giai đoạn 2015-2019
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Sốlượng
1. Xây dựng hạ tầng Tr.đồng 855.746,2
- Điện Tr.đồng 37.908,0
- Giao thông Tr.đồng 484.330,0
- Thủy lợi, nước sinh hoạt Tr.đồng 58.850
- Trường học Tr.đồng 130.780,0
- Cơ sở vật chất văn hóa Tr.đồng 66.808,73
- Y tế, dịch vụ xã hội Tr.đồng 14.030,0 - Hạ tầng dịch vụ công cộng Tr.đồng 7.290,0 - Đầu tư khác Tr.đồng 66.970,0 2. Phát triển sản xuất Tr.đồng 96.714,30 3. Tuyên truyền Tr.đồng 5,6009 4. Đào tạo Tr.đồng 216,80
(Nguồn số liệu Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Ba Chẽ)
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo: Trong những
năm qua các hoạt động truyền thông về giảm nghèo chủ yếu do Sở Lao động- TB&XH thực hiện như xây dựng cụm panô tuyên truyền tại 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn huyện: Đồn Đạc, Nam Sơn, Thanh Sơn. Đẩy mạnh thực hiện các nội dung tuyên truyền: Phóng sự về mơ hình giảm nghèo, tin, bài về chủ trương chính sách giảm nghèo qua đài Truyền thanh – Truyền hình huyện; thực hiện phát thanh, truyền hình bằng 03 thứ tiếng Kinh, Dao Thanh y và Dao Thanh phán. Tuy nhiên ý thức của một bộ phận người nghèo ở Ba Chẽ chưa cao, nên việc thực hiện các chủ trương của nhà nước về giảm nghèo còn hạn chế, chưa phát huy nội lực trong nhân dân.
3.2.5. Tính an tồn (Khả năng chống chịu rủi ro)
- Kết quảđạt được: Cơng tác phịng chống dịch bệnh cho người dân được quan
tâm chỉ đạo, các chương trình Y tế như: Tiêm chủng mở rộng, các chương trình phịng chống quốc gia (bướu cổ, chống số rét, phòng chống lao, phòng chống HIV/AIDS), tuyên truyền cho nhân dân về vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống, tiêm phịng
cho phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ uốn ván đạt 98%. Đại bộ phận người nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ; cấp đạt 100% thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng Bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổị
Cơng tác phịng chống bão lũ, thiên tai và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn được quan tâm chỉ đạo và tập trung giải quyết, kịp thờị Cơng tác tun truyền phịng chống dịch bệnh trong chăn nuôi đều được tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân, việc tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm hàng năm đạt 70-80% tổng đàn.
- Tồn tại hạn chế:
+ Mối liên kết giữa hộ dân với nhau chưa đủ mạnh trong phòng chống lại các biến động của giá cả, dịch bệnh; liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa có.
+ Người dân chưa thực sự quan tâm đến phòng ngừa hạn chế rủi ro (ví dụ trong chăn ni gia súc vẫn theo hình thức thả rơng, khơng làm chuồng trại, khơng chủ động phịng chống rét và chủ động nguồn thức ăn; chăn nuôi gia cầm khi phát hiện ổ dịch mới tổ chức tiêm phòng...).
+ Nguồn hỗ trợ các hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn khi gặp thiên tai, dịch bệnh vẫn còn thấp.
3.2.5 Đánh giá của người dân vềchương trình giảm nghèo huyện Ba Chẽ
Người nghèo là đối tượng tác động chính của các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèọ Để đánh giá một cách xác thực về tính hiệu quả, tính phù hợp của các chính sách, chương trình giảm nghèo, khả năng tiếp cận của người nghèo, việc thoả mãn với dịch vụ được cung cấp và tác động của dịch vụ này đến giảm nghèọ Kết quả nghiên cứu tại các địa phương trên địa bàn huyện cho thấy, các chính sách về giáo dục, y tế và tín dụng được 100% người nghèo biết. Đồng thời, kết quả khảo sát cho thấy 100% người nghèo đều khẳng định những chính sách, giải pháp như hỗ trợ y tế, giáo dục, tín dụng, khuyến nơng và xây dựng hạ tầng cơ sở đều cần thiết. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm hiện này là việc tiếp cận đến các lợi ích, dịch vụ có dễ dàng khơng? về lý thuyết dễ dàng thấy rằng tuy cùng được cung cấp các dịch vụ, lợi ích như nhau nhưng việc tiếp cận đến những dịch vụ, lợi ích này ở những vùng khác nhau, những nhóm đối tượng khác nhau là khác nhaụ
Bảng 3.17. Đánh giá của người nghèo về mức độ dễ tiếp cận dịch vụ giảm nghèo Chính sách, dự án Rất dễ (%) Bình thường (%) Khó tiếp cận (%) Tín dụng ưu đãi 10,16 76,30 13,54
Khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn 8,57 73,7 17,73
Hỗ trợ y tế 4,13 80,20 15,67
Miễn giảm học phí 1,25 81,6 17,15
Hạ tầng cơ sở 1,27 95,87 2,86
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019)
Trong quá trình triển khai thực hiện các dịch vụ giảm nghèo thì người nghèo cũng khơng dễ dàng hưởng lợi ích hoặc hài lịng với những lợi ích, dịch vụ đó. Những nhận xét này đã được nhiều báo cáo đánh giá khác nhau nêu ra và nghiên cứu này sử dụng khảo sát cũng như tham vấn người dân để kiểm chứng. Trước hết bằng bảng hỏi, nghiên cứu đặt câu hỏi đối với người dân “có thấy cản trở khi tiếp cận các dịch vụ giảm nghèo không?” Kết quả cho thấy cảm nhận về những trở ngại ở nhóm thốt nghèo thấp hơn nhóm cận nghèo và nghèọ
Bảng 3.18. Cảm nhận của người nghèo với các dịch vụ giảm nghèo Nội dung Tín dụng Nội dung Tín dụng (%) Y tế (%) Giáo dục(%) Khuyến nơng(%) Hạ tầng (%) Thốt nghèo 22,37 31,2 23,81 13,33 11,43 Cận nghèo 38,57 32,25 35,10 24,35 13,47 Nghèo 56,64 34,45 37,24 28,15 19,05
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019)
Đây được coi là những rào cản đối với người nghèo khi tiếp cận chính sách, dịch vụ giảm nghèo, qua đó khơng thúc đẩy người dân (nhất là người dân tộc) theo đuổi những dự định đầu tư, phát triển kinh tế hộ gia đình.
3.3. Hạn chế, yếu kém và yếu tốảnh hưởng đến công tác giảm nghèo ở huyện Ba Chẽ Chẽ
3.3.1. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
3.3.1.1. Hạn chế, yếu kém
- Tỷ lệ hộ nghèo của huyện có giảm nhưng vẫn cịn rất cao (tồn huyện cịn 811/4.899 hộ, chiếm tỷ lệ 16,55%). Trong đó cịn 03/8 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (xã Thanh Sơn 24,04%, Nam Sơn 25,99%, Đồn Đạc 30,6%). Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo đúng lộ trình đề ra hàng năm, nhưng vẫn còn nhiều hộ phát sinh nghèọ Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 có giảm nhưng khơng có sơ sở vững chắc, do đối tượng điều tra, rà sốt có sự thay đổi so với năm 2012 (Không xét vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với những hộ gia đình chỉ có 02 vợ chồng trẻ tuổi đời dưới 40 hiện chưa có con hoặc ni con đang học phổ thơng, có sức lao động, có tư liệu sản xuất nhưng lười lao động); khơng bình xét vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với những hộ chỉ có người già, cao tuổi, nhưng con của họ có đời sống khá trở lên.
- Tỷ lệ hộ cận nghèo cao (656 hộ cận nghèo, chiếm 13,4% tổng số hộ trên địa bàn huyện) tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo rất lớn, bởi vì mỗi khi có những tác động bất lợi đến hộ cận nghèo (thiên tai, dịch bệnh, ốm đaụ..) thì họ dễ bị tái nghèo trở lại do không đủ năng lực để đối phó với những biến cố đó. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; mức sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo chưa có sự khác biệt đáng kể nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy rạ Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, khu vực, tỷ lệ hộ nghèo còn chênh lệch cao, tập trung lớn ở các xã vùng cao, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chậm; sản xuất các lĩnh vực còn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất, chất lượng, hiệu quả cịn thấp, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp ra thị trường. Chưa khai thác được hết các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cịn khó khăn.
- Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xây dựng nơng thơn mới với chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất,… thực hiện các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn chưa mang lại kết quả như mong muốn để góp phần giảm nghèo bền vững.
3.3.1.2. Nguyên nhân
- Huyện Ba Chẽ là địa phương xuất phát điểm kinh tế - xã hội chậm phát triển, có khó khăn đặc thù, nguồn lực đầu tư của nhà nước cịn hạn chế; tỉnh chưa có cơ chế chính sách đặc thù cho huyện miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tuy đã có sự phát triển nhưng còn thấp, chưa thực sự khai thác được thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, các nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội của huyện chưa thực sự đi vào đời sống nhân dân, bên cạnh đó do địa hình chia cắt phức tạp nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân.
- Điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý của các xã nghèo, thơn nghèo cịn khó khăn, một số phong tục tập quán lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận người nghèo còn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào chính sách của Nhà nước làm cản trở mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện công tác giảm nghèo chưa chặt chẽ và đồng bộ; công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế.
- Việc lồng ghép giữa cho vay vốn với tập huấn hướng dẫn cách sản xuất chưa gắn kết nên việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo còn kém hiệu quả.
- Cấp ủy, chính quyền ở một sốnơi chưa thực sựquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo tại địa phương; biểu hiện trong việc chỉ đạo rà soát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho những hộ nghèo tiếp cận các nguồn tín dụng, tiếp cận các các dự án, mơ hình làm ăn có hiệu quả từ đó để họ vươn lên thốt nghèo bền vững.
- Trình độ dân trí khơng đồng đều, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn; năng lực trong phát triển kinh tế hộ và tham gia phát triển kinh tế- xã hội của đia phương còn hạn chế; khi được hỗ trợ vay vốn thì khơng biết phát huy hiệu quả của đồng vốn, dẫn đến khơng hồn được nợ; chưa có ý thức tiết kiệm; chưa chủ động tìm kiếm và tiếp cận các cơ hội phát triển cũng như chủ động phòng ngừa chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoàị Nhiều mơ kinh tế, hình kinh nghiệm giảm nghèo có hiệu quả chậm được áp dụng, phổ biến nhân rộng.
- Một bộ phận nhân dân vẫn cịn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước để được nhận sự hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước; cịn có tư tưởng bằng lịng với cuộc sống hiện tại, có gì dùng đấy, khơng chịu khó làm ăn, lười lao động, khơng tự vươn lên thốt nghèọ
- Sự vào cuộc của chính quyền ở một số xã đối với mục tiêu giảm nghèo còn chưa thỏa đáng; chậm triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về giảm nghèọ Việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện còn chung chung, thiếu giải pháp cụ thể phù hợp cho từng đối tượng và từng địa bàn khác nhaụ Thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và đoàn thể trong việc huy động các nguồn lực, xây dựng cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau phòng chống rủi ro, hỗ trợ sản xuất.
- Cán bộ giảm nghèo chưa được xem trọng, một số nơi bố trí cán bộ khơng đủ tầm, trình độ năng lực yếu phụ trách công tác giảm nghèọ Công tác tuyên truyền vận động của cấp ủy, chính quyền về xóa nghèo vươn lên làm giàu ở một số xã thực hiện chưa quyết liệt và thường xuyên; chưa làm tốt công tác tôn vinh, khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm nghèọ
- Cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ hộ thoát nghèo, cận nghèo trong vòng 3 năm đầu ổn định cuộc sống chưa được quan tâm, phần nào tác động khơng nhỏ đến tâm lý, động lực thốt nghèo trong đối tượng hộ nghèọ Một số cơ chế hỗ trợ dành cho người nghèo của Trung ương đang tạo ra tâm lý ỷ lại của người người nghèo, chưa khuyến khích tính chủ động vươn lên của người nghèọ
3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác giảm nghèo, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội huyện miền núi Ba Chẽ, tỉnh phần giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội huyện miền núi Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
3.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo, sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến
cơ sở
- Kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến cơ sở, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các ban chỉ đạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp là công tác giảm nghèo ở các huyện, các xã nhằm trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về công tác dân vận.
- Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của chính quyền các cấp.Chỉ đạo, điều hành linh hoạt, chủ động, quyết liệt, cụ thể hóa các chủ trương của cấp trên, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện, đề ra nhiều giải pháp tổ chức thực hiện các cơ chế, chính phù hợp với tình hình địa phương; tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; UBND huyện thường xun duy trì mối quan hệ cơng tác với UB MTTQ và các đoàn thể; chủ động phối hợp tốt với các sở, ban ngành tỉnh trong việc thực hiện các cơ chế chính sách và thu hút xúc tiến đầu tư trên địa bàn huyện; Tổ chức thực hiện có hiệu quảcác nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng đồng bộ, giải quyết an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
- Để mang lại kết quả giảm nghèo bền vững cần phải có sự đầu tư và chỉ đạo quyết liệt từ mọi cấp mọi ngành, đặc biệt là vai trò chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện ở cấp huyện và cơ sở. Có sự phân cơng các tổ chức đồn thể, các ban phịng, các trường học, tổ chức trên địa bàn huyện mỗi đơn vị giúp đỡ hướng dẫn xóa nghèo cho một số hộ. Cách thức chính là khảo sát hộ và hướng dẫn hộ cách làm ăn, vay vốn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, bởi trình độ và sự năng động cũng như kinh nghiệm làm ăn của các hộ nghèo còn rất thấp cần sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình theo phương thức cầm tay chỉ việc. Thời gian qua ở huyện Ba Chẽ đã có một số đơn vị làm tốt việc hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèọ Tuy nhiên nhiều bộ phận đang hưởng ứng và chấp hành một cách miễn cưỡng, hình thức. Do vậy cần tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền cấp huyện để yêu cầu các tổ chức đơn vị được phân công giúp đỡ hộ nghèo vào cuộc một cách thiết thực, có cam kết và có chương trình cơng tác cụ thể để giúp đỡ hộ nghèo, cuối năm có đánh giá kiểm tra kết quả xoá nghèo tại hộ và kết quả công tác của đơn vị giúp đỡ để làm tiêu chí đánh giá hồn thành nhiệm vụ cơng tác của đơn vị đó. Có như vậy kết quả giảm nghèo sẽ nhanh hơn và đi theo được hướng giảm nghèo bền vững hơn.
3.4.2. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, vận động tự
vươn lên thốt nghèo
3.4.2.1. Thúc đẩy ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo
Đây là giải pháp quan trọng, người nghèo phải có ý thức vươn lên thốt nghèo và nỗ lực thốt nghèo thì mới thực hiện có hiệu quả cơng tác giảm nghèo bền vững.
Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên làm cho người nghèo nhận thức đúng về giảm nghèo bền vững và vai trò của họ trong tiến trình giảm nghèo, và đây sẽ là cơ sở quan trọng