nước mặt của sơng Maspéro và sức khỏe
của người dân.
Có 3 ngun nhân chính gây ơ nhiễm nước mặt sông Maspéro: nguyên
nhân do rác, nước thải từ sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống ven sông, và
nguyên nhân do nước thải từ các nhà máy thủy sản thải ra. Các nguồn gây ô
nhiễm này đều thải trực tiếp xuống sông, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chính bản thân người trong cuộc và cả những người xung quanh.
Nước thải từ các nhà máy thủy sản thải ra là một trong những nguyên
nhân chính gây ơ nhiễm nghiêm trọng nước mặt của sông. Hầu hết những người
được phỏng vấn đều trả lời nguyên nhân này. Con sông ngày càng trở nên ô
nhiễm từ ngày các nhà máy thủy sản trên địa bàn thành phố đi vào hoạt động.
Nước thải từ các nhà máy thủy sản thải ra kèm theo đó là mùi hôi tanh rất đặc trưng đều được thải trực tiếp ra sơng. Bên cạnh đó, do sự quản lý thiếu chặt chẽ
của cơ quan chức năng, việc chạy theo lợi nhuận của các doanh nghiệp mà họ đã xây dựng hệ thống xả thải trực tiếp ra sông. Điều này gây ảnh hưởng đến sức
khỏe, tinh thần, tiền bạc, của cải của người dân, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sông bất kể ở vị trí thượng nguồn hay hạ nguồn, và khơng những gây hại đến các lồi thủy sinh vật sinh sống dưới sơng mà cịn ảnh hưởng đến vẽ mỹ quan
của đô thị bất kể ở hiện tại hay tương lai.
Cũng phải kể đến những nguyên nhân từ rác và nước thải sinh hoạt do các hộ gia đình thải xuống sơng. Hầu như tất cả các loại rác từ rác thải do thức ăn thừa, vỏ trái cây, đến các loại rác khó tiêu hủy như bọc ni lơng,…cũng đều được thải vô tội vạ xuống sông. Đồng thời, nước thải từ sinh hoạt như: tắm, giặt,…cũng được xử lý như vậy. Nhìn chung, số lượng rác và nước thải nếu do 1
hộ gia đình thải xuống sơng là không nhiều, nhưng qua khảo sát thực tế 60 hộ sinh sống ven sơng mà đã có gần 93% xử lý nước là cho chảy trực tiếp xuống
sông và 70% hộ xả rác xuống sông. Trên thực tế, cịn rất nhiều hộ gia đình cũng có cách xử lý rác và nước thải như vậy và rất thường xuyên từ ngày này qua ngày khác và kết quả sông Maspéro bị ô nhiễm là không tránh khỏi.
Bên cạnh đó, phần lớn các hộ gia đình (trong 60 mẫu khảo sát) đều sẵn lòng tham gia thu gom rác ở khu vực họ đang sống khi có phong trào nhưng do
năng lực cịn kém và sự quản lý của cấp địa phương cơ sở còn lỏng lẻo, chưa sâu
sát, chặt chẽ nên không kịp thời triển khai các phương án tiến hành làm sạch rác cho con sơng với sự đóng góp của người dân. Thêm vào đó, ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh cho con sơng của người dân cịn thấp nên họ có tâm lý thụ động, chủ quan trong việc bảo vệ con sông mặc dù vẫn nhìn thấy, nhận thức được sông
đang ngày càng bị ô nhiễm do hành động của chính họ.
Hơn nữa, cũng do ý thức kém và điều kiện kinh tế gia đình khơng cho
phép mà phần lớn các hộ gia đình trong mẫu khơng sẵn lịng chi trả một mức chi phí mà theo họ là khá lớn hoặc vẫn chi trả nhưng không nhiều để cải thiện chất
lượng nước sông làm cho sông giảm bớt ô nhiễm. Họ không nhận thức được rằng
nếu họ không đổ rác hoặc nước thải xuống sông một cách bừa bãi, vô lối như vậy thì dịng sơng sẽ đỡ ô nhiễm hơn được một phần nào, sông được sạch hơn và cảnh quan môi trường xung quanh cũng trở nên đẹp hơn và họ cũng không cần chi ra mức chi phí để cải thiện chất lượng nước sơng như vậy.
Ngoài ra, do hệ thống thoát nước trong thành phố cịn chưa hồn thiện, ở một số tuyến đường như Điện Biên Phủ, Lý Thường Kiệt,… Các tuyến đường
này khi có mưa xuống, nơi nào nước mưa khơng thốt đi được thì đọng lại thành
trũng, có nơi nước mưa rơi xuống đất rồi chảy xuống sơng và cũng có đoạn nước
mưa chảy tràn xuống các hệ thống cống và sau đó chảy ra sơng. Do đó, góp phần làm cho giao thơng đi lại trở nên khó khăn, gây ơ nhiễm cho sông và làm giảm vẻ
mỹ quan của thành phố.