CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Khái quát về chương trình giảmnghèo giai đoạn2016-2020 tại huyện Ba
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Ba Chẽ là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích tự nhiên 60.651,2 ha (chiếm 10% diện tích tồn tỉnh), trong đó rừng và đất rừng chiếm 92% tổng diện tích tự nhiên, đất sản xuất nơng nghiệp 1.376 ha chiếm 2,26%, cịn lại là sơng suốị Tồn huyện có 8 đơn vị hành chính gồm 07 xã và 01 thị trấn, trong đó có 05 xã đặc biệt khó khăn. Dân số tính đến tháng 12/2015 là 21.355 người bằng 5.113 hộ, mật độ bình quân 32 người/km2, gồm 9 dân tộc anh em sinh sống rải rác ở 86 điểm dân cư thuộc 74 thôn, bản, khu phố, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 80%, trong đó dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao nhất 41,6%. Được sự quan tâm của tỉnh, những năm qua đã giành nguồn lực đầu tư từ ngân sách của tỉnh cho các cơng trình hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là cơng trình giao thơng kết nối liên vùng; đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên cho đến nay, huyện Ba Chẽ vẫn là địa phương cịn rất nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển nhất so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh và các huyện lân cận của tỉnh khác; hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao chiếm51,1%; thu nhập bình quân người dân của huyện so với với thu nhập bình qn chung của tỉnh cịn một khoảng cách xa 18 triệu/người/năm (bằng 26% mức thu nhập bình qn của tỉnh); trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực
hạn chế,sản xuất kém phát triển, tư tưởng trông chờ ỷ lại của một bộ phận nhân dân vào chế độ chính sách nhà nước,…. cản trở sự phát triển chung của cộng đồng.
Để khắc phục những hạn chế, khó khăn, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững những năm tới, huyện Ba Chẽ rất cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về xây dựng phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ, thực hiện có hiệu quả các giải pháp cụ thể đồng thời hỗ trợ nguồn lực và có cơ chế chính sách đặc thù tháo gỡkhó khăn nhằm phát triển kinh tế - xã hội
Ngày 06/11/2015, Thường trực Tỉnh ủy đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Chẽ và có kết luận số 08-KL/TU ngày 25/11/2015, có ý kiến chỉ đạo: “Huyện Ba Chẽ xây dựng Đề án Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện Ba Chẽgiai đoạn 2016-2020”.
Thực hiện nội dung Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Huyện Ba Chẽ đã xây dựng Đề án “Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽgiai đoạn 2016-2020”, với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016-2020 cụ thể như sau:
- Quan điểm chỉ đạo:
+ Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của tồn dân, cơng tác giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội chung của huyện và của các xã, thị trấn. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện, nhất là sản xuất lâm nông nghiệp để giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc giảm nghèọ
+ Việc thực hiện công tác giảm nghèo được kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên từng địa bàn dân cư của từng xã, thị trấn và tồn huyện; đồng thời có cơ chế chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng xã.
+ Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với huyện Ba Chẽ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Nâng cao nhận thức đúng đắn về trách nhiệm
vươn lên thoát nghèo của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; làm cho người nghèo, hộ nghèo tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững.
+ Đảm bảo tính bền vững của Đề án, cần tập trung hỗ trợ để từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, tăng cường giải pháp chống tái nghèo; chú trọng nâng cao dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, tăng năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập, có tích lũy tiến tới giảm nghèo bền vững.
+ Ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những xã và nhóm dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các doanh nghiệp đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo caọ
+ Xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn triển khai giúp đỡ.
+ Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm hạn chế tư tưởng chông chờ, ỷ lại, mong muốn được nghèo để thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước. Phân loại các nhóm đối tượng nghèo theo từng tiêu chí thiếu hụt để có chính sách cụ thể hỗ trợ, trợ giúp phù hợp. Tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, có chính sách hỗ trợ mua phương tiện sản xuất, cây con giống nhằm khuyến khích hộnghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Mục tiêu tổng quát của Đề án:Tạo sự chuyển biến nha nh hơn về đời sống
vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đảm bảo đến năm 2020 ngang bằng với các huyện khác trong tỉnh. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng xã, huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tại các địa bàn nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thơng tin), góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên địa bàn
huyện từ 6-7%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, trong đó số hộ nghèo trên địa bàn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm bình quân trên 9-10%/năm.
- Mục tiêu cụ thể của Đề án:
+ Thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo chỉ tiêu của tỉnh, huyện đề ra: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 6-7%/năm (riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm 9-10%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện dưới 10%. Cụ thể: Năm 2016 giảm 400 hộ, năm 2017 giảm 350 hộ, năm 2018 giảm 280 hộ, năm 2019 giảm 200 hộ, năm 2020 giảm 170 hộ. (Dự kiến đến cuối năm 2020 hộ nghèo tồn huyện cịn 450 hộ/5.500 hộ dân, tỷ lệ 8,18%).
+ Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo trên địa bàn huyện tăng lên 2,5 lần so với cuối năm 2015 (2.000.000,đ/người/tháng) (riêng các hộ nghèo ở các xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc tăng gấp 2 lần, 1.430.000,đ/người/tháng);
+ Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chính sách phát triển sản xuất, đất sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi; chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế; giáo dục và đào tạo; nhà ở; nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin; giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng…;
+ Giải quyết một cách cơ bản vềcơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã, thôn, đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nơng thơn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt, nhà ở.
+ Thông qua các chiến lược, chương trình, nghị quyết phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo thúc đẩy các hộ dân tham gia phát triển kinh tế nhằm giảm sự chênh lệch về giàu nghèo, mức sống giữa thành thị và nơng thơn, khuyến khích tăng hộ khá, giàu, giảm hộ nghèo bền vững.